Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 4

gian để trưởng thành về mặt tư duy và tích luỹ kinh nghiệm. Quá trình vận động này diễn ra trong điều kiện nhà Hán thi hành nhiều chính sách hiểm độc nhằm đồng hoá cộng đồng Việt về mọi mặt văn hoá, chính trị, xã hội...nên hết sức gay go, trải qua nhiều bước thăng trầm và lâu dài mà ở mỗi giai đoạn, tư duy dân tộc lại tiến thêm một bước phù hợp hơn cho việc giải quyết thách thức mà lịch sử đặt ra là: bảo vệ chủ quyền dân tộc và chống lại sự đồng hoá.

Vì vậy, bắt đầu từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trong tư duy người Việt luôn song song tồn tại hai xu hướng vừa đấu tranh, vừa hội nhập với các yếu tố tinh thần ngoại nhập. Hai xu hướng này tương tác với nhau đã đưa đến một diện mạo mới trong thế giới quan, nhân sinh quan của người Việt trong điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội mới của đất nước thời Bắc thuộc sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sĩ Nhiếp là một điển hình cho khuynh hướng hội nhập các yếu tố văn hoá ngoại lai trong đời sống tinh thần của người Việt ở ba thế kỷ đầu công nguyên. Ông gốc là người Quảng Tín, Thương Ngô, quận Giao Chỉ. Thủa nhỏ theo học ở kinh sư nhà Hán, chuyên chú vào tác phẩm Tả thị Xuân Thu, đậu Hiếu liêm, được bổ làm Thượng thư lang. Năm 187 đời Hán Linh Đế, được cử làm thái thú Giao Chỉ. Trong thời Sĩ Nhiếp, Nho giáo đã được phổ biến rộng rãi hơn trong tầng lớp quí tộc và nhằm ổn định nền thống trị ở Giao Châu. Nhà nho nước ta đời sau đã đề cao Sĩ Nhiếp tôn là Sĩ Vương, lại gọi ông là “Nam giao học tổ”.

Điều đó cho thấy, đến thời kỳ này, tri thức Hán học của tầng lớp ưu tú trong xã hội đã có một bước tiến khá dài cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá Hán vào cộng đồng Việt đã đậm nét hơn trước. Chính sách cai trị Sĩ Nhiếp không chỉ thu hút các nhân sĩ tài ba của Trung Nguyên xuống Giao Chỉ lánh nạn và qua đó truyền bá các yếu tố của văn hoá Hán trong đó có Nho giáo, mà ông còn tạo ra một môi trường thuận lợi để người Việt chủ động tiếp thu các yếu tố đó.Bằng tấm gương Hán học thông tuệ và chính sách cai trị khôn ngoan, ông đã khởi xướng cho một hướng đi mới trong việc giải bài toán

chính trị - lịch sử: làm thế nào để bảo vệ nền tự chủ của Giao Chỉ trước một thế lực lớn?

Sĩ Vương biết lấy khoan hậu khiêm tốn để kính trọng kẻ sĩ, được người thân yêu mà đạt đến quý thịnh một thời. Lại hiểu lễ nghĩa, thức thời, tuy tài và dũng không bằng Triệu Vũ Đế, nhưng chịu nhún mình thờ nước lớn, để giữ vẹn bờ còi, có thể coi là người trí [5, 228].

Đường hướng cai trị này thực chất là sản phẩm kết hợp giữa lối tư duy mềm dẻo yêu hoà bình, chuộng sự hoà hợp của người Việt với việc vận dụng các chuẩn mực đạo đức - chính trị Trung Hoa vào thực tiễn xã hội Việt Nam. Nhìn chung, sau mấy trăm năm cho đến thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ, Nho giáo đã có bước phát triển trong tầng lớp trên của xã hội. Đã có nhiều người Việt thành danh theo con đường Nho học, khoa cử ở triều đình Trung Hoa. Đời Hán Minh Đế (năm 68 -75), một người Giao Châu tên là Trương Trọng được các sử gia đánh giá là có học vấn, trí mưu, dũng cảm. Ông được cử làm Kê lại (chức quan coi sổ sách) ở Nhật Nam (thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) và sau được làm thái thú ở Kim Thành, Trung Quốc. Thế kỷ II có Lý Tiến, người Cao Hưng quận Giao Chỉ, thông hiểu kinh truyện, được bổ làm chức công tào ở quận, rồi thăng dần lên chức kỵ đô uý. Năm 137, được bổ làm thái thú quận Linh Lăng, Trung Quốc và khoảng năm 184-189 được cử làm thứ sử Giao Châu. Bấy giờ ở Giao Châu có nhiều Hiếu liêm, Mậu tài được cử làm trưởng lại ở Giao Châu theo lời xin của Lý Tiến, nhưng không được làm quan ở Trung Nguyên vì Hán Đế sợ “người phương xa nói láo mà chỉ trích triều đình Trung Quốc” [3, 121]

Thế kỷ III có Lý Cầm là người Giao Châu làm túc vệ ở điện đài, sau làm đến chức tư lệ hiệu uý.Tuy nhiên, sự mở rộng đó của Nho giáo chỉ là trong một phạm vi nhỏ thuộc tầng lớp trên được ưu đãi, những người Việt đỗ đạt đều trở thành những người phục vụ cho chính quyền đô hộ. Còn trong dân gian, phong tục, tập quán tín ngưỡng và tình cảm Lạc Việt vẫn là gốc rễ phổ

biến và bền chặt. Người dân Việt lúc đó vẫn ở nhà sàn chứ không ở nhà đất, đi đất mà chẳng đi giày, chèo thuyền, cưỡi voi chứ không đi xe cưỡi ngựa, đúc trống đồng chứ không đúc đỉnh vạc, mở hội làng mà chẳng tế Nam giao, hôn nhân nam nữ còn tương đối bình đẳng, tự do chứ chưa biến hẳn phụ nữ thành món hàng để bán mua sai khiến, hát giao duyên nam nữ mà chẳng tấu nhạc cung đình...

Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta lúc ấy thể hiện rò nét sự hoà đồng giữa người với người trong cộng đồng của mình chứ chưa bị ràng buộc bởi cái tôn ti trật tự hà khắc mà Nho giáo áp đặt...Tóm lại, thời kỳ đầu công nguyên đã diễn ra cuộc đấu tranh dưới nhiều dạng thức giữa văn hoá cổ truyền của dân tộc với sự xâm nhập của Nho giáo. Cuộc đấu tranh đó khi thì âm ỉ, khi thì bùng nổ thành các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác nhau nhằm đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa cũng như âm mưu đồng hoá của chúng. Đáng chú ý là, ngoài con đường du nhập Nho giáo mang tính chất áp đặt, cưỡng bức như đã trình bày ở trên, trong thời kỳ Bắc thuộc còn diễn ra con đường du nhập “hoà bình” thông qua những trí thức, binh lính, lái buôn, thợ thủ công, nông dân Trung Quốc. Những tầng lớp người này vì những lý do khác nhau đã sang định cư hẳn ở nước ta. Họ đã mang vào nước ta nhiều yếu tố của văn hoá Hán tộc, trong đó có Nho giáo, vì họ thường chịu ảnh hưởng của Nho giáo, hệ ý thức thống trị ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Nghiên cứu các truyền thuyết dân gian nảy sinh ở nước ta trong thời Bắc thuộc có thể thấy, thứ Nho giáo đã “dân gian hoá” ở Trung Quốc được văn hoá dân gian Việt tiếp thu dễ hơn là thứ Nho giáo trong các sách kinh điển mà quan lại và nho sĩ Trung Quốc “dạy dỗ” cho dân ta. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc khi nhập cư có đem theo những yếu tố này nọ của văn hoá Trung Hoa như vậy, nhưng cuối cùng thì họ đã không đồng hoá được nhân dân ta vào Hán tộc.

Trái lại, để có thể thích nghi với môi trường thiên nhiên và xã hội, họ đã phải đồng hoá vào nhân dân Việt, vào văn hoá Việt, một nền văn hoá có bản sắc độc đáo, thể hiện sự hài hoà giữa những con người trong môi trường xã hội...Một dẫn chứng tiêu biểu cho tình hình ấy là sự kiện sau khi chiến thắng được Hai Bà Trưng thì tướng giặc là Mã Viện đã thiết lập ở nhiều nơi trên đất nước ta những cụm cư dân người Hán để dễ bề kiểm soát và kìm kẹp người Việt. Sử cũ gọi đó là dân Mã Lưu, tức là dân Hán do Mã Viện lưu ở Giao Chỉ. Nhưng dân Mã Lưu đã không đồng hoá được người Việt vào Hán tộc mà rút cục họ lại hoà nhập vào nhân dân Việt. Và cái tên Mã Lưu chỉ lưu lại trong sử sách một thí nghiệm thất bại của đế chế Hán trong việc thiết lập những cụm thực dân với mục đích Hán hóa nhân dân Việt. Mặc dù mục đích truyền bá Nho giáo của chính quyền xâm lược để khuất phục, đồng hoá dân tộc Việt không thành công, nhưng nó cũng làm cho người Việt quen với Nho giáo, rồi từ đó có sự thay đổi trong nhận thức, trong thái độ đối với Nho.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Từ thế kỷ VI trở đi, cùng với sự trưởng thành của ý thức độc lập của người Việt, việc tiếp thu các giá trị phù hợp với dân tộc trong Nho giáo trở nên một nhu cầu thực tế của đất nước. Chính sự thống trị cưỡng bức của nhà Hán và các điều kiện xã hội dần được xác lập ở Việt Nam gần giống với xã hội Trung Quốc thời Hán mà ở mức độ nhất định, Nho giáo đã có ảnh hưởng đến văn hoá và tư tưởng (đặc biệt là tư tưởng chính trị - xã hội) của người Việt. Số người Việt chống đối Nho và xa lánh Nho vẫn còn, nhưng bên cạnh đó đã xuất hiện khuynh hướng học Nho để sử dụng kiến thức Nho học vào việc chống lại ách thống trị của người Hán. Kinh điển của Nho giáo đã cung cấp cho người Việt một tư duy chính trị, lịch sử, xã hội mang tính lý luận cao và bằng chính tư duy lý luận đó, người Việt ngày càng tự ý thức rò hơn về con đường đấu tranh giành lại chủ quyền cho dân tộc. Nhận thức rò âm mưu thống trị của Trung Hoa và dã tâm đồng hoá của kẻ ngoại bang, các thế hệ thủ lĩnh người Việt dần dần từ bỏ

con đường thoả hiệp, hoà bình với kẻ thù và đã không ngừng tận dụng những cơ hội lịch sử có được để nổi dậy giành lại quyền tự chủ.

Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 4

Hơn nữa, với sự tiếp thu Nho giáo, tầng lớp ưu tú người Việt đã nâng ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc, ý thức độc lập tự chủ lên một tầm lý luận mới cao hơn để tự ý thức này ngày càng trở thành động lực, thành chất keo liên kết các thành viên trong cộng đồng Việt đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập và chủ quyền dân tộc. Ý thức cộng đồng dần dần phát triển thành tinh thần yêu nước nồng nàn. Sự tôn trọng thủ lĩnh đã dần phát triển thành lòng trung thành với vị quân vương đại diện cho lợi ích của dân tộc. Ý thức độc lập, tự chủ đã triển khaithành các đường lối chiến lược đấu tranh và những dự án xây dựng đất nước ngang tầm với kẻ thù phương Bắc. Những bước phát triển đó cho thấy, người Việt lúc này không chỉ chống sự xâm lược, đồng hoá của kẻ thù mà còn biết tận dụng những thành tựu tư duy văn hoá của kẻ đi xâm lược, biến nó thành vũ khí lý luận tinh thần chống lại chính kẻ thù đó. Triều đại Tiền Lý của Lý Bí chính là được xây dựng theo xu hướng theo, tinh thần của Nho giáo, từ tư tưởng của Châu Công, Khổng Tử. Lý Bí tự xưng đế (Nam Việt Đế),có nghĩa là ngang hàng với đế vương phương Bắc, lấy niên hiệu là “Thiên Đức”, có nghĩa là đức chính của triều Lý có nguồn gốc tự trời, chịu mệnh ở trời. Tư tưởng “Thiên mệnh”, “Đức trị” là những tư tưởng cơ bản của Nho giáo. Khổng Tử từng cho rằng, chỉ có đức trị mới quy tụ được lòng người.

