An toàn tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam - 1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án


Nguyễn Quốc Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN 16

TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16

1.1. TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16

1.1.1. Ngân hàng thương mại 16

1.1.2. Tài chính của Ngân hàng thương mại 21

1.2. AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23

1.2.1. Khái niệm 23

1.2.2. Ý nghĩa của an toàn tài chính đối với Ngân hàng thương mại 25

1.2.3. Nội dung an toàn tài chính của Ngân hàng thương mại 27

1.2.4. Chỉ tiêu phản ánh an toàn tài chính của Ngân hàng thương mại 30

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn tài chính của Ngân hàng thương mại 41

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM 48

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế 48

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam 59

Kết luận chương 1 62

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 63

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 63

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 63

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 67

2.2. THỰC TRẠNG AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 79

2.2.1. An toàn vốn 79

2.2.2. Thực trạng an toàn tài sản 94

2.2.3. An toàn thanh khoản 113

2.2.4. Khả năng sinh lời 118

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 123

2.3.1. Kết quả đạt được 123

2.3.2. Hạn chế 126

2.3.3. Nguyên nhân 129

Kết luận chương 2 135

CHƯƠNG 3: 136

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 136

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 136

3.1.1. Cơ hội và thách thức của ngành ngân hàng 136

3.1.2. Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

..........................................................................................................................137

3.1.3. Định hướng đảm bảo an toàn tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam 140

3.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 141

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an toàn vốn theo Hiệp ước Basel..141

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tài sản 161

3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản 167

3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ 170

3.2.5. Hoàn thiện mô hình Stress Test kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng 173

3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ 175

3.3. KIẾN NGHỊ 181

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 181

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 184

Kết luận chương 3 186

KẾT LUẬN 187


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính tại Bangkok Bank 55

Bảng 1.2: Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro tại Bangkok Bank 56

Bảng 1.3: Lộ trình thực hiện tỷ lệ an toàn thanh khoản theo Basel 3 59

Bảng 1.4: Tỷ lệ an toàn thanh khoản tại HSBC 59


Bảng 2.1: Danh sách các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam 66

Bảng 2.2: Tổng tài sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 68

Bảng 2.3: Hoạt động huy động vốn của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 72

Bảng 2.4: Thu nhập thuần ngoài lãi của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 75

Bảng 2.5: Lợi nhuận trước thuế của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 77

Bảng 2.6: Quy mô vốn tự có của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 81

Bảng 2.7: Vốn cấp 1 của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013

- 2019....................................................................................................................83

Bảng 2.8: Vốn cấp 2 của các NHTM cổ phần niêm yết Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 86

Bảng 2.9: Tỷ trọng vốn cấp 1 trong vốn tự có của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 87

Bảng 2.10: Hệ số CAR của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 88

Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 95

Bảng 2.12: Dư nợ tín dụng trên thị trường 1 của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam 97


Bảng 2.13: Dư nợ tín dụng trên thị trường 2 của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 100

Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 101

Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 103

Bảng 2.16: Tỷ lệ nợ xấu bao gồm cả nợ xấu bán cho VAMC của một số NHTM cổ phần niêm yết chưa hoàn thành mua nợ tại VAMC 107

Bảng 2.17: Tỷ trọng Trái phiếu Chính phủ trong tổng tài sản của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 108

Bảng 2.18: Tỷ trọng chứng khoán của các TCTD khác so với tổng tài sản mà các NHTM cổ phần niêm yết nắm giữ giai đoạn 2013 - 2019 109

Bảng 2. 19: Tỷ trọng chứng khoán của TCKT mà các NHTM cổ phần niêm yết nắm giữ giai đoạn 2013 - 2019 110

Bảng 2.20: Tỷ lệ trái phiếu của TCKT được xếp nợ đủ tiêu chuẩn do các NHTM cổ phần niêm yết nắm giữ giai đoạn 2013 - 2019 111

Bảng 2.21: Tỷ lệ LLR của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 112

Bảng 2.22: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 -2019 114

Bảng 2.23: Tỷ lệ LDR của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 115

Bảng 2. 24: Tỷ trọng thu nhập thuần từ lãi của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 118

Bảng 2. 25: Tỷ lệ ROA, ROE của các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 120


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro của ANZ 50

Sơ đồ 3. 1: Trọng tâm ICAAP 149

Sơ đồ 3.2: Quy trình tự đánh giá RRHĐ 159

Sơ đồ 3. 3: Quy trình thực hiện công cụ KRI 160


DANH MỤC VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nguyên ngữ

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

AIRB

Tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ phương pháp nâng cao

ALCO

Ủy bản quản lý Tài sản – Nợ phải trả

AMC

Công ty quản lý tài sản

BCBS

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIS

Ngân hàng thanh toán quốc tế

CAGR

Tốc độ tăng trưởng bình quân

CAR

Hệ số an toàn vốn

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia

CNTT

Công nghệ thông tin

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DPRR

Dự phòng rủi ro

DTBB

Dự trữ bắt buộc

EAD

Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam

EL

Tổn thất dự kiến

FIRB

Tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ phương pháp cơ bản

GTCG

Giấy tờ có giá

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HDBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ

Chí Minh

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

ICAAP

Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ

IFC

Công ty Tài chính Quốc tế

ILAAP

Quy trình đánh giá mức độ an toàn thanh khoản nội bộ

IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

An toàn tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam - 1


IRB

Phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KRI

Chỉ số rủi ro chính

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

LDC

Thu thập dữ liệu tổn thất

LDR

Tỷ lệ dư nợ/ Tổng tiền gửi

LGD

Mô hình định lượng tổn thất khi vỡ nợ

LCR

Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản

LLR

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

MB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

NCS

Nghiên cứu sinh

NSFR

Tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn và vốn ổn định so với các tài sản

dài hạn

NCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PD

Mô hình rủi ro tín dụng xác suất vỡ nợ

QTRR

Quản trị rủi ro

RCSA

Tự đánh giá kiểm soát và rủi ro

ROA

Tỷ lệ sinh lời/Tổng tài sản

ROE

Tỷ lệ sinh lời/ Vốn chủ sở hữu

RRHĐ

Rủi ro hoạt động

RRLS

Rủi ro lãi suất

RRTD

Rủi ro tín dụng

RRTK

Rủi ro thanh khoản

RRTT

Rủi ro thị trường

RWA

Tài sản có rủi ro


Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TienphongBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

TSCĐ

Tài sản cố định

TSBĐ

Tàu sản bảo đảm

VAMC

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản

của các Tổ chức tín dụng Việt Nam

VaR

Giá trị chịu rủi ro

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VietinBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

UL

Tổn thất ngoài dự kiến

VPBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

VVF

Công ty tài chính Vinaconex - Viettel

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng để cho vay, cung ứng dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng trong nền kinh tế. Hệ thống NHTM thực hiện vai trò điều tiết dòng vốn trong nền kinh tế từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, thực hiện chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế. Là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Là trung gian tài chính trong nền kinh tế, NHTM phải chịu trách nhiệm xã hội trước nhiều nhóm người liên quan nên an toàn tài chính để đảm bảo hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho người gửi tiền là nhiệm vụ của NHTM. Thêm vào đó, hoạt động ngân hàng liên quan đến mọi lĩnh vực, thành phần trong nền kinh tế nên hoạt động ngân hàng không an toàn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế vĩ mô. Do vậy, đảm bảo an toàn tài chính là điều kiện tiên quyết để NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển ổn định, bền vững.

Năm 1988, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam gồm 4 NHTM nhà nước, được phân cấp, phân tách chức năng kinh doanh ra khỏi NHNN. Trải qua quá trình phát triển, bên cạnh khối NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần ra đời. Từ năm 2006, một số NHTM cổ phần thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Năm 2008, thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, các NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Từ năm 2008, hệ thống NHTM Việt Nam gồm: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài. Tính đến 31/12/2019, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam gồm: 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 NHTM 100% vốn nước ngoài, 2 NHTM liên doanh, trong số các NHTM nhà nước và cổ phần có 13 NHTM cổ phần niêm yết. So với các NHTM chưa niêm yết, các NHTM cổ


phần niêm yết công khai, minh bạch về tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh. Điều này là cơ sở để các NHTM thuận lợi hơn khi tăng quy mô vốn điều lệ thông qua các đợt phát hành cổ phiếu cũng như nâng cao uy tín, từ đó thu hút khách hàng tốt giao dịch với ngân hàng. Với sự phát triển nhanh chóng, hệ thống NHTM đã khẳng định vai trò quan trọng trong những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, so với các NHTM nước ngoài tại Việt Nam hoặc các NHTM trong khu vực, các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam do còn non trẻ nên việc đảm bảo an toàn tài chính còn nhiều hạn chế như trong đảm bảo an toàn vốn, an toàn tài sản, an toàn thanh khoản cũng như trong công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Cùng với đó, trong cuộc cách mạng 4.0, bên cạnh các rủi ro truyền thống, các NHTM nói chung và các NHTM cổ phần niêm yết phải đối mặt với những rủi ro do ảnh hưởng của tội phạm công nghệ cao. Đồng thời, đại dịch Covid – 19 gây ra những hậu quả nghiêm trọng với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Là trung gian tài chính trong nền kinh tế, chất lượng tài sản của ngân hàng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực.

Xuất phát từ yêu cầu về lý luận cũng như thực tiễn nêu trên, NCS lựa chọn đề tài “An toàn tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các công trình nghiên cứu tại nước ngoài

- Sufian (2009), “Determinants of bank efficiency during unstable macroeconomic environment. Empirical evidence from Malaysia [78] thực hiện nghiên cứu tại các NHTM hoạt động trên thị trường Malaysia. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả và an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không ổn định. Trong các yếu tố,


quy mô của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Christos loanidis và cộng sự (2010) “Assessing bank soundness with classification techniques” [62] đã sử dụng 6 mô hình định lượng để nghiên cứu mức độ an toàn theo 3 nhóm ngân hàng: nhóm ngân hàng tài chính vững mạnh, nhóm ngân hàng đủ tiêu chuẩn tài chính, nhóm ngân hàng yếu kém. Nghiên cứu đưa ra các mô hình có thể áp dụng để đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng thông qua việc cảnh báo những bất thường trong hoạt động ngân hàng và kiểm soát hoạt động ngân hàng thông qua việc phân loại ngân hàng hoạt động tốt và ngân hàng hoạt động không tốt. Đối với mục đích giám sát hoạt động ngân hàng, mô hình UTADIS là phù hợp vì nó không xác định các ngân hàng có vấn đề nếu ngân hàng được xếp vào ngân hàng có tài chính vững mạnh. Đối với các ngân hàng thuộc 2 nhóm sau, mô hình cho phép các cơ quan giám sát đo lường mức độ ảnh hưởng tới sự an toàn tài chính.

- Mishra (2012), “Analyzing soundness in India Banking: A CAMEL Approach” [72] của đã sử dụng mô hình CAMELS với các chỉ tiêu an toàn vốn cấp 1, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận/nhân viên, LDR, ROA, tỷ lệ thu nhập lãi/tổng thu nhập, tỷ lệ tài sản có tính lỏng cao/tổng tài sản để đánh giá mức độ an toàn của 10 NHTM tại Ấn Độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các ngân hàng tư nhân đang dẫn đầu trong dài hạn nhưng tài sản của nhóm ngân hàng này có sự phân hóa rõ rệt và không được thể hiện qua giá trị tuyệt đối các chỉ số của mô hình CAMEL. Nhóm các ngân hàng tư nhân phát triển nhanh hơn nhóm các ngân hàng nhà nước.

- Angela Roman và cộng sự (2013) “Analyzing the financial soundness of the commercial banks in Romania: An Approach based on the CAMELS framework” [56]. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của 15 NHTM tại Romania. Bên cạnh các chỉ tiêu như: vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, quỹ dự


phòng rủi ro/ thu nhập lãi, dư nợ cho vay/tổng tài sản, chi phí lãi vay/vốn huy động, ROA, ROE, tỷ trọng tài sản có tính lỏng cao, tổng tài sản của ngân hàng/tổng tài sản của hệ thống… để đánh giá mức độ an toàn của các NHTM này. Căn cứ vào 6 nội dung chính của mô hình CAMELS, nhấn mạnh đến an toàn tài chính của ngân hàng, nghiên cứu chỉ ra sự phân phối rất khác nhau giữa các ngân hàng. Theo đó, ngân hàng lớn nhất của Romani, Banca Comercială Rommână là ngân hàng hoạt động tốt nhất về chất lượng quản trị và khả năng sinh lời nhưng chỉ số thanh khoản của các ngân hàng chưa tốt.

- Claudia Tiberiu Albulescu (2015) “Banks’ profitability and financial soundness indicators: A macro – level investigation in Emerging countries” [63]. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu tại các ngân hàng ở các nước Trung và Nam Mỹ giai đoạn 2005 – 2013. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc huy động vốn của ngân hàng, thanh khoản và khung lãi suất ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng, trong khi đó các khoản nợ xấu và chi phí ngoài lãi ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra để tăng lợi nhuận, ngân hàng cần cẩn trộng với chất lượng các khoản tín dụng, nếu tăng vốn và thanh khoản sẽ tác động kép đến lợi nhuận. Thêm vào đó, ngân hàng có cấu trúc vững mạnh cũng là ngân hàng có khả năng sinh lời tốt.

- Mahdi Bastan và cộng sự (2016) “Dynamics of banking soundness based on CAMELS rating system” [71]. Nghiên cứu sử dụng mô hình CAMELS để phân tích và đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng hệ thống các chỉ tiêu định lượng để nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc ngân hàng tới mức độ an toàn của ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng an toàn tài chính của ngân hàng là các tập hợp của các hành động phù hợp có thể khuyến khích sự phát triển của ngân hàng về số lượng và chất lượng trong bối cảnh cạnh tranh, từ đó, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Nghiên cứu cho rằng, sức mạnh và sự nhạy cảm của ngân hàng là năng lực quản

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí