Những Tiền Đề Tư Tưởng Cho Sự Dung Thông Tam Giáo Nho – Phật – Đạo

trì sự ổn định và phát triển đất nước, đè bẹp những hành động xâm lược từ bên ngoài, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giai cấp phong kiến thống trị, vào tâm lý và nguyện vọng chủ quan của con người. Muốn thực hiện được những yêu cầu và đòi hỏi khách quan đó, trước hết và chủ yếu là phải có một học thuyết, một lý luận soi đường. Các triều đại phong kiến cần phải tìm ra cho mình một hệ tư tưởng làm chỗ dựa trong việc cai trị, quản lý xã hội để đưa đất nước từng bước vững chắc trên con đường phát triển. Yêu cầu và đòi hỏi khách quan đó đã tạo tiền đề kinh tế - xã hội thuận lợi cho không chỉ Phật giáo mà chủ yếu là Nho giáo có vị trí lớn hơn so với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Nho giáo với tư tưởng thiên mệnh, tôn quân quyền, với thuyết tam cương - ngũ thường, đường lối đức trị... cùng nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút ra từ thực tiễn cai trị và quản lý xã hội lại đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi trên. Vì vậy mà, các triều đại phong kiến Lý - Trần và cả các triều đại phong kiến về sau đã chọn Nho giáo với tư cách là học thuyết chính trị - xã hội làm chỗ dựa tư tưởng trong việc cai trị, quản lý xã hội, trong việc kiến tạo, duy trì và phát triển chế độ phong kiến về mọi mặt.

* Đến cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, để củng cố và phát triển đất nước về mọi mặt, một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định là triều đại phải thiết lập và duy trì xã hội có trật tự kỷ cương, ổn định. Có như vậy mới tạo ra những động lực, tạo đà để phát triển. Muốn thực hiện và đáp ứng được đòi hỏi này không thể không dựa vào một hình thái tư tưởng nhất định làm căn cứ cho sự định hướng và chỉ đạo. Như trên đã nói, cùng với Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cũng sớm du nhập vào Việt Nam. Đặc biệt, đến thời Lý -Trần, Phật giáo đã có sự phát triển khá thịnh, được nhà nước phong kiến suy tôn, chọn làm quốc giáo. Nhưng trong bản chất và nội dung học thuyết của nó, Phật giáo và Đạo giáo chủ yếu không phải là đạo trị nước. Với những quan niệm về sinh, lão, bệnh, tử, luân hồi, nghiệp báo... của Phật giáo; với phương pháp tu luyện trường sinh bất tử và thuật phù thuỷ đầy tính chất mê tín, dị

đoan của Đạo giáo khó có một vai trò đáng kể trong việc tổ chức, duy trì và phát triển bộ máy Nhà nước phong kiến, duy trì trật tự, kỷ cương và ổn định xã hội, cai trị, quản lý xã hội và xây dựng, phát triển đất nước...

Trong khi đó, Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị -xã hội, đã trở thành công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề thiết thân của việc xây dựng củng cố nhà nước phong kiến như vấn đề tôn quân quyền, sử dụng bề tôi, những quy định, các điển chương lễ chế và cơ cấu hành chính từ triều đình trung ương cho đến địa phương... Nho giáo chủ trương quyền hành phải thống nhất, tập trung vào thiên tử, bảo vệ sự chính thống mà trên thực tế là bảo vệ các vương triều với quyền lợi của dòng họ thống trị và các địa vị tôn quý của nó. Đồng thời, nó còn đưa ra những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho hành vi ứng xử của con người, những yêu cầu đối với các mối quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, đối với việc tu thân... có tác dụng to lớn trong việc giúp các triều đại củng cố sự thống trị giai cấp, sự thống nhất đất nước vào chính quyền trung ương, ổn định trật tự xã hội. Nhìn chung, nội dung học thuyết Nho giáo với tư tưởng bảo vệ vương quyền, sự liên kết gia đình, dòng họ, bảo vệ sự liên kết giữa cá nhân và xã hội xung quanh triều đình, duy trì sự phân chia đẳng cấp xã hội theo danh phận; với khả năng dung hợp sự phân chia và liên kết này trên nền tảng đạo đức, luân lý, chính trị mà cơ sở của nó nằm ở những nguyên tắc về lễ, pháp hoà lẫn nhau và được thần thánh hoá là thiên mệnh, trung hiếu, tam cương ngũ thường đã phục vụ đắc lực cho yêu cầu của giai cấp thống trị đương thời.

