Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn của nhân viên: nghiên cứu trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM - 5


bổ sung thêm yếu tố khác. Bên cạnh đó, khi được hỏi về mối liên hệ giữa các yếu tố trên với sự thỏa mãn công việc thì họ đều đồng tình rằng các yếu tố đó có thể ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của họ trong tổ chức.

Tiếp theo, bảng phỏng vấn sơ bộ được phát ra cho các thành viên tham gia nhằm bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát đo lường các thành phần và ngôn từ sử dụng trong thang đo chất lượng cuộc sống công việc và sự thỏa mãn công việc cho phù hợp và dễ hiểu đối với các đáp viên. Kết quả cho thấy đa số các đáp viên đều thống nhất bổ sung thêm một biến quan sát “Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào tiền lương của mình” vào thang đo “Lương, thưởng công bằng và thỏa đáng” và loại một biến quan sát “Các ý tưởng và sáng kiến mới của anh/chị luôn được ủng hộ” trong thang đo “Sự hòa nhập trong tổ chức làm việc” do họ cho rằng biến này có nội dung chưa rò ràng và không phù hợp.

Sau khi điều chỉnh, tác giả hoàn tất bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức để sử dụng cho nghiên cứu định lượng.

3.2.2.2. Kết quả phát triển thang đo

Thang đo chất lượng cuộc sống công việc (QWL)

Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, các thành phần chất lượng cuộc sống công việc và thang đo được hiệu chỉnh như sau:

Thành phần Lương, thưởng công bằng và thỏa đáng được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ LT1 – LT5.

LT1: Mức lương tương xứng với kết quả làm việc của anh/chị. LT2: Tiền lương được trả cho anh/chị là công bằng.

LT3: Phần thưởng tương xứng với kết quả anh/chị đóng góp cho ngân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

hàng.


Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn của nhân viên: nghiên cứu trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM - 5

LT4: Anh/chị hài lòng với chế độ phúc lợi của ngân hàng.

LT5: Anh/ chị có thể sống hoàn toàn dựa vào tiền lương của mình.


Thành phần Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ DK1 – DK5.

DK1: Anh/chị nhận thấy khối lượng công việc của mình phù hợp.

DK2: Anh/chị nhận thấy số giờ làm việc hàng tuần được quy định hợp

lý.

DK3: Nơi làm việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết để phục vụ

cho công việc.

DK4: Nơi làm việc mang lại cho anh/chị cảm giác thoải mái. DK5: Nơi làm việc mang lại cho anh/chị cảm giác an toàn.

Thành phần Phát triển năng lực cá nhân được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ NL1 – NL4.

NL1: Anh/chị được hoàn toàn tự chủ trong công việc của mình.

NL2: Anh/chị được tạo điều kiện thực hiện các công việc có tính chất quan trọng.

NL3: Anh/chị được tạo điều kiện thực hiện nhiều công việc khác nhau. NL4: Anh/chị hiểu rò trách nhiệm công việc của mình.

Thành phần Cơ hội phát triển nghề nghiệp được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ CH1 – CH4.

CH1: Anh/chị có nhiều cơ hội để thăng tiến.

CH2: Các chương trình đào tạo ở ngân hàng có hiệu quả tốt.

CH3: Anh/chị được tạo điều kiện học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

CH4: Ngân hàng định hướng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho anh/chị rò ràng.

Thành phần Sự hòa nhập trong tổ chức làm việc được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ HN1 – HN4.

HN1: Anh/chị được đối xử công bằng, không phân biệt.


HN2: Quan hệ của anh/chị với đồng nghiệp thân thiện. HN3: Anh/chị luôn nhận được sự quan tâm của cấp trên.

HN4: Mọi người sẵn sàng hợp tác với nhau để thực hiện công việc.

Thành phần Sự tuân thủ luật và bảo vệ quyền lợi nhân viên được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ QL1 – QL4.

QL1: Các quyền của người lao động được ngân hàng bảo đảm đầy đủ. QL2: Anh/chị được tạo điều kiện tham gia phát biểu ý kiến của mình. QL3: Các đặc tính cá nhân của anh/chị luôn được tôn trọng tại nơi làm

việc.

QL4: Các chính sách và nội quy làm việc đều tuân thủ các quy định của

pháp luật.

Thành phần Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sốngđược đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ CB1 – CB4.

CB1: Anh/chị có đủ thời gian dành cho gia đình của mình.

CB2: Anh/chị có đủ thời gian dành cho hoạt động giải trí của mình.

CB3: Anh/ chị dễ dàng cân bằng được nhu cầu công việc và đời sống cá nhân.

