BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý -Trần - 2
- Nghiên Cứu Về Phật Giáo Với Văn Hóa Đạo Đức Các Vương Triều Lý - Trần
- Nhận Xét Về Các Tài Liệu Đã Tổng Quan Và Vấn Đề Cần Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH HẢO
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH HẢO
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62310640
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Quý Đức
2. TS. Nguyễn Quốc Tuấn
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kì một nguồn nào và dưới bất kì hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Hảo
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN .. 11
1.1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài 11
1.2. Cơ sở lí luận của luận án 26
Chương 2 KHÁI LƯỢC VỀ CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN
VÀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI ĐẠI LÝ - TRẦN 51
2.1. Khái lược về sự ra đời và vai trò của các vương triều Lý - Trần 51
2.2. Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thời đại Lý - Trần 70
Chương 3 DẤU ẤN CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN 81
3.1. Dấu ấn Phật giáo trong yếu tố triết lí, tư tưởng đạo đức 81
3.2. Dấu ấn Phật giáo trong các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức 91
3.3. Dấu ấn Phật giáo trong thực hành đạo đức 95
3.4. Dấu ấn Phật giáo trong các yếu tố ngoại hiện của văn hóa đạo đức 118
Chương 4 BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO NƯỚC TA HIỆN NAY 124
4.1. Cơ sở của sự tiếp thu bài học kinh nghiệm ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý - Trần 124
4.2. Vận dụng những kinh nghiệm của các vương triều Lý - Trần trong xây dựng văn hóa đạo đức đội ngũ lãnh đạo hiện nay 132
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC LUẬN ÁN 171
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ | |
Bd. | Biên dịch |
cg. Chb. CNXH | còn gọi Chủ biên Chủ nghĩa xã hội |
GS. | Giáo sư |
NCS | Nghiên cứu sinh |
Nxb. PGS. | Nhà xuất bản Phó Giáo sư |
sCn. | sau Công nguyên |
tCn. | trước Công nguyên |
Tp. HCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
TS. | Tiến sĩ |
UNESCO | United Nations Educational Scientific and Cultural Organization |
vv. | vân vân |
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xây dựng và phát triển con người khi nào và bao giờ cũng là chiến lược được Đảng Cộng sản Việt Nam đặt lên hàng đầu trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 01. 2016) đã xác định nhiệm vụ: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; Tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”. Nhìn nhận đúng con người trong xã hội hôm nay chính là cơ sở để xây dựng chiến lược, sách lược, lựa chọn phương pháp lãnh đạo, quản lí và xây dựng tổ chức hợp lí, có hiệu quả, trước hết, Đảng xác định mục tiêu “xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mĩ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII - Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016). Trong đó, kiên quyết bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững của dân tộc đã được hun đúc trong tiến trình lịch sử dân tộc là một trong những nhiệm vụ Đảng ta xác định để góp phần thực hiện để đấu tranh kiên trì, không nao núng trước những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biến chất của một bộ phận con người trong xã hội đang biến đổi phức tạp ngày hôm nay.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Quan điểm về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Chính sách văn hóa đối với tôn giáo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X của Đảng đều khẳng định quan điểm Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước; Tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt
đẹp của các tôn giáo. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo; Về quyền tự do tín ngưỡng; Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân; Về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có định hướng đúng, tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo tồn tại cùng các tín ngưỡng, tôn giáo khác. Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam năm 2008 là sự khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọng và ủng hộ quyết định đúng đắn của Liên Hợp quốc chọn ngày Tam hợp Đức Phật là ngày văn hóa tôn giáo thế giới, đồng thời khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tôn trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo mang lại cho đời sống xã hội, trong đó có Phật giáo.
Ngọn cờ nhân văn, hòa bình, hữu nghị và hợp tác của Đại lễ tiếp tục được giương cao tại khu du lịch văn hóa tâm linh Bái Đính (Ninh Bình) từ ngày 08 đến
10. 5. 2014 trong Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2014 với chủ đề Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của Liên Hợp quốc. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc hội khóa XIII 2011 -2016) đã nhấn mạnh việc Việt Nam chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sẵn sàng tiếp thu, đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị cao đẹp được xây dựng, hun đúc qua hàng ngàn năm của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, nhất là đạo đức tôn giáo hướng con người tới chân, thiện, mĩ, đề cao con người, đề cao đạo đức, nhân cách con người.
Sự lan tỏa trong đời sống xã hội hôm nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đánh dấu tính quốc tế, tính dân tộc trong Phật giáo. Cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo tác động đến sự ổn định, đoàn kết, khoan dung xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước và có vai trò tích cực đối với con người. Triết học, đạo đức, tâm lí trong Phật giáo được thể hiện như một hệ thống tư tưởng tổng hợp nhất có liên hệ trực tiếp đến những khát vọng của xã hội. Việc tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của Phật giáo khi đạo đức đang trở thành vấn đề thời sự hiện nay mang ý nghĩa nhất định trong công cuộc đổi mới, khi mà chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có vấn đề quan trọng là xây dựng con người, củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc và kế thừa, phát huy những nhân tố tích cực, những giá trị văn hóa đạo đức trong tôn giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lịch sử dân tộc trong giai đoạn Lý - Trần là giai đoạn quốc gia Đại Việt có bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, xã hội, cũng là thời kì phát triển rực rỡ của Phật giáo. Văn hóa Việt Nam thời đại Lý - Trần đã để lại những giá trị văn hóa trong đó có văn hóa đạo đức. Đó là một nền văn hóa được gây dựng bởi những con người sống trong một giai đoạn lịch sử mà Phật giáo được xem như quốc giáo với vai trò quan trọng trong ổn định đời sống tinh thần xã hội. Những con người ấy có thể là người dân bình thường, có thể là quan lại, tướng sĩ hay đặc biệt hơn, có thể là một vị vua với tầm ảnh hưởng sâu rộng là nhà tu hành hoặc chấp nhận sự ảnh hưởng của Phật giáo.
Vậy Phật giáo có mối quan hệ như thế nào đối với sự phát triển đó của các vương triều Lý - Trần? Đây chính là vấn đề luận án đặt ra nghiên cứu khi tìm hiểu những ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư tưởng, đường lối nội trị, ngoại giao, tổ chức chính quyền và luật pháp của các vương triều Lý - Trần. Từ đó, lí giải mối quan hệ giữa Phật giáo với văn hóa đạo đức các vương triều Lý - Trần, đánh giá một cách đúng đắn vai trò của Phật giáo đối với sự hưng thịnh của các vương triều Lý - Trần trong sự phát triển của lịch sử dân tộc. Đề tài của luận án là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới trên cơ sở lược khảo tổng quan các tài liệu bàn về Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Phật giáo thời đại Lý - Trần có ảnh hưởng như thế nào đối với văn hóa đạo đức của các vương triều Lý - Trần trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà dân tộc, thời đại đặt ra đối với hai vương triều? Các vương triều đã tiếp thu các ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam để giải quyết các nhiệm vụ ấy ra sao? Bằng cách nào? Bài học gì được rút ra từ ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa đạo đức các vương triều Lý - Trần cho việc