Nhà nghiên cứu Quang Đạm khi đánh giá vai trò của Nho giáo, đã đưa ra ý kiến rằng, “ít có một thứ đạo nào làm được tỉ mỉ chu đáo, chặt chẽ như thế để giữ bệ ngọc ngai vàng cho các vua chúa. Lễ giáo của Khổng - Mạnh, Trình - Chu là một công cụ mạnh mẽ của các triều đại đặt kỷ cương chặt chẽ trên toàn bộ đất nước” [6, 246]. Chính vì vậy, dưới thời Lý -Trần,nhà cầm quyền tuy theo Phật giáo, nhưng dần dần nhận thức ra khả năng là bệ đỡ

chính trị cho nhà nước của Nho giáo, và vì vậy Nho giáo ngày càng được trọng dụng và có điều kiện mở rộng tầm ảnh hưởng.

Cùng với khả năng đáp ứng yêu cầu về tổ chức quản lý xã hội và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, sự phát triển của Nho giáo còn gắn với nhu cầu phát triển văn hoá, giáo dục. Khi chế độ phong kiến tập quyền đã bắt đầu ổn định và triển khai theo quy mô lớn thì yêu cầu về việc xây dựng và phát triển một nền văn hoá và giáo dục độc lập, tự chủ được đặt ra. Để nắm quyền quản lý đất nước, các triều đại Lý -Trần đã quan tâm đến việc nâng cao tri thức. Đồng thời, do yêu cầu củng cố và phát triển của nhà nước phong kiến, nên việc bổ nhiệm quan lại bằng con đường cũ - con đường “nhiệm tử” và “thủ sĩ” không đáp ứng được, mà cần phải có một quy trình, phương thức đào tạo và tuyển lựa quan lại mới để bổ sung vào đó. Phương thức này chỉ có thể thực hiện được bằng việc phát triển một nền giáo dục mới, với chế độ thi cử để tuyển lựa nhân tài.

Với yêu cầu như vậy, hệ thống đào tạo, giáo dục theo Phật giáo không thể đáp ứng được nhu cầu này, mà chỉ có Nho giáo, với hệ thống lý thuyết đầy đủ về nội dung giáo dục và khoa cử, mới có thể đảm đương được nhiệm vụ lịch sử đó. Thực tế lịch sử đã khẳng định điều này. Thời kỳ đầu nhà Lý đến đầu nhà Trần còn tổ chức các kỳ thi Tam giáo, nhưng cuối thời Trần, giáo dục Nho học dần dần chiếm ưu thế. Từ đây, Nho giáo có cơ hội bám rễ sâu vào đời sống chính trị - xã hội của nước ta. Bởi lẽ, theo con đường phát triển của giáo dục - khoa cử, Nho giáo không những tác động trực tiếp vào sự hình thành đội ngũ trí thức của dân tộc và sự tuyển lựa nhân tài cho bộ máy nhà nước, mà nó còn tác động toàn diện đến thế giới quan, nhân sinh quan, đến những quy phạm chính trị và những chuẩn mực đạo đức của con người. Hơn thế nữa, nó còn dẫn đến những biến đổi căn bản trong phong cách tư duy, sáng tác văn học, nghệ thuật và ngay cả trong nhu cầu, thị hiếu của xã hội...

1.3 Những tiền đề tư tưởng cho sự dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo

1.3.1 Khái quát chung về Nho giáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nho giáo hay còn gọi là Khổng giáo, do Khổng Tử (Khổng Khâu: 551- 479 trước công nguyên), nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc cổ đại sáng lập ra. Sau Khổng Tử, các học trò của ông đã phát triển Nho giáo theo nhiều hướng khác nhau. Mạnh Tử (khoảng 372 - 289 trước công nguyên) phát triển về phía duy tâm và Tuân Tử (khoảng 325 - 238 trước công nguyên) phát triển về phía duy vật. Nho giáo từ Khổng Tử đến Tuân Tử gọi là Nho Tiên Tần hay Nho nguyên thuỷ, đặc điểm của nó là chưa thần bí hoá và chưa khắc nghiệt nhiều. Đến đời Hán, Đổng Trọng Thư (thế kỷ II trước công nguyên), đại biểu tư tưởng của chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế Hán đã phát triển Nho giáo theo hướng duy tâm thần bí và gia tăng tính chất đẳng cấp nghiệt ngã, gọi là Hán Nho. Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều (thế kỷ III -VI), đạo Nho kết hợp với đạo Lão -Trang trở thành Huyền học. Đến thời Tống, Chu Đôn Di (1017-1073), Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107) và nhất là Chu Hy (1130-1200) kết hợp Nho giáo truyền thống với tư tưởng của Phật giáo thành Nho học mới, gọi là “Tống Nho” hay “Lý học”...Trải qua các giai đoạn phát triển ngay tại Trung Quốc, Nho giáo đã khác nhiều so với lúc nó mới xuất hiện. Tuy nhiên, có thể nêu lên một số đặc điểm chung của Nho giáo như sau:

Thứ nhất, đó là một học thuyết chính trị - đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Nó chủ trương dùng “nhân trị”, “đức trị”, “lễ trị” để quản lý xã hội.

Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 3

Thứ hai, Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo Khổng -Mạnh, nêu lên một xã hội lý tưởng, xã hội “đại đồng”, xem đó là mục tiêu phấn đấu của mình.

Thứ ba, Nho giáo xây dựng ý thức tôn ti trật tự trong xã hội. Thể hiện trong các quan niệm về“lễ”, “chính danh”.

Thứ tư, Nho giáo chủ trương bất bình đẳng xã hội, dưới phải tuyệt đối phục tùng trên, nữ phải tòng phục nam. Thể hiện qua các khái niệm: tam cương, cương thường, trung hiếu, tiết nghĩa.

Thứ năm, càng về sau xu hướng Nho giáo là một học thuyết có tính chất tôn giáo càng rò.

Với những đặc điểm đó, buổi đầu du nhập, Nho giáo hoàn toàn không phù hợp với một xã hội vừa thoát thai từ thời Văn Lang -Âu Lạc, với chế độ lạc hầu, lạc tướng như xã hội nước ta hồi đầu Bắc thuộc. Nho giáo vào nước ta lúc đầu là do sự áp đặt của bọn thống trị Trung Quốc xâm lược. Song dần dà một bộ phận các trí thức Nho học đã lánh nạn sang Giao Châu, một bộ phận giai cấp thống trị bị Việt hoá đã khiến tình hình đổi khác.Có thể tính dấu mốc mà Nho giáo vào nước ta là từ thế kỷ II trước công nguyên, khi người Hán đặt chân lên đất nước ta. Năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà, vua nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Đông, Trung Quốc) sang xâm chiếm nước Âu Lạc (Việt Nam ngày nay), chia Âu Lạc ra thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Theo Hà Thành Hiên trong Nho học Nam truyền sử thì Triệu Đà là “nhân vật đầu tiên mở màn cho Nho học vào Lĩnh Nam”. Ông được xem là “từ tư tưởng đến hành động đều chịu ảnh hưởng của Nho học”. Chính sách cai trị của ông theo nguyên tắc “dĩ hoà vi quý” của Nho giáo. Ông rất tích cực truyền bá chữ Hán. Hai lần Giả Nghị (nhà nho đời Hán) đến thuyết phục ông thần phục nhà Hán theo tư tưởng Nho giáo, ông đều chấp thuận...Tuy nhiên, phải đến năm 111 trước công nguyên, khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị nhà Hán thôn tính, nước Việt trở thành một quận của nhà Hán, thì quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của văn hoá Hán (trong đó có Nho giáo) mới có thêm điều kiện thuận lợi và dần rò nét trong đời sống tinh thần của người Việt. Còn theo Đại Việt sử ký toàn thư thì việc truyền bá Nho giáo vào nước ta với việc “dựng học hiệu, dạy lễ nghĩa” bắt đầu từ đầu công nguyên, thời Tích Quang và Nhâm Diên làm thái thú ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân: Tích Quang là người quận Hán Trung, khi ở Giao Chỉ lấy lễ nghĩa dạy dân. Sau nhà Hán lại lấy Nhâm Diên làm thái thú Cửu Chân. Diên là người Uyển Huyện. Tục người Cửu Chân chỉ làm nghề đánh cá đi săn, không

biết cày cấy. Diên mới dạy dân khai khẩn ruộng đất, hàng năm cày trồng, trăm họ no đủ. Dân nghèo không có sính lễ thì Diên bảo các trưởng lại trở xuống bớt bổng lộc ra để giúp đỡ, cùng một lúc lấy vợ có đến 2000 người. Diên coi việc 4 năm thì bị gọi về. Người Cửu Chân làm đền thờ. Những người đẻ con đều đặt tên là Nhâm. Phong hoá văn minh của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai thái thú ấy[5, 108-109].

Đến cuối thế kỷ II, khi Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ thì việc học Nho ở nước ta đã tương đối phổ biến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: Nước ta được thông thi thư, tập lễ nhạc làm một nước văn hiến là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà có thể truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao?” [24, 126].

Như vậy, có thể thấy rằng, buổi đầu du nhập Nho giáo vào Việt Nam chủ yếu theo “con đường của vó ngựa xâm lược”. Chính quyền Hán muốn núp dưới chiêu bài “khai hóa” để nô dịch nhân dân ta. Mục đích của việc truyền bá Nho giáo ở nước ta lúc bấy giờ là để đào tạo nên những người làm việc cho chính quyền đô hộ, để đồng hoá dân tộc Việt. Nói như Lê Sỹ Thắng thì khi đó ở nước ta, Nho giáo “làm thêm chức năng là công cụ tinh thần của giặc ngoại xâm” [9, 109].

Thời kỳ đầu, khi mới du nhập vào nước ta, Nho giáo vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của nhân dân với tư tưởng và nếp sống truyền thống của người Việt. Bởi vì, Nho giáo với tư tưởng Tam cương, Ngũ thường, tư tưởng Thiên mệnh hết sức khắc nghiệt và phản động đã được quân xâm lược phương Bắc sử dụng như một công cụ chủ yếu để thống trị, nô dịch nhân dân ta. Đồng thời, Nho giáo còn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hợp thức hoá chế độ Bắc thuộc và biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, biến văn hoá nước ta phụ thuộc và là một bộ phận của văn hoá Hán. Vì vậy, ngay từ đầu, nhân dân ta đã căm ghét, xa lánh Nho giáo. Cũng vì vậy mà, chống Nho giáo, chống Hán hoá đã trở thành một bộ phận, một mục tiêu quan trọng trong sự

nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược phương Bắc, bảo vệ sự sống còn của dân tộc ta trong suốt thời kỳ Bắc thuộc. Với ý thức về một nền văn hoá riêng, lâu đời và phát triển khá cao (từ trước khi bị thuộc Bắc) cùng ý chí quật cường, hành động dũng cảm của những người Việt yêu nước quyết tâm bảo vệ nền văn hoá riêng của mình, khôi phục chủ quyền dân tộc đã đẩy lùi được chiều hướng tư tưởng bị áp đặt bởi kẻ xâm lược.

Nho giáo gặp trở ngại nên rất khó bám rễ được vào đời sống của nhân dân ta, nó đã thất bại trong nhiệm vụ chiến lược là thực hiện chính sách “đồng hoá” mà chính quyền đô hộ giao cho, nó chỉ có thể ảnh hưởng ở những nơi mà giai cấp phong kiến phương Bắc đặt ách thống trị. Hơn nữa, do vị thế ở ngã ba các đường lan truyền, giao thoa kinh tế, văn hoá mà tại Việt Nam không chỉ có Nho giáo mà nhiều dòng tư tưởng khác cũng được du nhập vào như Phật giáo, Đạo giáo...trong đó Phật giáo với nội dung và đặc tính từ bi, bình đẳng cho nên ngay từ đầu, Phật giáo đã có ưu thế hơn Nho giáo rất nhiều.

Trong khi Nho giáo chỉ dừng lại ở tầng lớp trên xung quanh chính quyền ngoại bang, bào chữa cho sự xâm lược của chúng, thuyết phục nhân dân ta quy thuận sự thống trị của phương Bắc, thần phục nhà vua của nước lớn, gò bó con người vào trật tự chính trị đương thời...thì Phật giáo lại thuận lợi trong việc thâm nhập vào các tầng lớp nhân dân, đứng về phía những người đau khổ. Phật giáo không hoàn toàn là công cụ của kẻ xâm lược. Với tư tưởng bình đẳng bác ái, Phật giáo đã đóng vai trò là vũ khí tinh thần để đoàn kết nhân dân lao động, khuyến khích tinh thần chiến đấu chống lại ách đô hộ của phong kiến Trung Hoa. Nhiều tư tưởng của đạo Phật khá gần gũi với những tập quán, tín ngưỡng dân gian của người Việt, nên nó nhanh chóng được người Việt chấp nhận, phát triển khá nhanh mà hầu như không gặp phải sự phản ứng và chống đối gay gắt từ phía nhân dân. Bên cạnh đó, cũng giai đoạn này, Đạo giáo mà nhất là Đạo giáo phù thuỷ gần với tín ngưỡng ma thuật của người Việt cổ cũng được tiếp nhận và ảnh hưởng khá sâu rộng trong nhân dân.

Như vậy, trong giai đoạn đầu, Nho giáo chưa vào sâu được trong dân gian. Trong đời sống tinh thần, ưu thế vẫn thuộc về Phật giáo và Đạo giáo.

Ở buổi đầu, ý thức về vai trò của Nho giáo đối với việc cai trị, hai thái thú Tích Quang và Nhâm Diên, một số quan lại Trung Quốc đã “dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa” ở Giao Chỉ và Cửu Chân. Tuy nhiên, các sách kinh điển của Khổng giáo được dùng chủ yếu để giảng dạy cho con em quan lại địa chủ Hán tộc. Ngoài ra, cũng có một số là con em tầng lớp trên của xã hội Việt Nam tham gia học. Nhưng số người học hành đỗ đạt còn ít và đều được tuyển lựa vào bộ máy cai trị, một số được đưa về Trung Quốc sử dụng. Để đạt mục tiêu bóc lột và đồng hoá nhân dân ta, nhà Đông Hán đã củng cố và hoàn thiện chính quyền đô hộ ở Giao Chỉ, muốn xoá bỏ lối “dùng tục cũ mà cai trị”, áp dụng pháp luật Hán ở Giao Chỉ để trói buộc nhân dân và hạn chế quyền hành của Lạc tướng (thời Tích Quang và Nhâm Diên làm thái thú ở Giao Chỉ và Cửu Chân vẫn để cho các lạc tướng làm chủ trong các lạc ấp của họ). Thái thú Giao Chỉ Tô Định thay thế Tích Quang, là kẻ tàn bạo, tham lam. Hắn ra sức vơ vét thuế khoá, khống chế, đè nén các lạc tướng và con cháu họ, khiến cho cả quý tộc cũ và nhân dân đều oán hận chính quyền đô hộ. Hành vi bạo ngược của Tô Định đã dẫn tới phong trào nổi dậy của nhân dân trên toàn đất nước ta mà đỉnh cao nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa đó thể hiện sự phản kháng của người Việt trước ách đô hộ ngoại xâm, cũng qua đó mà phản kháng công cụ tinh thần mà nhà Hán sử dụng. Sự phản kháng này là tự nhiên và tất yếu của một cộng đồng tự trị. Tuy nhiên, không lâu sau, khi Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta, đàn áp nghĩa quân của Hai Bà Trưng, đất nước ta lại mất quyền độc lập. Sự thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng cho thấy, mô hình chính trị -văn hoá thời các Vua Hùng mà Hai Bà khôi phục lại đã trở nên bất cập trước đòi hỏi của lịch sử. Đồng thời, sự thất bại đó cũng đem lại một bài học lớn: trước một kẻ thù hùng mạnh gấp nhiều lần cả về quân sự và văn hoá là đế quốc Trung Hoa, dân tộc ta cần có một thời

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí