Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 2


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


STT

Bảng

Trang

1

Hình 1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong quí I giai đoạn 2010-2016

1

2

Hình 2.1 Mô hình thành phần giá trị thương hiệu của Aaker (1991)

18

3

Hình 2.2 Mô hình thành phần giá trị thương hiệu của Keller (1993)

18

4

Hình 2.3 Mô hình thành phần giá trị thương hiệu và mối quan hệ giữa chúng

19


5

Hình 2.4 Mô hình ảnh hưởng của giá trị thương hiệu lên ý định mua hàng của Mohammad Reza Javiland, neda Samiei & Seyed Hesamaldin Mahdavinia


19

6

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu ứng dụng mô hình giá trị thương hiệu của Aaker trong lĩnh vực ngân hàng tại Nigeria

20

7

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu sự tương quan giữa các biến trong mô hình giá trị thương hiệu Aaker (1991) trong lĩnh vực ngân hàng

21

8

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất

27

9

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

30

10

Hình 4.1 Cơ cấu các nhóm doanh số giao dịch của các doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

40

11

Hình 4.2 Cơ cấu các nhóm số lượng ngân hàng giao dịch của các doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

41

12

Hình 4.3 Cơ cấu các nhóm thời gian giao dịch của các doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

42

13

Hình 4.4 Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp của các doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

43

14

Hình 4.5 Cơ cấu các phương thức thanh toán của các doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

44

15

Hình 4.6 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa

61

16

Hình 4.7 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Chương đầu tiên sẽ giới thiệu lý do tác giả chọn đề tài để thực hiện cùng mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Tác giả cũng giới thiệu đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Tính mới của đề tài và ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn mà nghiên cứu mang lại sẽ được thảo luận. Phần cuối cùng là kết cấu của nghiên cứu.

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã phát triển một cách đáng kinh ngạc, đặc biệt từ sau hội nhập cùng các tổ chức kinh tế trên thế giới như WTO, Asian, APEC,.. Trong nửa đầu của năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước là hơn 162,56 tỷ USD, chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 82,13 tỷ USD, tăng 4,44 tỷ USD (tương ứng tăng 5,7%) và nhập khẩu đạt hơn 80,43 tỷ USD, giảm 684 triệu USD (tương ứng giảm 0,8%)

Hình 1 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong quí I giai đoạn 2010 2016 Nguồn 1

Hình 1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong quí I giai đoạn 2010-2016

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, 2016)


Để có thể đạt được thành tựu phát triển trên của ngành xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế được xem là mắt xích then chốt luôn được chính phủ, các doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài chú trọng. Dịch vụ này không những giúp cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp được thông suốt mà còn có thể hạn chế được rủi ro trong thanh toán ở mức thấp nhất. Do đó, việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch thanh toán quốc tế luôn được các tổ chức doanh nghiệp xem xét một cách cẩn trọng.

Đứng trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, mất khả năng chi trả của hàng loạt ngân hàng do nợ công Hy Lạp, rất khó để doanh nghiệp có thể buông lỏng khâu chọn lọc đối tác ngân hàng mặc dù sự bảo hộ bởi Ngân hàng Nhà nước luôn duy trì rất tốt. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Liên (2013), quyết định ủy thác hoạt động thanh toán quốc tế sẽ càng khắt khe hơn với nhiều yếu tố kết hợp trong đó phải kể đến là uy tín thương hiệu và danh tiếng của ngân hàng chứ không còn đơn thuần dựa trên chi phí.

Xuất phát từ thực tiễn đó cũng như để có thể phân tích được chính xác và rò hơn về tác động của uy tín thương hiệu và danh tiếng hay còn được gộp chung là giá trị thương hiệu đến việc lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhắm đến các mục tiêu:

- Xác định các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu Ngân hàng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của doanh nghiệp trong thanh toán quốc tế.

- Xác định mức độ tác động của các nhân tố giá trị thương hiệu ngân hàng đến quyết định chọn lựa ngân hàng của doanh nghiệp.

- Đề tài cung cấp những hàm ý quản trị nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động thu hút khách hàng doanh nghiệp của các tổ chức ngân hàng.


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng ngiên cứu là các yếu tố của giá trị thương hiệu được đề xuất bởi Aaker (1991, 1996) bao gồm: Nhận biết thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng trung thành thương hiệu.

1.3.2 Đối tượng khảo sát

Khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2016 đến tháng 10/2016.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã từng thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế với ngân hàng.

