Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa - 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


DƯƠNG VĂN CHĂM


ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI HMÔNG, DAO TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TUYẾN HÀ NỘI – SA PA


Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60.22.01.13


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC


Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH PHÚC


HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


DƯƠNG VĂN CHĂM


LỜI CẢM ƠN


Luận văn với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI HMÔNG, DAO TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TUYẾN HÀ NỘI – SA PA là

kết quả nghiên cứu của tác giả trong thời gian học cao học Việt Nam học khoá 2014 – 2016 tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả được TS. Phạm Minh Phúc trực tiếp hướng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của TS. Phạm Minh Phúc cùng với sự định hướng chuyên môn và phương pháp nghiên cứu đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới TS. Trần Hữu Sơn và các nhà nghiên cứu chuyên ngành, các chuyên gia, các nhà quản lý, các công ty du lịch; UBND huyện Sa Pa; UBND xã Lao Chải; UBND xã Tả Phìn và các cộng sự đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy cho lớp cao học Việt Nam học khóa 2014 – 2016 và ban chủ nhiệm khoa Việt Nam học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2016


Dương Văn Chăm


MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và vài nét về tộc người

Hmông, Dao trong hoạt động du lịch tại Sa Pa. 8

1.1. Các khái niệm 8

1.2. Tộc người Hmông, Dao từ góc nhìn nhân học du lịch 11

Chương 2: Thực trạng khai thác văn hóa tộc người Hmông,

Dao trong hoạt động du lịch tuyến Hà Nội – Sa Pa. 35

2.1. Khai thác văn hóa tộc người Hmông, Dao trong các chương

trình du lịch tuyến Hà Nội – Sa Pa của các công ty du lịch 35

2.2. Khai thác các giá trị văn hóa tộc người Hmông, Dao trong

hoạt động du lịch của địa phương 40

2.3. Trải nghiệm của khách du lịch về văn hóa tộc người Hmông,

Dao ở địa bàn nghiên cứu 44

Chương 3: Bàn luận về hoạt động du lịch gắn với văn hóa tộc

người Hmông, Dao ở Sa Pa 51

3.1. Những tác động của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội 51

3.2. Hoạt động du lịch gắn với văn hóa tộc người từ góc độ nhà

nghiên cứu và tổ chức du lịch 53

3.3. Du lịch ở Sa Pa trong “cái nhìn” của du khách 60

3.4. Thế ứng xử của cộng đồng Hmông, Dao trong hoạt động du lịch 64

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo Phụ lục


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguồn gốc của du lịch được xem là xuất phát từ cơ cấu công nghiệp phương Tây thế kỉ XIX [16, tr.7], sau đó lan rộng ra các châu lục khác và phát triển mạnh mẽ tại châu Á, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước thuộc châu lục này [31, tr.10].

Do có nhiều lợi thế về nguồn lực tự nhiên, văn hóa và con người, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng khách du lịch lẫn sự đa dạng của các loại hình dịch vụ. Riêng trong tháng 12 năm 2015 lượng khách quốc tế vào Việt Nam khoảng 760.798 lượt, tăng 2,6% so với tháng 11 và 15% so với cùng kì năm 2014 [32].

Liên quan đến nguồn lực văn hóa và con người, Việt Nam là một quốc gia đa văn hóa, đa tộc người, với người Kinh đa số và 53 tộc người thiểu số có bản sắc văn hóa riêng tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch, nguồn lực đầu vào, góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa tộc người, du lịch cộng đồng… Có thể kể đến các chương trình du lịch tiêu biểu ở phía Bắc như: Hà Nội - Sa Pa; Hà Nội - Hà Giang; Hà Nội - Mù Cang Chải (Yên Bái) - Bắc Hà (Lào Cai)v.v...

Trong các tuyến du lịch kể trên, Sa Pa nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở phía Bắc, bởi nơi đây không chỉ có đỉnh Phan Xi Păng được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, với những cánh rừng nguyên sinh, nơi có khí hậu trong lành mang nhiều sắc thái ôn đới, cảnh quan thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa tươi đẹp, và nhiều sắc thái văn hóa đa dạng của các tộc người thiểu số Hmông, Dao, Tày, Giáy… rất hấp dẫn du khách.


Trong các tộc người ở Sa Pa, người Hmông và người Dao là hai tộc người có dân số đông, đã sớm tham gia vào các hoạt động du lịch. Bản thân tôi đang là hướng dẫn viên du lịch, ít nhiều có những trải nghiệm trong môi trường du lịch văn hóa dân tộc, do vậy tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về nhân học du lịch và du lịch tộc người ở Sa Pa cho đến nay đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình “Du lịch Sa Pa - Hiện trạng và giải pháp” của Phạm Quỳnh Phương (1997); “Văn hóa dân gian với vấn đề phát triển du lịch ở Lào Cai” của Trần Thùy Dương (1997) và “Nhân học du lịch - Lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam” của Trần Thùy Dương (2015), “Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa” của Lâm Mai Lan và Phạm Thị Mộng Hoa (2000)…, đã nêu lên ảnh hưởng của du lịch đối với kinh tế, môi trường, xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số. Còn trong “Ảnh hưởng của du lịch tới hệ thống xã hội của người Hmông ở Sa Pa”, tác giả Trần Hữu Sơn (2004) đã xem xét ảnh hưởng của du lịch lên một số thiết chế xã hội của người Hmông. Những nghiên cứu trên đều đề cập tới tác động của du lịch trên địa bàn nghiên cứu, đặc biệt những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến cộng đồng dân tộc thiểu số. Tác giả Trịnh Lê Anh (2006) trong “Du lịch Trekking ở Việt Nam - Loại hình và phương thức tổ chức” đã nghiên cứu dưới góc độ loại hình và phương thức tổ chức du lịch. Tác giả Nguyễn Trường Giang (2015) trong “Ruộng bậc thang ở Việt Nam - Bảo tồn và phát triển bền vững” đã đề cập đến hình thức canh tác ruộng bậc thang của hai nhóm tộc người Hmông, Dao ở Sa Pa và những nghi thức liên quan đến ruộng bậc thang ở địa bàn nghiên cứu. Công trình này tiếp cận văn hóa tộc người Hmông, Dao dưới góc độ Nhân học du lịch.


Qua phần điểm luận những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các công trình có hướng tiếp cận chuyên ngành về văn hóa tộc người và tác động của văn hóa tộc người tới hoạt động du lịch. Luận văn này chúng tôi tiếp tục bổ sung và đánh giá những tác động mới của hoạt động du lịch tới văn hóa truyền thống của đồng bào Hmông, Dao. Đồng thời nghiên cứu giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch.

Du lịch ở Sa Pa phát triển khởi sắc trở lại bắt đầu từ những năm 1990 của thế kỉ trước, hơn 20 năm hoạt động và phát triển, du lịch đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, cư dân sinh sống ở Sa Pa và những địa phương được khai thác vào hoạt động du lịch trong đó phải kể đến những tuyến du lịch từ thị trấn Sa Pa là: Sa Pa - Tả Phìn, Sa Pa - Cát Cát, Sa Pa - Lao Chải - Tả Van... Giả thuyết nghiên cứu ở đây là: Du lịch đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng ở Sa Pa, cộng đồng tộc người thiểu số ở Sa Pa và nhóm cộng đồng Hmông, Dao cũng chịu tác dộng từ hoạt động du lịch này.

Câu hỏi nghiên cứu được chúng tôi đặt ra ở đây là: hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa có những tác động nào từ văn hóa truyền thống của cộng đồng tộc người Hmông, Dao? Và cộng đồng Hmông, Dao ứng xử với hoạt động du lịch ra sao khi hoạt động này ngày càng phát triển ở Sa Pa?

Liên quan đến câu hỏi này, từ cách tiếp cận vấn đề trong bối cảnh hoạt động du lịch tại Sa Pa, chúng tôi hướng đến tìm hiểu những câu hỏi nhỏ về các tác động trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý và nhận thức tới cộng đồng Hmông, Dao. Chẳng hạn như trước kia, khi chưa có du lịch thì đời sống của đồng bào thế nào, sau khi có du lịch thì họ sống ra sao? Đơn cử như việc trước đây người dân sản xuất nông nghiệp để ăn là chính, tự cấp tự túc. Khi có du lịch thì người ta sản xuất phục vụ du lịch như thế nào? Tập quán sản xuất của họ sẽ thay đổi ra sao? Họ phải làm cách nào và tích hợp những gì


để làm được điều đó? Họ nghĩ thế nào về việc thay đổi đó? Tốt hơn hay xấu hơn trước đây? Họ có hài lòng không hay nhận thức về du lịch mà họ phải làm những thứ như thế? Họ được lợi gì và họ nhận thức lợi ích đó như thế nào? Đối với công ty lữ hành họ nhận thức văn hóa truyền thống ra sao trong hoạt động tổ chức chương trình du lịch của công ty lữ hành và quy hoạch phát triển du lịch của chính quyền địa phương? Hoạt động du lịch làm văn hóa truyền thống biến đổi trên những bình diện nào? Theo hướng nào và tại sao? Đánh giá như thế nào về truyền thống văn hóa? Ai chịu trách nhiệm cho những biến đổi đó? Cuối cùng họ thấy những biến đổi đó có ý nghĩa gì đối với họ?

Trái lại, cộng đồng Hmông, Dao nhận thức và hành động như thế nào đối với những thay đổi mà du lịch mang đến? Họ ứng xử với nó như thế nào? Họ kì vọng điều gì và kết quả ra sao? Tương lai họ nghĩ sẽ như thế nào và họ quan tâm điều gì nhất từ hoạt động du lịch này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn hướng tới các mục đích sau: làm rõ một số đặc điểm văn hóa truyền thống của tộc người Hmông, Dao ở Sa Pa, sự tham gia của các yếu tố văn hóa truyền thống của hai tộc người này vào các hoạt động du lịch và tác động của hoạt động du lịch đến văn hóa tộc người. Bên cạnh đó, làm rõ cách thức khai thác của các nhà tổ chức du lịch, các chuyên gia tư vấn hoạt động du lịch trong việc phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống tộc người ở Sa Pa, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được đề cập ở luận văn này là cộng đồng tộc người Hmông, Dao ở Sa Pa, các công ty du lịch khai thác tuyến du lịch Hà Nội - Sa Pa và khách du lịch đến Sa Pa.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí