ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN
VIỆT BẮC
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 60 22 54
Có thể bạn quan tâm!
- An toàn khu định hoá trong căn cứ địa kháng chiến việt bắc - 2
- Quá Trình Hình Thành An Toàn Khu Định Hoá
- Xây Dựng Nền Kinh Tế Kháng Chiến Tự Cấp, Tự Túc
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN XUÂN MINH
2
Thái Nguyên, năm 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng Khoa học bảo vệ luận văn.
Tôi cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ quan, đơn vị, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành khoá học và bảo vệ thành công luận văn này !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008
Người thực hiện
3
Nguyễn Thị Bích Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu 6
6. Bố cục của đề tài 7
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC.
1.1. Huyện Định Hoá - một địa bàn chiến lược trong căn cứ địa Việt Bắc. 8
1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các
dân tộc huyện Định Hoá. 14
1.3. Quá trình hình thành An toàn khu Định Hoá. 28
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC.
2.1. Quá trình xây dựng An toàn khu Định Hoá. 33
2.1.1. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 33
2.1.2. Xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp tự túc. 38
2.1.3. Đẩy mạnh công tác văn hoá - giáo dục, y tế. 41
2.2. Công tác bảo vệ An toàn khu Định Hoá. 45
2.2.1. Tổ chức lực lượng bảo vệ. 45
4
2.2..2. Hình thức và biện pháp bảo vệ. 51
CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC.
3.1. An toàn khu Định Hoá là một bộ phận quan trọng nhất trong căn cứ
địa Việt Bắc nói chung và An toàn khu Trung ương nói riêng. 61
3.2. An toàn khu Định Hoá là một trong những nơi thực hiện chế độ
dân chủ mới. 67
3.3. An toàn khu Định Hoá là một trong những nơi xác lập các mối
quan hệ ngoại giao. 70
3.4. An toàn khu Định Hoá làm tròn vai trò hậu phương kháng chiến. 75
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
5
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào các tỉnh Cao, Bắc, Lạng ngày 2 tháng 9 năm 1947 đã khẳng định vai trò to lớn của căn cứ địa Việt Bắc đối với sự phát triển của phong trào cách mạng cả nước như sau: “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi” [48, tr.15]. Việt Bắc, nơi mà “lòng yêu nước của đồng bào hoà nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch” [44, tr.366] đã được lịch sử chứng minh là hậu cứ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp.
Căn cứ địa Việt Bắc là nơi Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai và xúc tiến mạnh mẽ quá trình chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa, xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, lãnh đạo và động viên nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định xây dựng và củng cố làm chỗ đứng chân của các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến.
Trong căn cứ địa Việt Bắc, các huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang), Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), trong đó trung tâm là Định Hoá, Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn, được chọn làm nơi xây dựng An toàn khu Trung ương.
An toàn khu Trung ương Định Hoá nằm ở trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, nơi có địa thế hiểm trở “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hoà, đã trở thành địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não kháng chiến. Từ nơi đây, Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, tiến hành các hoạt động ngoại giao tranh thủ sự đoàn
kết, ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cũng tại đây, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời những chủ trương, đường lối quan trọng, những quyết sách có ý nghĩa chiến lược đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá sớm nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình, đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phát huy cao độ truyền thống đấu tranh và những thế mạnh của địa phương, làm tròn vai trò của một An toàn khu Trung ương trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
Nghiên cứu “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như vai trò to lớn của nhân dân các dân tộc Việt Bắc nói chung và Định Hoá nói riêng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, trong đó có An toàn khu Định Hoá và càng có điều kiện để hiểu sâu sắc rằng, căn cứ địa (trong đó có An toàn khu Trung ương) là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, nghiên cứu đề tài này giúp tôi có thêm nguồn tư liệu phong phú để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua đó sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, niềm tự hào về quê hương cho thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” làm Luận văn Thạc sỹ khoa học Lịch sử.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” đã được đề cập trong không ít các tác phẩm với các góc độ khác nhau.
Cuốn “Bắc Thái: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái xuất bản năm 1990 đã phản ánh tương đối sinh động cuộc chiến tranh “toàn dân, toàn diện” của nhân dân các dân tộc và các lực lượng vũ trang trên địa bàn hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuốn sách đề cập một số nét về sự ra đời ATK Định Hoá và cuộc chiến đấu bảo vệ ATK Định Hoá trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.
Cuốn “Căn cứ địa Việt Bắc (1940 - 1945)” của TS. Hoàng Ngọc La - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 đã đề cập đến vị trí chiến lược, truyền thống đấu tranh trong lịch sử và khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cuốn “Lịch sử ATK Định Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)” của TS. Nguyễn Xuân Minh và Nguyễn Xuân Hùng
- Huyện uỷ Định Hoá xuất bản năm 1997, đã trình bày một cách chân thực quá trình xây dựng và bảo vệ ATK, sự đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Định Hoá trong kháng chiến.
Cuốn “Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc” (Kỷ yếu hội thảo khoa học) - Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên xuất bản năm 2004, tập hợp nhiều bài viết của các cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ, Quân đội, đồng thời là những nhân chứng lịch sử từng sống, làm việc tại ATK Định Hoá và của các nhà nghiên cứu lịch sử trong nước. Mỗi bài viết đề cập đến ATK Định Hoá ở những khía cạnh khác nhau, song đều tập trung làm nổi bật vấn đề sự lựa chọn Định Hoá làm ATK Trung ương trong căn cứ địa Việt Bắc là một quyết định hết sức đúng đắn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá (1930 - 2000)” do Huyện uỷ (huyện) Định Hoá xuất bản năm 2000 đã phần nào khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Cuốn sách đã trình bày tương đối có hệ thống 55 năm đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, kể từ khi Đảng bộ ra đời, với những diễn biến trong từng thời kì lịch sử, trong đó có một thời kì lịch sử sôi động gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ ATK - một trong những trung tâm của Thủ đô kháng chiến trong căn cứ địa Việt Bắc.
Ngoài ra còn có các tác phẩm viết dưới dạng hồi ký, bút ký, ghi chép… khắc hoạ khá trung thực về hoạt động, về tình cảm gắn bó sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí trong các cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh… với đồng bào Việt Bắc nói chung và Định Hoá nói riêng.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh, hệ thống về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
Những công trình đã được công bố nói trên là những tư liệu quý giá và thực sự có ích giúp chúng tôi hoàn thành Luận văn này.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên trong mối quan hệ với ATK Trung ương ở Việt Bắc.
Về thời gian: Từ đầu năm 1947 khi Định Hoá trở thành trung tâm An toµn khu trong căn cứ địa Việt Bắc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh… đặt bản doanh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi năm 1954.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài:
- Làm rõ vị trí chiến lược của vùng Việt Bắc nói chung và nhất là huyện Định Hoá nói riêng.
- Quá trình hình thành ATK Định Hoá. Trên cơ sở đó làm rõ tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn căn cứ địa Việt Bắc làm nơi xây dựng An toàn khu (trong đó có ATK Định Hoá).
- Quá trình xây dựng, củng cố và bảo vệ ATK Định Hoá.
- Xác định vị trí, vai trò của ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc.
- Bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích An toàn khu Định Hoá.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu:
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn tầm quan trọng, vai trò của căn cứ địa (trong đó có an toàn khu) đối với phong trào cách mạng nói chung, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng.
- Các chỉ thị, nghị quyết của Liên Khu uỷ Việt Bắc, Tỉnh uỷ Thái Nguyên và Huyện uỷ Định Hoá được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, bộ phận
lưu trữ thông tin ; Trung tâm Văn thư lưu trữ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Nhà Trưng bày ATK Định Hoá. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi cơ sở để nghiên cứu đề tài này.
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá, lịch sử Đảng bộ các xã thuộc huyện Định Hoá.
- Chúng tôi còn sử dụng các tài liệu hồi ký, nhật ký, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh và cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam, của các vị lão thành cách mạng và nhân chứng lịch sử đã từng sống và làm việc tại ATK Định Hoá.
- Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch sử, các kỷ yếu hội thảo khoa học đã được công bố.
- Các tài liệu thu được trong các đợt điền dã Khu di tích lịch sử ATK Định Hoá.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp khảo sát điền dã.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
- Trên cơ sở hệ thống hoá các nguồn tài liệu, kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước, Luận văn là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ thống về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
- Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, Luận văn góp phần đánh giá một cách đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trò của ATK Định Hoá - một địa bàn chiến lược quan trọng trong căn cứ địa Việt Bắc, một trong những trung tâm của Thủ đô kháng chiến.
- Thông qua quá trình nghiên cứu, Luận văn mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích lịch sử ATK.
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, học tập lịch sử địa phương.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Quá trình hình thành An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
- Chương 2: Xây dựng và bảo vệ An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc.
- Chương 3: Vị trí, vai trò của An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC
1.1. ĐỊNH HOÁ - MỘT ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC
Viêt Bắc là tên gọi một vùng lãnh thổ thuộc thượng du và trung du Bắc Bộ; phía bắc và đông bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía nam giáp đồng bằng Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh thuộc Tây Bắc.
Nằm kề sát đất nước Trung Hoa rộng lớn vốn có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng Việt Nam từ nhiều năm trước, cùng chung dải biên giới, với chiều dài 751km, đi qua địa phận 15 huyện, 97 xã, Việt Bắc có điều kiện thông thương quốc tế thuận lợi.
Khu vực trung tâm của Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang. Khu vực ngoại vi gồm một số địa phương thuộc địa phận các tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên (nay là Vĩnh Phúc), Phú Thọ, Yên Bái và Bắc Giang.
Việt Bắc có diện tích tự nhiên khoảng: 32991km2 (gần 1/10 diện tích cả nước). Rừng núi chiếm khoảng 90% diện tích của khu, chủ yếu ở cá tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn và phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, một phần phía bắc các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang. Núi rừng Việt Bắc trùng điệp với những vùng núi đất, rừng già xen những dãy núi đá vôi. Trên các dãy núi có nhiều hang động. đó chính là nơi ẩn nấp và cất giấu lương thực, thực phẩm khá an toàn của đồng bào các dân tộc mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám, Việt Bắc đã từng là căn cứ địa, nơi đứng chân vững chắc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng.