Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 2


5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học

- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại

- Phương pháp thống kê phân loại

- Phương pháp đối chiếu so sánh

- Phương pháp nghiên cứu liên nghành


6. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có 4 phần:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

- Mở đầu.

- Nội dung: Gồm có 3 chương.

Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 2

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tế của đề tài

Chương 2: Ảnh hưởng của văn hóa dân gian về phương diện nội dung. Chương 3: Ảnh hưởng của văn hóa dân gian về phương diện nghệ thuật.

- Kết luận.

- Thư mục tài liệu tham khảo.


NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI

Nhà văn Mạc Ngôn- nhà văn của làng quê Trung Quốc đã từng nói: làng quê là báu vật của tôi. Cái ập vào đầu óc tôi lại hoàn toàn là tình cảnh của quê hương. Vi Hồng có lẽ có chung cảm xúc này với Mạc Ngôn. Bởi lẽ xúc cảm về quê hương, văn hóa Tày tất cả như ngấm vào máu thịt tâm hồn ông để rồi tạo nên những mạch nguồn cảm xúc bất tận cho văn chương. Đồng thời chi phối mạnh mẽ đến cách viết của ông. Đó chính là những yếu tố tự nhiên, xã hội, văn hóa, gia đình và chính cuộc đời tác giả.

1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa

Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng văn hoá Việt Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Toàn tỉnh Cao Bằng có 12 huyện với địa hình là các cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1300m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rò rệt. Miền Đông có núi đá, miền Tây núi đá xen lẫn núi đất, miền Tây Nam phần lớn là núi đá có nhiều rừng rậm.Tất cả tạo nên một vẻ đẹp dặc trưng cho miền sơn cước này.

Vẻ đẹp “Sơn thủy hữu tình” của Cao Bằng khiến ai đã từng một lần đặt chân tới cũng bị thu hút trước vẻ đẹp của một vùng non cao rừng thẳm, mảnh đất với nền văn hoá đặc sắc của lễ hội độc đáo, những làn điệu then, lượn ngọt ngào say đắm lòng người. Có người đã từng ví quê hương Cao Bằng mang hình dáng của một cây đàn tính thiên nhiên mà núi đá là cần đàn, thị xã Cao Bằng là bầu đàn, và hai dòng sông Hiến, sông Bằng chính là hai dây đàn


huyền diệu. Gió đại ngàn khẽ chạm vào hai dây đàn ấy, tạo nên khúc nhạc du dương với nhiều cung bậc khác nhau. Thiên nhiên Cao Bằng có cái nghiệt ngã của khí hậu vùng biên ải, núi đá trập trùng. Nhưng cái dữ dội ấy lại được bọc trong cái bảng lảng của sương núi, cái trầm sâu mơ màng của Đà giang mùa nước êm. Sự hòa trộn giữa hai tính chất tưởng chừng đối chọi nhau đó ở thiên nhiên cũng tạo ra hai đối cực trong tính cách con người nơi đây: lửa và nước. Thiên tính lửa - sự dữ dằn - xuất hiện vì con người phải sinh tồn trong cái khắc nghiệt tất lẽ ở vùng đất địa đầu. Sóng đôi với nó là thiên tính nước - sự hiền hòa, dịu dàng - được hình thành vì con người sống trong thi vị, trong sự bao bọc, bảo trợ nguồn sống của thiên nhiên. Hình như chính hai mạch nước ngầm nước - lửa ấy đã tạo ra hai đối âm tương phản mà hòa hợp trong văn chương Vi Hồng nói riêng và những nhà văn Cao Bằng nói chung: bút pháp vừa lãng mạn, vừa hiện thực, cảm xúc dữ dội mà dịu êm. Trong tiểu thuyết Vi Hồng, các tình huống truyện khốc liệt, bi kịch lên đến tận cùng… cũng được bọc trong sự thi vị của thiên nhiên, của tình nghĩa con người.