Mô hình về triều đại của Nam Việt Đế Lý Bí là sự thử nghiệm đầu tiên về việc dùng lý thuyết chính trị của Nho giáo để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam về sau cũng cơ bản lựa chọn mô hình này. Nội dungvà hình thức của các tổ chức nhà nước qua các thời kỳ “độc lập” ngắn ngủi do Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Hạo...lập nên đã chứng tỏ điều đó. Như vậy, từ thế kỷ VI nửa cuối thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo đã từng bước đi sâu vào đời sống tư tưởng người Việt trên phương diện một nhãn quan chính trị - xã hội, cung cấp cho người Việt những tri thức và kinh

nghiệm hữu ích về lịch sử, về cách thức tổ chức xã hội, Nhà nước...Nho học thời kỳ này cũng được truyền bá sâu hơn trong tầng lớp trên của xã hội. Những người Việt có điều kiện học hành cũng đỗ đạt cao. Số người thi vào cấp bậc cao của hệ thống Nho học ngày một nhiều. Đến nỗi năm 845, nhà Đường phải quy định: sĩ tử An Nam thi khoa tiến sĩ không được quá 8 người, thi khoa minh kinh không được quá 10 người. Tiêu biểu cho những nhà nho có học vị cao và có trình độ thực lực Nho học ở cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX dưới triều đại nhà Đường là hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục. Công Phụ đậu tiến sĩ, làm quan đến Gián nghị đại phu, sau vì thẳng thắn can gián vua Đường, bị giáng chức. Công Phục cũng đậu tiến sĩ, làm đến Bắc bộ thị lang.

Cũng từ thế kỷ VI, VII trở đi, từ Trung Quốc vào, Phật giáo đã mang trong mình nó những yếu tố văn hoá phương Bắc, trong đó có Nho giáo. Phật giáo đã thông qua những nhà trí thức biết đọc chữ Hán để phổ biến kinh sách của nó. Chính vì thế mà những trí thức Phật giáo thường am hiểu cả Nho giáo. Họ nghiên cứu văn hoá Trung Quốc, viết văn và làm thơ bằng chữ Hán. Kinh Phật có khi còn được chú dịch, lý giải theo quan điểm kinh điển Nho gia và được biện chính bằng lịch sử văn hoá Trung Quốc. Còn Nho giáo lúc này thì đã mang tính chất huyền học (pha Đạo giáo và Phật giáo). Như vậy, mối quan hệ giữa Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đã trở nên khá gần gũi và đó là một nhân tố, điều kiện của sự “chuẩn bị cho chính sách Tam giáo đồng nguyên thời Lý -Trần” [15, 12].

Thời Lý, Nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một vị trí khá khiêm tốn.

Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiên hiền, làm nơi dạy các Hoàng Thái tử học.

Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi đầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh.

Năm 1076, nhà Lý mở trường Quốc Tử giám.

Đến năm 1086, Triều đình lập Hàn lâm viện, nho sĩ Mạc Hiển Tích được tuyển bổ làm Hàn lâm học sĩ.

Năm 1195, mở khoa thi tam giáo đầu tiên.

Sang thời Trần, Nho giáo và Nho học khởi sắc hơn. Nhiều trường Nho học được mở, khoa cử được tổ chức thường xuyên và theo định kỳ.

Các vua Trần đã cố gắng dung hòa Phật – Nho trong đường lối trị nước. Đây không phải là một trường hợp ngẫu nhiên mà xuất phát từ những nhu cầu tổ chức, quản lý xã hội đặt ra lúc bấy giờ.Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…Họ đã dần dần tham chính, nắm giữ các chức vụ trọng trách trước đây chỉ dành cho tầng lớp quý tộc tông thất.

Sự phát triển của Nho giáo đã lấn át dần Phật giáo. Nho giáo quy định chặt chẽ chế độ tôn ty trật tự của xã hội phong kiến từ gia tộc đến quốc gia.Giai cấp thống trị lúc bấy giờ muốn dựa vào Nho giáo và chế độ đào tạo nhân tài theo mô hình phương Bắc để khống chế đời sống tư tưởng của nhân dân. Đây là lẽ tất yếu, bởi Phật giáo về bản chất là một học thuyết tôn giáo và chủ trương xuất thế cầu giải thoát, về lâu dài không thể đảm đương nổi chức nặng gánh vác công việc xã hội, xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền quan liêu.

Cuối thế kỷ XIV cuộc đấu tranh giữa 2 phái Nho giáo và Phật giáo bắt đầu bùng lên. Ngoài dân gian Phật giáo vẫn phát triển mạnh mẽ bắt nguồn từ những điều kiện mà chế độ phong kiến đương thời không thể giải quyết được: vấn đề tâm linh.

1.3.2 Khái quát chung về Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo thế giới, được xuất hiện ở Ấn Độ, vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN. Với hệ thống giáo lý chủ trương bình đẳng giữa các chúng

sinh, mở đường giải thoát cho họ khỏi bất hạnh khổ đau..., đạo Phật đã nhanh chóng được phổ biến và ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng nhân dân.

Sự phát triển của Phật giáo đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống lúc đó, không chỉ trong phạm vi dân tộc mà lan rộng ra cả quốc gia khác, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Phật giáo vào Việt Nam trước tiên bằng đường biển, từ phương Nam lên, do các nhà Sư Ấn Độ theo thuyền buôn. Luy Lâu (vùng Dâu, Hà Bắc) có thể là cửa ngò để từ Việt Nam, các nhà sư, nhà buôn viễn xứ mượn đường đi vào đất Hán. Theo “Thiền uyển truyền đăng tập lục”, Pháp sư Đàm Thiên trong khi đàm đạo với vua Nhà Tuỳ (thế kỷ VI -VII) đã cho biết Giao Châu có đường thông thương với Ấn Độ, nên khi ở Giang Đông (Trung Quốc) đạo Phật hãy còn xa lạ thì tại thủ đô Luy Lâu của Giao Châu đã có trên hai mươi Chùa Phật, hơn năm trăm Nhà Sư, đã biết đến mười lăm bộ kinh. Có bằng chứng cho thấy Phật giáo đã từ Việt Nam vào Trung Quốc trước khi Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam.

Thế kỷ III, Ngô Tôn Quyền ở Giang Đông đã được sư Khương Tăng Hội từ Giao Châu sang truyền đạo, Tôn Quyền đã cho cất chùa Kiến Sơ vào dịp này. Đại Việt sử ký Toàn thư Ngô Chí (viết vào thế kỷ IV) chép lại lá thư của một người Hán là Viên Huy, gửi cho Thượng thư Lịch Tuân Úc, năm

207. Thư kể rằng Thái thú Sĩ Tiếp (Sĩ Nhiếp) ở Giao Châu mỗi khi ra đường đều có các nhà Sư Ấn Độ theo xe, xông trầm đốt hương, đánh chuông khánh, thổi kèn sáo.

Do miền Bắc sớm trực tiếp gặp Phật giáo Ấn Độ nên người miền Bắc có từ Bụt (tục ngữ: Gần chùa gọi Bụt bằng anh; Đi với Bụt mặc cà sa, đi với ma mặc áo giấy ...) Bụt do gốc tiếng Ấn Buddha. Sau này tiếp xúc Phật giáo Trung Quốc nên có thêm từ Phật, mượn ở cách người Hoa phiên âm từ Buddha (tiếng Hán -Việt là Phật đà).Về sau, việc truyền đạo trực tiếp từ Ấn sang Ta giảm bớt dần, trong lúc theo đường bộ và đường biển đạo Phật từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022