CB4: Lịch trình làm việc và nghỉ ngơi của anh/chị rất hợp lý.

Thành phần Nhận thức về trách nhiệm xã hội của tổ chức được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ TN1 – TN5.

TN1: Anh/chị cảm thấy tự hào về công việc của mình ở ngân hàng. TN2: Anh/chị cảm thấy tự hào về hình ảnh của ngân hàng đối với xã hội.

TN3: Ngân hàng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội.

TN4: Ngân hàng luôn tạo ra cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao.

TN5: Ngân hàng có chính sách việc làm tốt cho người lao động.


Thang đo sự thỏa mãn công việc:

Thang đo sự thỏa mãn công việc sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào thang đo của Dubinsky và cộng sự (1986), sau khi điều chỉnh gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ STM1 đến STM5.

STM1: Công việc hiện tại của anh/ chị thú vị.

STM2: Anh/ chị hài lòng với tính chất công việc của mình. STM3: Anh/ chị hạnh phúc với công việc mình đang làm. STM4: Anh/ chị sẽ tiếp tục làm công việc này.

STM5: Nói chung anh/ chị hài lòng với công việc này.

Đối với các biến quan sát của thang đo, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm.

3.3. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng: dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp các nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Dữ liệu thu thập sau khi làm sạch được sử dụng để đánh giá các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình. Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại TP. HCM vào tháng 6/2013.

3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đối tượng khảo sát là các nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM.

Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo Hair & ctg (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) để có thể sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tỷ lệ này tốt nhất là 10:1 trở lên.


Ngoài ra, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu cần phải thỏa mãn công thức:

n > = 8m + 50

Trong đó:

n: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mô hình

Trên cơ sở đó, nghiên cứu này chọn kích thước mẫu như sau:

Kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA): 5 x 40 = 200 (40 là số biến đo lường trong mô hình).

Kích thước mẫu để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất: n >= 8 x 8 + 50

n >= 114

Như vậy, kích thước mẫu tối thiểu để thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bội là n >=200. Trong nghiên cứu này tác giả chọn kích thước mẫu n = 210.


Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát với các nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang tham gia học tại các lớp cao học ban đêm và các lớp cao học về ngân hàng trên địa bàn TP. HCM thông qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp. Tổng số lượng bảng câu hỏi phát ra trực tiếp cho các đối tượng này là 250 bản. Đồng thời nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát qua mạng thông qua công cụ Forms – Google Docs với tổng số lượng 50 bản.

3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các bản phỏng vấn sau khi thu thập sẽ được xem xét và loại đi những bản không đạt yêu cầu. Sau đó sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0


Thông qua phần mềm SPSS, tác giả thực hiện phân tích dữ liệu bằng các công cụ như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và phân tích khác biệt.

Phân tích Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi alpha đạt từ 0.6 trở lên.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 24) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha có giá trị từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Song cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)

Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 350-351) cho rằng: “Về lý thuyết, Cronbach Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach Alpha quá lớn (a >

.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy)”

Tuy nhiên, hệ số Cronbach Alpha không cho biết nên loại bỏ biến nào và nên giữ lại biến nào. Do vậy, bên cạnh Cronbach Alpha người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation). Theo Nunnally và Bernstein (1994, trích trong Nguyễn Đình Thọ 2011), nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) >= 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.

Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố EFA bao gồm:


- Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO được dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố EFA. EFA được gọi là thích hợp khi 0.5≤ KMO ≤1 và Sig < 0.05. Trường hợp KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008).

- Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (factor loading): biểu thị tương quan đơn giữa các biến với nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và cộng sự (2006), factor loading >0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; factor loading > 0.4 được xem là quan trọng; factor loading >0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Bên cạnh đó, Hair & cộng sự (2006) cũng khuyên rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0.75

- Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue và chỉ số Cumulative. Trong đó:

Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi

nhân tố

Cumulative: tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải

thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát.

Các nhân tố chỉ được rút trích tại Eigenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%

- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố

>= 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

- Phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1


Phân tích hồi quy:

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy ta cần xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến. Kế đến ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện như sau:

- Các biến được đưa vào phân tích hồi quy theo phương pháp Enter;

- Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ta dùng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2;

- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể;

- Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0;

- Đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số Beta;

- Cuối cùng ta tiến hành dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong phân tích hồi quy.

Tóm tắt

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu định tính, kết quả phát triển thang đo, thiết kế nghiên cứu định lượng, xác định mẫu nghiên cứu định lượng và các phương pháp phân tích dữ liệu. Đây là bước chuẩn bị cần thiết cho việc thực hiện và xác định kết quả nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022