Dân cư chủ yếu vùng Việt Bắc là người Tày, Nùng. Ngoài ra còn có một số tộc người khác như Dao, H’Mông, Lô Lô, Sán Chay. Cao Bằng là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống song chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng. Dân tộc Tày, Nùng là những tộc người có dân số đông nhất nước trong các dân tộc thiểu số ở nước ta. Hai dân tộc Tày, Nùng có những nét văn hoá gần gũi, sự gần gũi giữa họ là tương đối. Trong quan hệ với văn hoá Hán, người Nùng chụi nhiều ảnh hưởng của văn hoá Hán nhiều hơn người Tày, người Tày lại chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Việt nhiều hơn. Về phương diện tổ chức xã hội, cư dân Tày, Nùng chủ yếu sống trong các bản ven đường, cạnh sông suối hay thung thũng. Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất. Các gia đình trong bản và các thành viên hợp lại thành một cộng đồng dân cư và có tổ chức. Mọi tổ chức xã hội cao hơn bản đã mất. Thiết chế xã hội tồn tại là xã, tổng, châu hay huyện,


những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị, nhưng bản thì không thay đổi. Thành tố cấu thành của các bản người Tày hay Nùng là những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau, có bản có 2, 3 họ nhưng cũng có bản có tới trên 10 họ. Thiết chế dòng họ mỗi nơi lại khác nhau nhưng nhìn chung rất chặt chẽ. Gia đình Tày, Nùng là gia đình phụ hệ người cha hay người chồng nắm quyền làm chủ mọi tài sản và quyết định mọi công việc trong gia đình, ngoài làng. Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm nét, sự phân biệt đối xử còn thấy rò trong việc phân chia mặt bằng sinh hoạt trong nhà. Nhà ngoài bao giờ cũng giành cho đàn ông. Trừ các bà già, phụ nữ không bao giờ được ra nhà ngoài.

Tộc người Tày, Nùng sinh sống ở các thung lũng miền núi phía Bắc, canh tác nông nghiệp ruộng nước là chính, trình độ phát triển xã hội cũng cao hơn so với các tộc người khác, văn hoá cũng khá phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với các dân tộc thiểu số khác.

Dân tộc Tày, Nùng tiêu biểu cho dân cư vùng thung lũng, văn hoá thung lũng. Về trình độ phát triển văn hoá, nhất là trình độ sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, thì các tộc người này có một không gian văn hoá thuộc loại trung bình so với các tộc người thiểu số khác thuộc loại không gian xã hội hẹp hơn. Trải qua các thời kì lịch sử, từ những ngày đầu mới dựng nước cho đến nay, dân tộc Tày, Nùng đã hun đúc, xây dựng nền văn hoá truyền thống mang đậm dấu ấn riêng của mình. Chính vì thế mà người Tày, Nùng có một di sản văn hoá dân gian đồ sộ. Tìm hiểu về văn hoá của người Tày, Nùng người ta thấy được những lễ hội dân gian rất đặc sắc như lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng), lễ hội Nàng Hai, các trò chơi dân gian như tung còn, kéo co, đánh quay… Đặc biệt người Tày, Nùng có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng độc đáo.


Dân tộc Tày, Nùng cũng có nền văn học dân gian phát triển ở trình độ khá cao về nghệ thuật, phong phú về loại hình. Với loại hình tự sự dân gian người Tày, Nùng để lại một di sản phong phú với những thể loại: truyền thuyết, cổ tích, thần thoại, truyện cười, truyện thơ, truyện ngụ ngôn… Riêng với thể loại thần thoại đã làm nên bản sắc rất riêng của văn học dân gian Tày, Nùng với hình tượng Pựt Luông sáng tạo ra thế giới muôn loài, hình tượng người khổng lồ Tài Ngào, hình tượng người khoẻ tài ba, hình tượng người hiền lành, người em út…

Người Tày, Nùng cũng có một kho tàng truyện cổ tích phong phú, mang đậm bản sắc của dân tộc mình .

Nói đến văn học Tày, Nùng không thể không nhắc đến kho truyện thơ dân gian rất đặc sắc và có khối lượng đồ sộ, với những đề tài phong phú thể hiện rò nét đời sống tâm tư tình cảm của người dân Tày, Nùng. Trong đó phải kể đến những tác phẩm đạt đến trình độ cao về nghệ thuật như: Nam Kim - Thị Đan, Lưu Đài – Hán Xuân, Kim Quế…

Bên cạnh đó, Người Tày, Nùng còn có một mảng “Văn học dân gian phô diễn tâm tình” như sli, lượn, phong slư, những bài ca nghi lễ như mo, then pựt…và biết bao câu ca dao tục ngữ, câu đố, đồng dao… Tất cả đã ảnh hưởng sâu sắc trong các tiểu thuyết của Vi Hồng.

Quê hương Hòa An của ông chính là một trong những cái nôi sản sinh và bảo tồn văn hóa Tày Việt Bắc. Nhà văn lớn lên và được nuôi dưỡng trong một không gian văn hóa của những phong tục tập quán mang tín ngưỡng đặc trưng: những lễ hội độc đáo vừa đậm chất sinh hoạt vừa mang phong vị của cuộc sống lao động dân dã bình dị (thi cấy), những buổi gặp gỡ để trai gái bén duyên và hò hẹn (lễ hội lồng tồng và kết bạn)… Vi Hồng còn được nuôi dưỡng trong bầu sữa dân gian của những làn điệu dân ca mượt mà tình nghĩa (then, quan làng), đằm thắm và chan chứa yêu đương (sli, lượn…). Bản thân


gia đình ông cũng giàu truyền thống văn hóa dân gian. Bà nội và bá cả của nhà văn chính là một “kho tàng” dân ca Tày, nên nhà văn sớm được dạy hát Then, hát Lượn. Ngay từ khi 5 tuổi, cậu bé Vi Hồng đã được ông nội “cấp” cho vốn văn học dân gian, và trở thành “thính giả tí hon và nhiệt tình nhất của truyện cổ bản mường” [15]. Tuổi thơ của Vi Hồng sớm được đắm say trong những tiếng ca trữ tình của bà nội, được bay bổng mộng mơ theo những câu chuyện huyền thoại của “đời già”, “đời cũ kĩ”. Và hình như ngay từ lúc ấy, những truyện cổ tích Tày, những bài ca sli, lượn đã ngấm dần vào tâm hồn cậu bé có tố chất văn chương để rồi hồn văn, hồn dân ca cứ thấm sâu và từ từ chuyển hóa vào cách ông viết văn mang đậm phong vị dân gian. Cũng chính quê hương đã bồi đắp cho nhà văn tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống giản dị của người dân miền núi. Vi Hồng yêu cả cái thật thà, chất phác, mộc mạc của người Tày. Được sống giữa môi trường văn hóa bao bọc và do có tố chất nghệ sĩ, Vi Hồng dần trở thành một trong những nhà văn dân tộc thiểu số hiếm hoi đã “đột nhập vào những trung tâm phát sáng của tâm hồn dân tộc” [14,65] và chiếu tỏa ánh sáng đó, qua những tác phẩm của mình, đến với những bạn đọc miền xuôi.

Tóm lại, môi trường văn hoá đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sáng tác của nhà văn nói chung và nhà văn Vi Hồng nói riêng. Sinh ra trong nôi văn hoá Tày, Nùng chính những tài sản tinh thần của quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho qua trình sáng tác của ông. Vì thế chúng tôi nhận thấy trong các tác phẩm đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết của Vi Hồng mang đậm dấu ấn của văn hoá dân tộc Tày, Nùng.

1. 2. Văn hóa và văn hoá dân gian

1.2.1. Khái niệm văn hóa

Trên thế giới cũnh như ở Việt Nam có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá. Văn hoá hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói


chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán, một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên xã hội.

Theo nghĩa này thì văn hoá và văn minh là một: nó bao gồm tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống của con người, tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức pháp luật… có người ví định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì nó liệt kê mọi lĩnh vực sáng tạo của con người.

Có ý kiến lại cho rằng, văn hoá là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và đã hành động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau.

Trong tiếng Việt, văn hóa được hiểu theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)... còn theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm vật chất đến các giá trị tinh thần và các hoạt động. Song những năm gần đây người ta thường vận dụng định nghĩa do UNESCO “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng:Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chua hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình


vượt trội của bản thân” [30.24]. Như vậy, văn hóa không phải là lĩnh vực riêng biệt văn hóa là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa cũng chính là chiếc chìa khóa của sự phát triển.

Theo Văn hóa học và văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm thì "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mồi trường tự nhiên và xã hội". [31.6]

Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng văn hóa có các đặc trưng và chức năng của nó.

Tính hệ thống: Đặc trưng này giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa, phát hiện các đặc trưng, quy luật hình thành và phát triển của nó. Chính vì thế tính hệ thống thực hiện được chức năng tổ chức xã hội, thường xuyên làm tăng ổn định của xã hội.

Tính giá trị: Giúp phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Nhờ có đặc trưng tính giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì trạng thái cân bằng động, không ngừng hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.

Tính nhân sinh: Cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc đẽo gỗ, luyện quặng ...) hoặc tinh thần (như việc đặt tên cho các cảnh quan thiện nhiên...) Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022