Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------


CHU MAI ANH


ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG THÔNG TAM GIÁO ĐẾN TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

THỜI LÝ – TRẦN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

NGÀNH TRIẾT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X

Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH

Lời cảm ơn


Trong suốt quá trình làm khoá luận, đã có rất nhiều cá nhân cùng cộng đồng đã giúp đỡ, hộ trợ em. Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết Khoá luận tốt nghiệp.

Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Triết học cùng Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học KHXH và NV đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Do kinh nghiệm thực tế còn non yếu, nên chắc chắn em còn nhiều thiếu sót nên rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thầy cô để giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới đạt kết quả tốt hơn. Em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.

Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2019


Chu Mai Anh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận 2

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

5. Kết cấu của khoá luận 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ DUNG THÔNG TAM GIÁO Ở VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN 4

1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội thời Lý – Trần 4

1.2 Những nhiệm vụ chính trị thực tiễn đặt ra 12

1.3 Những tiền đề tư tưởng cho sự dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo 17

1.3.1 Khái quát chung về Nho giáo 17

1.3.2 Khái quát chung về Phật giáo 28

1.3.3 Khái quát về Đạo giáo 34

CHƯƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG NỔI BẬT CỦA DUNG THÔNG TAM GIÁO TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THỜI LÝ – TRẦN 41

2.1 Ảnh hưởng của sự dung thông tam giáo đến đường lối trị nước thời Lý – Trần 41

2.2 Ảnh hưởng của sự dung thông tam giáo trong việc xây dựng và phát triển giáo dục - khoa cử 46

2.3 Ảnh hưởng của sự dung thông tam giáo đến việc xây dựng và thực thi phát triển pháp luật 57

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dung thông tam giáo ở Việt Nam thời Lý – Trần là một hướng nghiên cứu quan trọng, luôn có ý nghĩa lý luận và tính thời sự cấp thiết. Bởi vì, Nho – Phật – Đạo là các học thuyết triết học – tôn giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, chúng đã sớm du nhập vào nước ta và dần chiếm một vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến Việt Nam, đã ảnh hưởng và tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội. thời Lý – Trần, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động mạnh mẽ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực chính trị. Để hiểu rò hơn vai trò, vị trí, đánh giá những ảnh hưởng của dung thông tam giáo trong lĩnh vực chính trị, chúng ta phải đặt nó trong những điều kiện kinh tế -xã hội cụ thể mà ở đó nó tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc cần thiết phải đi sâu vào việc nghiên cứu thời kỳ Việt Nam khôi phục nền độc lập tự chủ, xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt với sự dung thông của ba tôn giáo chính Nho – Phật – Đạo là hướng tiếp cận quan trọng, có ý nghĩa bản lề. Có điều, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về dung thông tam giáo thời Lý – Trần tại Việt Nam chúng tôi thấy rằng, các công trình tìm hiểu ảnh hưởng của dung thông tam giáo thời Lý -Trần đến lĩnh vực chính trị còn chưa nhiều và có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, cần có sự nghiên cứu và xem xét sâu hơn, tìm hiểu dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo ngay từ thời kỳ nó có những bước phát triển mạnh mẽ ban đầu và trên nhiều mặt Hơn nữa, việc nghiên cứu dung thông tam giáo trong thời Lý -Trần còn giúp hiểu được khí phách tự lập trong học phong, học thuật của ông cha ta lúc bấy giờ cũng như bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong việc tiếp thu các yếu tố văn hoá ngoại nhập. Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý giá trong việc bảo vệ và phát triển nền văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế.

Hiện nay, để phục vụ mục tiêu đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá thành công, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,… thì việc nghiên cứu di sản dung thông tam giáo Nho

– Phật – Đạo ở Việt Nam càng trở thành một nhu cầu thiết yếu. Việc nghiên cứu ấy nhằm đưa ra những căn cứ để đánh giá một cách khách quan về đặc điểm và nội dung, những ảnh hưởng và giá trị của dung thông tam gíao trong lĩnh vực chính trị đối với lĩnh vực chính trị dân tộc thời Lý – Trần, từ đó có thái độ và căn cứ đúng đắn trong việc tiếp thu những di sản của quá khứ để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Ảnh hưởng của dung thông tam gíao Nho – Phật – Đạo trong lĩnh vực chính trị - xã hội ở Việt Nam thời Lý -Trần” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là ảnh hưởng của dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo trong lĩnh vực chính trị - xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần

2.2. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là những ảnh hưởng của dung thông tam giáo trong lĩnh vực chính trị - xã hội cụ thể là ở ba phương diện sau: đường lối trị nước, giáo dục – khoa cử và pháp luật.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận

3.1 Mục đích của khoá luận

Mục đích của khoá luận là trình bày một cách có hệ thống ảnh hưởng của việc dung thông tam giáo ở Việt Nam trong lĩnh vực chính trị - xã hội thời Lý -Trần

3.2 Nhiệm vụ của khoá luận

Nhiệm vụ của khoa luận là phân tích khái quát điều kiện và tiền đề cho sự dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo ở Việt Nam thời Lý – Trần.

