Các Tiêu Chí Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng


Quan hệ tín dụng luôn thể hiện thông qua hai phạm trù đặc trưng: quan hệ cho vay dựa trên lòng tin tưởng và quan hệ hoàn trả.

- Quan hệ cho vay: người thừa vốn (bên cho vay) chuyển giao một lượng vốn nhất định cho người cần vốn (bên vay) dựa trên lòng tin tưởng của bên cho vay về việc trong một thời gian nhất định bên vay có thể hoàn trả phần vốn này và phần lợi nhuận phát sinh từ việc cho vay.

- Quan hệ hoàn trả: dựa trên thỏa thuận của bên vay – bên cho vay, bên vay chỉ được sử dụng phần vốn vay trong một thời hạn nhất định và phải hoàn trả lại cho bên cho vay khi đến hạn. Đây là tính chất hoàn trả của quan hệ tín dụng. Thông thường phần hoàn trả này bao gồm cả gốc, lãi và các khoản phí phát sinh trong quan hệ tín dụng.

Khi mối quan hệ hoàn trả bị bên vay vi phạm khi đó bên cho vay sẽ gặp phải rủi ro gọi là rủi ro tín dụng.

3.1.2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo Rose (2002), rủi ro tín dụng là khả năng các tổ chức tín dụng có thể mất đi khoản nợ gốc, nợ lãi và các khoản phải thu phát sinh từ khoản vay xuất phát từ những sự kiện đe dọa đến tổn thất của các khách hàng dẫn đến khách hàng không thể thanh toán hoặc từ chối thanh toán khoản vay. Những sự kiện tổn thất này có thể bao gồm phá sản, suy giảm năng lực tài chính, hạn chế khả năng trả nợ hoặc khách hàng chai ỳ từ chối thanh toán khoản nợ - thiện chí trả nợ kém.

Theo Santomero (1997), rủi ro tín dụng là rủi ro xuất phát từ việc người vay không trả được nợ, là loại rủi ro phổ biến nhận được nhiều sự quan tâm của các ngân hàng. Nó có thể phát sinh từ việc không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký. Do đó, điều kiện tài chính của người vay cũng như giá trị hiện tại của bất kỳ tài sản thế chấp cơ bản nào là mối quan tâm đáng kể đối với ngân hàng.

Theo Greuning và cộng sự (2003) đã định nghĩa rủi ro tín dụng là nguy cơ bên nợ hay các tổ chức phát hành các công cụ nợ sẽ không thể trả lãi hoặc trả nợ gốc theo các điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

khoản tiền thanh toán hoàn trả có thể bị chậm trả hoặc không được hoàn trả gây ảnh hưởng đến ngân hàng.

Theo Gestel và Baesens (2008), rủi ro tín dụng là rủi ro xuất phát từ bên vay khi bên vay bị hạn chế tài chính làm suy giảm năng lực trả nợ cho bên cho vay. Theo Koch (1995) trong Bank Management đã nói rằng rủi ro tín dụng là rủi ro mà bên vay không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ phần vốn đã vay của bên cho vay, hay bên vay đã vi phạm thỏa thuận hoàn trả trong hợp đồng tín dụng gây tổn thất cho bên vay.

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng TMCP Việt Nam - 5

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước (2013): “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Dù có nhiều cách khác nhau để tiếp cận khái niệm rủi ro tín dụng nhưng điểm chung của các cách này thì rủi ro tín dụng là tổn thất mà bên cho vay – ngân hàng phải đối mặt khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán – hoàn trả đầy đủ phần vốn vay.

Ngày nay, bên cạnh việc kinh doanh tạo lợi nhuận phát triển ngân hàng thì việc giữ cho việc phát triển đó bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng. Trong quá trình đó, rủi ro tín dụng luôn là thách thức lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ấy. Rủi ro tín dụng có thể làm chậm đà phát triển, kìm hãm các kế hoạch phát triển của ngân hàng thậm chí ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng trong một giai đoạn. Theo Bessis cùng cộng sự (2002) trong Risk management in Banking cho rằng nếu rủi ro tín dụng phát sinh trên một danh mục khoản vay với dư nợ lớn thì tình trạng thâm hụt vốn, thanh khoản sụt giảm gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng là những tác động mà rủi ro tín dụng gây ra cho ngân hàng.

3.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng :

Theo Santomero (1997), rủi ro tín dụng được phân thành 2 loại: rủi ro có hệ thống và rủi ro không hệ thống.