Đã có nhiều nghiên cứu trước đây nghiên cứu về giá trị thương hiệu tác động đến quyết định lựa chọn mua hàng/sử dụng dịch vụ đối với khách hàng cá nhân/khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của giá trị thương hiệu tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp định tính

Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu một số chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và doanh nghiệp. Bước này dùng để sơ bộ thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo.

1.4.2 Phương pháp định lượng

Với kích thước mẫu phù hợp, nghiên cứu định lượng dùng để kiểm định lại thang đo và mô hình nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số


liệu thống kê. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến.

1.4.3 Dữ liệu nghiên cứu

- Dữ liệu thứ cấp:

Các báo cáo của bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê.

Các báo cáo nghiên cứu khoa học.

Các bài viết khoa học đăng trên website chuyên ngành.

Các báo cáo hay luận văn của các học viên đi trước

- Dữ liệu sơ cấp

Xây dựng bảng câu hỏi dựa vào mô hình đã được các chuyên gia công nhận. Khảo sát được thực hiện với những doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng khảo sát là 250 doanh nghiệp.

Phương pháp chọn mẫu. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập thông qua hình thức điều tra bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tuyến và trực tiếp.

1.5 Phương pháp xử lý số liệu

Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Do đó công cụ xử lý dữ liệu là phần mềm SPSS 20.0 với các phương pháp được trình bày như sau:

Mã hóa dữ liệu: dữ liệu sau khi thu thập được, tác giả sẽ tiến hành nhập liệu và mã hóa dự liệu theo nguyên tắc thống nhất phù hợp với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.

Đánh giá thang đo: nhằm xác định được độ tin cậy của các thang đo trong thành phần giá trị thương hiệu tác động lên ý định lựa chọn ngân hàng. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích Cronbach’s Anpha va phân tích EFA để mục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.


Kiểm định hồi quy với mục tiêu xác định được mức độ ảnh hưởng của các thành phần giá trị thương hiệu tác động đến sự lựa chọn ngân hàng trong thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh.

1.6 Ý nghĩa đề tài

Đề tài cung cấp thêm những thông tin khoa học và có lý giải, luận cứ đúng đắn cho các nhà quản trị chiến lược, giúp họ có thêm cái nhìn toàn diện về ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn của khách hàng trong thanh toán quốc tế. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể đề ra các chiến lược và cách làm hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng của mình.

Bên cạnh đó, đề tài còn cho thấy mức độ tác động của từng yếu tố cấu tạo nên giá trị thương hiệu tác động đến quyết định lựa chọn của các doanh nghiệp với cường độ khác nhau, giúp cho các nhà quản trị của các Ngân hàng có thể đưa ra quyết định tập trung vào các yếu tố tác động mạnh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Lĩnh vực marketing cũng được đề tài phát triển thêm những lý thuyết về thương hiệu. Với việc áp dụng phương pháp thang đo để đo lượng tác động của các biến trong giá trị thương hiệu đến quyết định của người tiêu dùng để có thể mở rộng trong lĩnh vực và ngành nghề khác. Ngoài ra, đề tài còn có tác dụng làm tài liệu tham khảo cho việc đo lượng giá trị thương hiệu.

1.7 Kết cấu luận văn

Bố cục luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị


Tóm tắt chương 1

Với mục tiêu nghiên cứu là nhận diện được các yếu tố thành phần thang đo giá trị thương hiệu tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả nghiên cứu và thực trạng sẽ giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn mới mẻ về thị trường và đưa ra các chiến lược phù hợp với thị trường.

Đề tại thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1 Khái quát về thanh toán quốc tế

2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán quốc tế

Trong quan hệ quốc tế sâu rộng giữa các quốc gia, quan hệ kinh tế quốc tế (mà chủ yếu là ngoại thương) vẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng và là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Các hoạt động trao đổi quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò cầu nối giữa các bên.

Như vậy, “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, các nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan” (Nguyễn Văn Tiến, 2005, tr.100)

Khái niệm trên cho thấy thanh toán quốc tế phục vụ cả hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy được phân chia như vậy nhưng trong thực tế giữa hai lĩnh vực này thường giao thoa với nhau. Trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các ngân hàng thương mại, người ta thường phân loại hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rò rang là: thanh toán trong ngoại thương (hay thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (hay thanh toán phi mậu dịch)

- Thanh toán trong ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa nhập khẩu và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022