Phân tích ảnh hưởng của dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo trong lĩnh vực chính trị - xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của khoá luận là những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin, quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về xã hội và con người

4.2 Phương pháp nghiên cứu của khoá luận

Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin, phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học như : phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử, đối chiếu – so sánh,…

5. Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoá luận gồm hai chương :

Chương 1 : Điều kiện và tiền đề cho sự dung thông tam giáo thời Lý – Trần

Chương 2 : Những ảnh hưởng nổi bật của dung thông tam giáo đền lĩnh vực chính trị - xã hội thời Lý – Trần

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ DUNG THÔNG TAM GIÁO Ở VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN


1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội thời Lý – Trần

Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV là thời kỳ đất nước ta đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hoá và thống nhất dân tộc - những tiền đề quan trọng tạo nên sự phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện sức sống của dân tộc trong thời kỳ Lý - Trần.

Trong thời kỳ này, vấn đề phát triển kinh tế được nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm, vì đó là cơ sở để ổn định tình hình chính trị - xã hội.

Về kinh tế, bằng các chính sách khác nhau, nông nghiệp được đưa lên vị trí hàng đầu. Nông nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp, nhiều nghề của nước ta được hình thành và phát triển, như đồ gốm, dệt gấm, kiến trúc... Kinh tế Đại Việt vốn là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước cho nên triều Lý Trần thực hiện chính sách trọng nông, khuyến nông rất mạnh mẽ. Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý - Trần đã dùng nhiều biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp, tăng diện tích ruộng đất. Các vua còn thân chinh xuống ruộng tịch điền cày mẫu để khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Triều Trần còn lập Ty khuyến nông, đặt các chức quan Hà đê chánh phó sứ. Các vua Trần thường xuyên đi thăm việc đắp đê. Bên cạnh đó, nhà nước còn thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” nhằm kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh, quốc phòng.

Thời Lý - Trần mở đầu cho nền văn minh Đại Việt, vì vậy kinh tế - xã hội nói chung, thủ công nghiệp nói riêng, có bước phát triển đáng kể so với trước đó. Kỹ thuật thủ công nghiệp góp phần đảm bảo mọi nhu cầu thiết yếu

của đời sống xã hội: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, sinh hoạt....Thời kỳ này, sản phẩm của nghề dệt cũng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của ĐạiViệt. Nghề dệt vốn đã nổi tiếng với những sản phẩm: tơ tằm, lông sợi, tơ chuối, đay gai. Làng Nghi Tàm nổi tiếng với nghề dâu tằm, có công chúa Quỳnh Hoa (con vua Lý Thần Tông) làm tổ sư nghề dệt. Công chúa xin vua cha ra tu ở chùa Đống Long (tức chùa Kim Liên) và tại đây, Công chúa đã dạy cho dân làng biết nghề tằm tang canh cửi. Thời kỳ này, nghề gốm đã sản xuất được khá nhiều loại hình sản phẩm phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến thiết đất nước, tư liệu sinh hoạt, trang trí xa xỉ, xây dựng chùa chiền... Thời ấy, các làng gốm đã nổi tiếng như: Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)... Có thể nói, gốm Lý - Trần là đỉnh cao của nghệ thuật gốm trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nghệ thuật đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc khắc hoạ nghệ thuật của các công trình Phật giáo. Dưới thời Lý Trần, các nghề thủ công mỹ nghệ đã tiến một bước khá dài. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Đại Việt được phong kiến nước ngoài coi là báu vật. Khắp nông thôn miền xuôi, đâu cũng có thợ rèn, thợ đúc... Ở miền núi, nghề khai mỏ rất phát đạt, hiện tượng mua bán nhân công cũng đã xuất hiện. Một sử gia Trung Quốc viết: “Giao Chỉ có cái lợi mỏ vàng, mới mua dân về làm nô.”

Các nghề mộc, nề, khắc chạm, sơn thếp cũng phát triển đáp ứng cho nhu cầu xây dựng nhiều chùa chiền của nhà nước và nhân dân. Ngoài ra, nước ta lúc đó còn có nghề in giấy, in bản gỗ đã ra đời. Sau khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, nhiều làng nghề làm giấy đã xuất hiện ở kinh thành như làng Yên Thái, Yên Hoà (làng giấy), làng Hồ, làng Nghè (Nghĩa Đô)... Sản phẩm đó phục vụ cho học hành, thi cử và để viết kinh Phật.

Từ đó, hình thành những trung tâm buôn bán lớn trong nước và ngoài nước, như Thăng Long, Vân Đồn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất và trao đổi, mạng lưới giao thông thuỷ, bộ, hệ thống trạm dịch trong thời Lý – Trần cũng được mở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022