Rủi ro có hệ thống là rủi ro làm thay đổi giá trị tài sản liên quan đến các yếu tố thuộc về hệ thống ảnh hưởng đến thị trường tài chính và thị trường tiền tệ làm thay đổi lãi suất và tỷ giá. Nền kinh tế sẽ dịch chuyển từ trạng thái cân bằng tích cực sang trạng thái bất ổn tiêu cực khi xảy ra rủi ro hệ thống. Rủi ro không hệ thống là rủi ro ngẫu nhiên mang tính riêng biệt xuất phát từ chính công ty hay ngành nghề chính công ty đó đang hoạt động dựa trên các yếu tố như triển vọng ngành, nhân sự, công nghệ, xu hướng phát triển ảnh hưởng đến những biến động không hệ thống.

Rủi ro tín dụng được chia thành 2 loại: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

- Rủi ro giao dịch: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế của quá trình khởi tạo, xét duyệt, thẩm định và đánh giá khách hàng khi cho vay. Trong đó, rủi ro giao dịch được chia làm 3 loại:

Rủi ro lựa chọn: rủi ro tồn tại trong quá trình khi ngân hàng thẩm định, xem xét các phương án cấp tín dụng cho khách hàng.

Rủi ro bảo đảm: xuất phát từ các điều khoản trong các hợp đồng khi cấp tín dụng như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, ngoài ra, rủi ro còn phát sinh từ chính tài sản bảo đảm cho khoản cấp tín dụng như loại tài sản, giá trị tài sản, tỷ lệ cấp tín dụng trên tài sản bảo đám.

Rủi ro nghiệp vụ: trong quá trình tác nghiệp khi cấp tín dụng luôn tồn tại rủi ro xuất phát từ việc quản lý tín dụng trong đó bao gồm rủi ro công nghệ hay công tác xử lý các khoản tín dụng có vấn đề của ngân hàng.

- Rủi ro danh mục: là rủi ro tín dụng phát sinh từ chính danh mục tín dụng của ngân hàng bao gồm 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

Rủi ro nội tại: là rủi ro bắt nguồn từ chính chủ thể được cấp tín dụng bao gồm các đặc điểm mang tính riêng biệt, các yếu tố đặc trưng của từng đối tượng vay trong quá trình cấp tín dụng.

Rủi ro tập trung: là rủi ro phát sinh khi danh mục tín dụng tập trung nhiều vào một nhóm đối tượng, một nhóm ngành nghề, một sản phẩm tín dụng hay một thị trường vi mô hẹp.

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro:


- Rủi ro khách quan: Là rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân không thể tránh khỏi như thời tiết, đại dịch…

- Rủi ro chủ quan: Là rủi ro gặp phải từ sự chủ quan của ngân hàng hoặc chính khách hàng vay khi công tác cấp phát và quản lý tín dụng không chặt chẽ đảm bảo, khách hàng không có ý thức trả nợ hoặc cố ý không trả …

Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng:

- Rủi ro trễ hạn: Tín dụng có tính chất hoàn trả căn cứ vào thỏa thuận của bên vay và bên cho vay, khi đó, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay đúng thời hạn như cam kết (thời hạn vay hay thời hạn cấp tín dụng). Khi bên vay hoàn trả không đúng hạn hay trễ hạn, quá hạn sẽ gây tổn thất cho bên cho vay, đây gọi là rủi ro trễ hạn.

- Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi bên vay không có khả năng thanh toán hoặc không trả đủ số vốn vay khi đến hạn khoản tín dụng buộc ngân hàng phải sử dụng các biện pháp thanh lý hay lập dự phòng rủi ro tín dụng làm phát sinh các khoản vay quá hạn.

3.1.4. Nguyên nhân rủi ro tín dụng:

Theo Phạm Thái Hà (2017) liệt kê các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thành 2 loại: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

3.1.4.1. Nguyên nhân khách quan:

Tình hình kinh tế - xã hội: do hoạt động của ngân hàng gắn liền với các hoạt động kinh tế của thị trường nên khi thị trường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về địa chính trị, tình hình xã hội cũng như các thông tin kinh tế khác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của đối tác, khách hàng của chính ngân hàng. Khi hoạt động của ngân hàng bị tác động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của chính ngân hàng.

Đối tác, khách hàng: tình hình hoạt động kinh doanh, sức khỏe tài chính của khách hàng ảnh hưởng trực tiêp đến khả năng trả nợ của khách hàng do đó tác động đến rủi ro tín dụng.


Môi trường kinh doanh: một số khách hàng hoạt động trong một số ngành nghề phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết mùa vụ dẫn đến rủi ro khi tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của môi trường.

3.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Từ khách hàng:

Theo Gou Ning (2007), khi khả năng quản trị của khách hàng chưa đạt hiệu quả, yếu kém về chuyên môn trình độ dẫn đến sử dụng vốn vay của ngân hàng không hiệu quả/ hay không đúng mục đích làm cho vốn vay ngân hàng không đóng vai trò làm đòn bẩy tài chính thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mà còn làm gánh nặng tài chính, gia tăng chi phí, suy giảm khả năng trả nợ.

Gian lận, thiếu thiện chí từ phía người vay: người vay không trung thực, che dấu thông tin tài chính, tài sản nhằm đánh lừa các chốt kiểm soát của ngân hàng nhằm mục đích chiếm đọa vốn vay; ngoài ra, khách hàng thiếu ý thức trả nợ, chai ỳ trong quá trình thanh toán tiền vay cho ngân hàng

- Từ ngân hàng

Chính sách phát triển tín dụng của ngân hàng không bền vững: một số tổ chức tín dụng có chính sách phát triển bằng cách tăng trưởng tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào khi thẩm định và phê duyệt tín dụng với khẩu vị rủi ro cao nhằm đạt được chỉ tiêu kinh doanh về tổng dư nợ và lợi nhuận trong ngắn hạn. Việc phát triển tín dụng nhanh bằng mọi giá để đạt mục tiêu tăng trưởng sẽ gây ra những rủi ro tín dụng khi khách hàng không được thẩm định một cách đầy đủ, năng lực không đảm bảo, khả năng hoàn trả gốc lãi trong dài hạn không đáp ứng dẫn đến khách hàng không trả được nợ.

Quy trình, quy định nội bộ của ngân hàng chưa đầy đủ, chặt chẽ, một số còn chồng chéo hoặc chưa cập nhật kịp thời quy định nhà nước cũng như tình hình thị trường dẫn đến phát sinh những kẻ hở rủi ro. Việc này là nguyên nhân dẫn đến công tác vận hành tín dụng gặp nhiều sai sót, sai phạm trong đó bao gồm thất bại trong việc thực hiện quy trình/quy định của các nhân viên ngân hàng, cố tình gian lận trục lợi trong công tác vận hành và phát triển tín dụng. Khi công tác vận hành và phát triển


tín dụng không được tuân thủ sẽ làm cho chất lượng tín dụng không đảm bảo nguy cơ gia tăng rủi ro tín dụng.

Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Các tuyến phòng thủ trong hệ thống kiểm soát nhằm ngăn chặn các sai sót, sai phạm trong công tác cấp phát vận hành tín dụng để nhanh chóng phát hiện cũng như hạn chế rủi ro đã không phát huy hiệu quả, các chốt kiểm soát không chặt chẽ còn nhiều kẻ hỡ. Do đó, chất lượng tín dụng thấp, làm gia tăng các khoản nợ quá hạn dẫn đến rủi ro tín dụng.

Công tác theo dòi, quản lý nợ chưa được quan tâm đầy đủ để kịp thời có giải pháp ngăn ngừa thất thoát. Công tác theo dòi khoản vay còn mang tính hình thức chưa chú trọng đến việc kiểm tra khách hàng sau vay để đánh giá tình hình khách hàng thưởng xuyên, định kỳ nhằm phát hiện rủi ro về nguồn thu, tài sản, khả năng trả nợ sớm nhất.

Cán bộ nhân viên vận hành công tác cấp phát và quản lý tín dụng chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm, chưa được đào tạo đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và bộ máy vận hành. Đặc biệt, một số trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, xa hơn là vi phạm pháp luật trong chính khoản tín dụng mình quản lý làm cho chất lượng tín dụng thấp, tiểm ẩn nhiều rủi ro.

3.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng:

3.1.5.1. Tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng có cấu trúc nguồn thu từ 2 mảng chính là: tín dụng và phi tín dụng. Hiện tại hầu hết các ngân hàng đang phụ thuộc rất lớn từ lợi nhuận của mảng tín dụng, tín dụng là nguồn thu chính của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cấu phần lợi nhuận. Không những thế, một số ngân hàng còn nới lỏng tín dụng để gia tăng nguồn thu từ mảng này. Do đó, khi rủi ro tín dụng gia tăng, khách hàng không thể thanh toán khoản nợ vay làm khoản thu từ lãi vay sụt giảm, ảnh hưởng đến doanh thu từ mảng tín dụng.

Khi khách hàng không có khả năng thanh toán thì khoản dư nợ này sẽ hình thành nợ xấu nợ quá hạn. Công tác quản trị nợ của ngân hàng bao gồm việc phát triển


dư nợ hiện tại và thu hồi các khoản nợ khi đến hạn. Do đó, một hay nhiều khoản vay quá hạn, chậm nộp hay không thể thanh toán hình thành nợ xấu sẽ làm phát sinh một khoản chi phí đáng kể như chi phí xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, chi phí dự phòng và trích lập dự phòng. Khi doanh thu từ tín dụng bị ảnh hưởng, chi phí gia tăng làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. Theo Nicolae Petria cùng công sự (2015), hiệu quả hoạt động của ngân hàng và rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều, có nghĩa là khi rủi ro tín dụng gia tăng sẽ làm hiệu quả kinh doanh bị sụt giảm.

Rủi ro tín dụng tác động đến tính thanh khoản: theo Diamond và Rajan (2001) cho rằng nếu một ngân hàng có nhiều khoản tín dụng bị nợ xấu, dẫn đến ngân hàng gặp khó khăn trong việc chi trả lãi và gốc cho người gửi tiền do ngân hàng hoạt động với vai trò trung gian giữa người có nguồn vốn nhà rỗi và người vay cần tiền. Nếu ngân hàng cấp nhiều khoản tín dụng bị nợ xấu khó đòi, khi đó dòng tiền của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, ngân hàng sẽ đối mặt với thanh khoản giảm tác động đối rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Nếu ngân hàng có tình trạng nợ xấu nhiều, lợi nhuận giảm sút, thanh khoản không đảm bảo khi đó sẽ bị Ngân hàng nhà nước đưa vào diện Kiểm soát đặc biệt thì danh tiếng, uy tín của ngân hàng suy giảm. Khi đó sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của người gửi tiền, thanh khoản kém đối diện với nguy cơ rút tiền của người gửi tiền dẫn tới phá sản ngân hàng, gây tác động tiêu cực đến tình hình của ngành cũng như của thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

3.1.5.2. Tác động đến khách hàng

Rủi ro tín dụng khi phát sinh sẽ tác động đến mọi đối tượng khách hàng của ngân hàng, trong đó 2 đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khách hàng tiết kiệm và khách hàng vay

- Đối với khách hàng tiết kiệm: nếu rủi ro tín dụng xảy ra, nguồn vốn dành cho tín dụng không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm dẫn đến tính thanh khoản của ngân hàng yếu. Nếu ngân hàng không thể cân bằng được nguồn vốn, thanh khoản căng thẳng hay rơi vào trạng thái mất thanh khoản không thể chi trả được cho các


món tiết kiệm đến hạn tác động trực tiếp đến khách hàng gửi tiết kiệm. Người gửi tiết kiệm có nguy cơ không thể thu hồi lại khoản tiết kiệm của mình.

- Đối với khách hàng vay: nếu rủi ro tín dụng xảy ra, nguồn vốn vay của ngân hàng sẽ bị hạn chế và bị siết chặt, khi đó một số khách hàng hiện hữu hoặc có nhu cầu cần cấp tín dụng sẽ không được ngân hàng tài trợ. Những khách hàng này sẽ chịu áp lực trong việc thu xếp dòng vốn khi không thể tiếp cận được nguốn vốn vay từ ngân hàng.

3.1.5.3. Tác động đến hệ thống tín dụng và thị trường

Trong hệ thống kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là kênh trung gian trung chuyển vốn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Do đó, khi ngân hàng bị tác động tiêu cực bởi rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kéo theo đó là tình hình kinh doanh xấu đi, nếu tình hình nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản. Khi tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo sự mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng của người dân.

Nếu thanh khoản của hệ thống ngân hàng không đảm bảo, khi có tín hiệu xấu được lan đi làm khách hàng hoang mang sẽ đến rút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng đồng loạt làm cho hệ thống không đảm bảo khả năng chi trả nếu không có sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước.

Mặt khác, hoạt động của ngân hàng sẽ tác động đến tình hình thị trường theo hướng tương hỗ qua lại. Khi hoạt động ngân hàng gặp khó khăn, rủi ro tín dụng gia tăng làm cho tình hình thị trường bất ổn.

3.1.6. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng

3.1.6.1. Tỷ lệ nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ xấu Tổng dư nợ


× 100%

Khái niệm về khoản vay được gọi là nợ xấu được đề cập đến trong rất nhiều tài liệu

Theo Paterson và Wadman (2004), các khoản nợ xấu được xác định là các khoản vay mà ngân hàng không thể sinh lãi và không thể thu hồi được trong thời gian

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí