An toàn khu định hoá trong căn cứ địa kháng chiến việt bắc - 2

Việt Bắc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rừng bạt ngàn với nhiều loại lâm, thổ sản, thú rừng. Đất đai ở những vùng đồi, thung lũng thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Việt Bắc có điều kiện để xây dựng một nền kinh tế tự cấp tự túc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một nước chưa có kinh tế hàng hoá, giao thông khó khăn như nước ta, lại bị các thế lực thù địch bao vây, phong toả. Đất đai và sản vật của vùng rừng núi rộng lớn, đa dạng có thể đảm bảo cung cấp một phần quan trọng về hậu cần giúp lực lượng kháng chiến tồn tại và phát triển.

Việt Bắc có nhiều sông, suối, ao, hồ. Những con sông lớn (sông Hồng, sông Đà, sông Lô…) đều phát nguyên từ Trung Quốc, xuyên qua Việt Bắc đổ về đồng bằng Bắc Bộ, rồi chảy ra biển. Một số con sông (Kì Cùng, Bằng Giang…) bắt nguồn từ địa phận Việt Bắc rồi chảy sang Trung Quốc. Những đoạn sông chảy qua vùng thượng du thường có lòng hẹp, nhiều thác ghềnh hiểm trở và có độ dốc khá lớn. Vào mùa mưa, từ tháng 3 đến tháng 8, nước lũ hay dâng cao đột ngột, dòng sông chảy xiết, ảnh hưởng không tốt đến cơ động lực lượng và giao thông vận tải. Vào mùa khô, dòng sông cạn, thuyền bè khó đi lại .

Cùng với sông ngòi, khe suối, Việt Bắc có các đường bộ, đường sắt được xây dựng từ thời thuộc Pháp. Những con đường này phần lớn xuất phát từ Hà Nội, toả ra các hướng, đi qua các tỉnh trong khu Việt Bắc, đến tận biên giới Việt - Trung. Có nhiều đoạn đường chạy ven theo các sườn núi cao, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là sông sâu vực thẳm. Ngoài các con đường lớn là hệ thống đường đất nhỏ, đường mòn, nối liền các vùng trong khu với nhau, giữa khu với các vùng lân cận và giữa các địa phương hai bên biên giới Việt - Trung. Với hệ thống các đường thuỷ, bộ, địa hình dốc, núi rừng hiểm trở, việc giao thông, nhất là giao thông bằng phương tiện cơ giới trên địa phận Việt Bắc gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, địa thế đó rất thuận lợi cho hoạt

động cách mạng thời kỳ trứng nước, đặc biệt là cho việc thực hiện chiến tranh du kích [45, tr.12].

Việt Bắc là một địa bàn rất cơ động về chiến lược. Thông qua hệ thống đường mòn, từ Việt Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam có thể liên lạc dễ dàng với quốc tế, trước hết là cách mạng Trung Quốc. Từ Việt Bắc, phong trào cách mạng có thể mở rộng sang hướng Tây Bắc để liên lạc với cách mạng Lào. Ở hướng đông, Việt Bắc nối liền với rừng núi Quảng Ninh, Đông Triều, kéo dài xuống tận miền duyên hải. Về phía nam, Việt Bắc giáp với Thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho việc mở rộng phong trào cách mạng xuống miền xuôi. Vì thế, về mặt quân sự mà xét, Việt Bắc là nơi dụng binh lợi hại.

Ở Việt Bắc, trước Cách mạng tháng Tám có khoảng 1.200.00 dân, thuộc 30 thành phần dân tộc anh em, đông nhất là dân tộc Việt sống tập trung ở trung du và các thị xã, thị trấn; dân tộc Tày chủ yếu sống ở vùng núi thấp; dân tộc Nùng sống ở vùng giáp biên giới Việt - Trung. Còn các dân tộc khác như Dao, Cao Lan, Sán Chí, H’Mông ... sống ở triền núi cao hoặc xen kẽ với các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá độc đáo, phong tục, tập quán, tiếng nói riêng… nhưng nét nổi bật chung là truyền thống yêu nước, đoàn kết và đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng bào các dân tộc Việt Bắc một lòng son sắt đi theo Đảng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Việt Bắc có cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng ngay từ năm 1930. Những căn cứ đầu tiên của cách mạng nước ta cũng được thành lập tại Việt Bắc. Cao Bằng là nơi có phong trào cách mạng sớm nhất và vững chắc đã trở thành chỗ đứng chân, là một trong hai trung tâm căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả

nước. Sau khi thực hiện chủ trương “Nam tiến”, căn cứ địa Cao Bằng nối với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, tạo thành thế liên hoàn vững chắc, để trên cơ sở đó, đến tháng 6 năm 1945, Khu Giải phóng chính thức ra đời gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang. Tân Trào (Tuyên Quang) trở thành Thủ đô của Khu Giải phóng. Tại Tân Trào, những quyết định quan trọng liên quan tới cuộc tổng khởi nghĩa trên toàn quốc đã được phát đi. Việt Bắc còn là nơi phát sinh và phát triển các đơn vị vũ trang đầu tiên của Đảng, là nơi xuất phát và là bàn đạp vững chắc để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Có thể nói rằng, Việt Bắc đã đóng vai trò quan trọng cho thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, xứng đáng là quê hương cách mạng dựng nên nền cộng hoà.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, với một tầm nhìn chiến lược, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn vùng rừng núi Việt Bắc làm căn cứ địa chủ yếu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Định Hoá (Thái Nguyên) là một vùng đất nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía bắc, có diện tích khoảng 520km2, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Định Hoá có đường ranh giới tiếp giáp 6 huyện: Phía bắc giáp Chợ Đồn, Bạch Thông (Bắc Kạn); phía nam giáp Đại Từ; phía đông giáp Phú Lương; phía tây giáp Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang).

Địa hình Định Hoá khá phức tạp và hiểm trở. Cả huyện là một thung lũng lòng chảo lớn được bao bọc bởi dãy núi cao dựng đứng ở phía Đông - Bắc, có dãy núi Hồng án ngữ ở phía Tây - Nam. Địa hình Định Hoá phân làm hai vùng: Phần Bắc huyện, bao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu và Bảo Linh là vùng núi cao, độ dốc khá lớn. Các dãy núi chạy từ tây bắc xuống đông nam, trong đó có dãy

An toàn khu định hoá trong căn cứ địa kháng chiến việt bắc - 2

núi đá vôi thuộc phần cuối cùng của cách cung sông Gâm, chạy từ phía bắc qua thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn. Dãy núi này có độ cao từ 200m - 400m, có nhiều hang động có sức chứa tới vài trăm người, khi cần thiết có thể dùng làm kho tàng hoặc nơi trú quân. Vì địa thế vùng phía Bắc phần lớn là núi cao, rừng già, lại nhiều khe suối nhỏ, đồng ruộng ít, nên dân cư thưa thớt.

Phần phía Nam Định Hoá bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội, Trung Lương, Tân Dương, Định Biên, Đồng Thịnh, Phượng Tiến, Thanh Định, Bình Yên, Điềm Mặc, Sơn Phú, Phú Đình, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Bình Thành. Đây là vùng đồi núi xen kẽ, có độ cao khoảng từ 50m đến 200m, có nhiều rừng già và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người nên dân cư tập trung đông đúc hơn vùng phía Bắc huyện. Đặc biệt rừng các xã phía Nam có nhiều cây cọ, lá dùng để lợp nhà, cuộng dùng làm mành, thân cọ làm kèo, xà nhà. Cọ là loại cây đặc trưng của Định Hoá, có giá trị kinh tế, phục vụ tốt cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong huyện. Hơn nữa, trong kháng chiến, rừng Định Hoá với các loại gỗ, tre, nứa, cọ sẽ có khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời việc xây dựng nhà ở, lán, trại cho các cơ quan và đơn vị bộ đội đóng quân.

Định Hoá có nhiều sông suối, nhưng không rộng, không có khả năng lớn về giao thông đường thuỷ. Sông suối Định Hoá quanh năm có nước và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho việc canh tác và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, Định Hoá tuy chỉ có 10% diện tích đất canh tác, nhưng với một số cánh đồng phì nhiêu và hệ thống sông suối tưới nước tự nhiên, nên nơi đây có khả năng phát triển các cây

lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm. các xã vùng phía Nam Định Hoá là vựa lúa của huyện. Rừng núi Định Hoá có nhiều loại lâm thổ sản, nuông thú, cây dược liệu quý. Đây là những cơ sở thuận lợi của nền kinh tế tự cấp tự túc - một yếu tố quan trọng trong xây dựng căn cứ địa, an toàn khu.

Địa hình Định Hoá phức tạp, rừng núi chiếm tới 90%, lại có nhiều khe suối, đèo dốc nên hệ thống đường giao thông hầu như chưa phát triển. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Định Hoá, để phục vụ cho mục đích cai trị, đàn áp và khai thác thuộc địa, chúng xây dựng con đường 38 chạy từ Km 31 (Quốc lộ 3) đi Chợ Chu, rồi từ đây chúng mở đường nối liền Thành Cóc (Sơn Dương, Tuyên Quang), đồn Nghĩa Tá (Chợ Đồn), đồn Quảng Nạp và Phú Minh (Đại Từ). Những đoạn đường này chỉ có loại ô tô vận tải nhỏ đi được. Ngoài ra, hệ thống đường mòn cho người đi bộ và đi ngựa thì chằng chịt, ngang dọc khắp huyện. Từ những con đường xuyên sơn này, những đoàn người dễ dàng luồn rừng đi Sơn Dương, xuống Đại Từ, lên chợ Đồn, ra Phú Lương, cơ động trong cả một vùng rừng núi đại ngàn giáp ranh giữa 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn, nối liền với các căn cứ của ta trong căn cứ địa Việt Bắc. Từ Định Hoá theo các đường mòn và những lối đi kín đáo, thuận tiện dựa vào sườn dãy núi Tam Đảo tiến về Sơn Tây, Hoà Bình lên Tây Bắc, vào Khu 4 hoặc tạt xuống đồng bằng sông Hồng dễ dàng. Từ đây, dùng ngựa men theo các triền núi qua Bắc Kạn - Cao Bằng ra Biên giới Việt - Trung thuận lợi.

Chính điều kiện địa lý tự nhiên như vậy đã tạo thành thế “thiên hiểm” ngăn cản sự tiến công và đóng giữ của địch, hạn chế tới mức tối đa uy lực vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của kẻ thù. Ngược lại, Định Hoá lại là địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để ta xây dựng thành An toàn khu của Trung ương. Nơi đây, với những cánh rừng già đại ngàn, càng đi sâu vào nội huyện, rừng càng rậm rạp, tạo thành bức màn che phủ đường đi lối lại và nhà

ở bên trong là địa điểm tuyệt đối bí mật, kẻ địch khó phát hiện, do đó Định Hoá có thể bảo vệ an toàn cho cán bộ, lực lượng vũ trang và các cơ quan kháng chiến của ta. Địa thế Định Hoá hiểm trở, là nơi “tiến có thể công, thoái có thể thủ”. Khi bị tấn công, lực lượng cách mạng có thể chốt giữ, tổ chức những cuộc chiến đấu chặn đánh để bảo toàn lực lượng; hoặc có thể nhanh chóng di chuyển lực lượng, kho tàng, cơ quan đi các vùng xung quanh. Từ Định Hoá có thể xuất phát tiến công địch ở những nơi khác, khi thắng có thể tiến về vùng châu thổ sông Hồng, khi lui, lại về dựa vào địa thế rừng núi, đứng chân an toàn.

Định Hoá là địa bàn chiến lược cơ động. Từ đây có thể thông thương với các địa phương trong căn cứ địa Việt Bắc, với các tỉnh miền xuôi và cả nước. “Định Hoá cùng với các huyện Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn tạo thành thế chân kiềng với nhiều lợi thế, thuận tiện cho việc thay đổi nơi ở, nơi làm việc từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác. Chặng đường di chuyển đó không quá xa nơi đóng các cơ quan Trung ương Đảng và Chính Phủ, nên luôn bảo đảm kịp thời cho sự lãnh đạo, chỉ đạo quân dân ta trong cuộc kháng chiến” [62, tr.58]

Với vị thế, địa hình và những điều kiện tự nhiên như vậy, Định Hoá thực sự là một địa bàn chiến lược quan trọng trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.

1.2. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN ĐỊNH HOÁ

Định Hoá là một địa bàn quần cư của nhiều thành phần dân tộc như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Cao Lan - Sán Chay, Mông, Hoa. Tuy ngôn ngữ và phong tục tập quán khác nhau, song lòng yêu quê hương đất nước đã cố kết họ lại thành một khối vững chắc. Nhân dân các dân tộc Định Hoá có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất vẻ vang.

Ngay từ thời dựng nước, nhân dân các dân tộc Định Hoá đã không ngừng đấu tranh, bảo vệ và củng cố nền độc lập của Tổ quốc. Thời Bắc thuộc, dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược, nhân dân các dân tộc Định Hoá liên tục nổi dậy, góp phần cùng nhân dân cả nước giành độc lập cho dân tộc.

Nửa đầu thế kỉ XIX, nhân dân các dân tộc Định Hoá anh dũng nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Tiêu biểu là vào năm 1883, đông đảo nhân dân Định Hoá đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo chiếm thành Thái Nguyên, làm cho quan quân triều đình nhà Nguyễn khốn đốn. Nhân dân Định Hoá không chỉ đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn mà còn phải đấu tranh chống lại nạn cướp bóc của bọn thổ phỉ từ bên kia biên giới phía Bắc tràn sang nước ta, do Tạ Văn Sơn và Lê Khai Nguyên cầm đầu. Đặc biệt, năm 1867, sau khi thất bại và bị triều đình Mãn Thanh đánh dẹp, khoảng hơn 2000 tàn quân của phong trào nông dân "Thái Bình Thiên Quốc" dô Ngô Côn cầm đầu vượt biên giới, chạy vào Việt Nam và trở thành thổ phỉ đi cướp bóc, tàn phá, giết hại dân lành. Trong số đó, khoảng 1000 quân do Lường Tam Kỳ - một phó tướng của Ngô Côn chỉ huy tiến vào đánh chiếm Định Hoá. Nhận thấy đây là một địa bàn có vị trí chiến lược rất cơ động, Lường Tam Kỳ đã lấy vùng Định Hoá làm sào huyệt, xây dựng lực lượng, xây đồn, đắp luỹ . Quân của Lường Tam Kỳ đã cướp bóc, chiếm ruộng đất của nhân dân Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ và một số địa phương lân cận, gây loạn cả một vùng.

Mượn cớ truy đuổi tàn quân “Thái Bình thiên quốc”, triều đình Mãn Thanh đã cử Đề đốc Phùng Tử Tài chỉ huy một đạo quân lớn tràn vào Việt Nam. Khi đến Định Hoá, quân của Đề đốc Phùng Tử Tài đã bị Lường Tam Kỳ đánh bại. Đồng bào các dân tộc Định Hoá phải gánh chịu thảm hoạ của các cuộc chiến tranh liên miên này, làng xóm của họ nhiều khi đã trở thành bãi chiến trường.

Tháng 5/1884, Pháp chiếm thành Thái Nguyên, thiết lập chế độ quân quản. Trong khi đó, Lường Tam Kỳ dựa vào vùng núi hiểm trở của Định Hoá, xây dựng hệ thống phòng ngự kiên cố, tích trữ lương thực, phát triển lực lượng đông tới hai nghìn người, mở rộng địa bàn hoạt động, nổ súng vào những cuộc hành binh của thực dân Pháp, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn trong quá trình đánh chiếm.

Ngày 12 - 1 - 1889, tướng Boócnhi Đềboóc chỉ huy một đạo quân gồm 924 sĩ quan và binh lính tấn công vào Chợ Chu, trung tâm sào huyệt của Lường Tam Kỳ, nhưng đã thất bại. Cuối tháng 1 năm 1889, Pháp tiếp tục huy động hơn 2000 quân, gồm có pháo binh, công binh chia làm 4 mũi tấn công vào chợ Chu.Gặp phải sự chống cự quyết liệt của quân Lường Tam Kỳ và nhân dân địa phương, đến ngày 2-2-1889, thực dân Pháp mới chiếm được Chợ Chu, nhưng không thể tiến sâu vào các làng, xã. Quân của Lường Tam Kỳ vẫn bám trụ được những vị trí kiên cố ở các dãy núi bao quanh Chợ Chu và làm chủ hầu hết vùng Định Hoá. Tại thị trấn chợ Chu, thực dân Pháp xây dựng có hơn 200 quân được trang bị vũ khí mạnh, chốt giữ, thường xuyên bị quân Lường Tam Kỳ quấy phá..

Trước tình hình đó, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo Lường Tam Kỳ và chúng đã thành công. Ngày 14 - 8 - 1890, Lường Tam Kỳ đã quy thuận và ký giao ước với Pháp. Theo bản giao ước đó, Kỳ được phong chức phó lãnh binh Thái Nguyên kiêm “phòng phủ sứ” được quyền buôn bán thuốc phiện và giữ nguyên quân số, vũ khí của đội quân Cờ Vàng. Hàng năm, Pháp cấp 40.200đ để Lường nuôi số quân này và trả lương cho Kỳ 200đ một tháng. Ngược lại, Kỳ không được cho quân quấy phá các vùng lân cận, phải cùng với binh lính Pháp đảm bảo an ninh ở các vùng Chợ Chu, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên và Bình Xuyên (Vĩnh Phúc ngày nay); Kỳ phải đuổi khỏi địa hạt những toán thổ phỉ; phải bắt giữ và nộp cho Pháp những người đã

cung cấp vũ khí, đạn dược cho bọn cướp, phải báo tin tức cho Pháp và khi cần phải đem quân cùng với lính Pháp đàn áp giặc cướp (chỉ những cuộc nổi dậy của nhân dân chống Pháp). Với bản giao ước ngày 14 - 8 - 1890 với Pháp, Lường Tam Kỳ có quyền lực như một lãnh chúa, dung túng cho thuộc hạ cướp đất của nhân dân lập ấp, tuỳ tiện bắt dân đóng góp, phục dịch, đầu độc thế hệ trẻ Định Hoá bằng rượu và thuốc phiện … Lường Tam Kỳ đã trở thành một tên tay sai đắc lực cho thực dân Pháp.

Căm thù bè lũ cướp nước, nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá đã nổi dậy đấu tranh. Nhiều người bí mật tham gia các toán nghĩa quân chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Tiêu biểu là các trận đánh ngày 1 - 4 - 1912 trên đoạn đường Chợ Chu - Quảng Nạp, ngày 13 - 9 - 1912 trên đường Chợ Chu - Chợ Mới, làm cho quân Pháp khiếp sợ.

Ngày 4 - 8- 1916, nhân dân Định Hoá đã hỗ trợ một đoàn tù nhân bị áp giải từ Thái Nguyên lên Chợ Chu nổi dậy ở Phố Ngữ (xã Phú Tiến) giết chết tên lãnh binh, thu vũ khí của lính và rút vào rừng an toàn.

Rạng sáng ngày 28 - 2- 1922, được sự hỗ trợ của nhân dân và binh lính yêu nước, những người tù chính trị bị giam giữ tại nhà lao Chợ Chu đã nổi dậy phá ngục, cướp vũ khí diệt địch, tấn công nhà bưu điện, rồi rút vào rừng tiếp tục chống Pháp.

Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man, nhưng tinh thần yêu nước trong nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá không bao giờ bị dập tắt. Đây chính là điều kiện căn bản để sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam thành lập (3- 2 1930), nhân dân Định Hoá đã tiếp thu ánh sáng cách mạng và bước vào thời kì đấu tranh mới.

Một trong những chiến sĩ cách mạng có công đầu trong việc truyền bá tư tưởng cách mạng của Đảng cho nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá là đồng

chí Vũ Hưng (tên thật là Văn Uyển, sinh ngày 3-2-1901; quê xã Tiên Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Là một thanh niên giàu lòng yêu nước, hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, năm 1930- 1931 đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam và giữ cương vị phó Bí thư Tỉnh uỷ.

Cuối năm 1931, Đảng bộ tỉnh Hà Nam bị địch khủng bố dữ dội, nhiều đồng chí sa vào tay giặc, đồng chí Vũ Hưng thoát hiểm, chạy sang Hà Đông, Hưng yên, rồi lên Vĩnh Yên. Ở ba tỉnh này đồng chí không bắt được liên lạc với Đảng. Năm 1932, sau khi thoát khỏi sự vây bắt của đế quốc Pháp, đồng chí vượt vòng vây lên vùng Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, tiếp tục hoạt động. Tại đây, tuy không bắt được liên lạc với các tổ chức Đảng, nhưng với tinh thần của người đảng viên Cộng sản, đồng chí đã vừa đi làm thuê, nấu rượu để kiếm sống, vừa tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân trong vùng và gây dựng được một số cơ sở quần chúng trung kiên ở Bộc Nhiêu. Một thời gian sau, đồng chí Nguyễn Đình Chiêm, đảng viên của Đảng bộ Hà Nam cũng lên Định Hoá, cùng đồng chí Vũ Hưng gây dựng cơ sở, phát triển phong trào cách mạng ở các xã Bộc Nhiêu, Bảo Cường, Trung Hội … Nhân dân trong huyện đã tích cực đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng ….

Trong những năm 1936 - 1939, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ ở Định Hoá ngày càng phát triển, thu được kết quả. Qua đó, cơ sở cách mạng được hình thành ở Quán Vuông, Bảo Cường. Đặc biệt, giữa năm 1938, khi bị thực dân Pháp bắt đi làm đường Chợ Chu - Thành Cóc (Tuyên Quang), được cán bộ cách mạng tuyên truyền và vận động, anh em dân phu nổi dậy đấu tranh đòi tăng tiền công. Cuộc đấu tranh bắt đầu từ đoàn dân phu xã Bộc Nhiêu rồi lan ra khắp công trường. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của anh em dân phu, viên Tri phủ phải nhượng bộ, giải quyết các yêu sách do dân phu đưa ra. Thắng lợi này đã cổ vũ tinh thần đấu tranh và tạo niềm tin cho nhân dân Định Hoá đối với cách mạng. Cơ sở cách mạng Định Hoá được

chắp nối với cơ sở cách mạng huyện Đại Từ. Năm 1940, Định Hoá đã hoà vào phong trào cáh mạng chung của tỉnh Thái Nguyên và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Từ đây, nhân dân Định Hoá có sự lãnh đạo của Đảng, đã bí mật hăng hái tham gia cách mạng, đẩy mạnh các cuộc đấu tranh trực diện chống chế độ thống trị của thực dân Pháp, đòi dân sinh, dân chủ. Cơ sở cách mạng từ Bảo Cường, Trung Hội mở rộng sang Bình Trung, Bình Liên, Phú Đình, Phúc Chu, An Lạc.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở huyện Định Hoá, thực dân Pháp ra tay khủng bố. Ngày 25 -5 - 1941, chúng đã huy động binh lính, có mật thám, chỉ điểm tham gia, do thanh tra Sở Mật thám Bắc Kỳ Bơvêna chỉ huy, đánh phá vào các cơ sở cách mạng ở Định Hoá và vây bắt đồng chí Vũ Hưng. Cuộc khủng bố này kéo dài hơn 10 ngày, nhiều người bị bắt, bị tra tấn dã man. Với tinh thần yêu nước, bất khuất, một lòng theo cách mạng, nhân dân Định Hoá đã che chở, bảo vệ cán bộ lãnh đạo thoát khỏi vòng vây của kẻ thù, cơ sở cách mạng vẫn được giữ vững.

Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, nhất là khi Mặt trận Việt Minh ra đời, tiếng súng đánh Pháp của Cứu quốc quân ở Võ Nhai đã có ảnh hưởng mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần đánh Pháp của nhân dân Định Hoá. Những tháng cuối năm 1941, cơ sở cách mạng và nhân dân trong huyện đã gửi vũ khí, lương thực ủng hộ các chiến sĩ Võ Nhai, che chở, đùm bọc nhiều thân nhân Cứu quốc quân bị địch khủng bố sang Định Hoá lánh nạn. Khi thực dân Pháp giam giữ thân nhân của các chiến sĩ Cứu quốc quân tại nhà tù Chợ Chu, cơ sở cách mạng Định Hoá đã bí mật cấp dưỡng lương thực, quần áo, thuốc men và đấu tranh đòi trả tự do cho họ về Võ Nhai.

Tháng 2 - 1942, một bộ phận Cứu Quốc quân đang hoạt động ở Võ Nhai vượt vòng vây của giặc Pháp sang Định Hoá mở rộng địa bàn. Đó là những

cán bộ, chiến sĩ đã được học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (họp tháng 5 - 1941) và chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh tại căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Hơn nữa, họ đều là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác bí mật vận động quần chúng, gây dựng cơ sở, tổ chức lực lượng tự vệ.

Được sự tuyên truyền, giác ngộ của Cứu Quốc quân, cơ sở cách mạng ở Định Hoá được xây dựng và phát triển nhanh chóng. Năm 1942, tổ chức quần chúng mới xuất hiện ở một số xã phía Nam huyện, nhưng sang năm 1943 đã lan rộng đến tất cả các xã, kể cả những bản người Dao tận núi cao hẻo lánh, như Khuổi Nhà, Khuổi Giang, Khuổi Dọc… Một số nơi đã lập đội vũ trang tự vệ.

Tháng 2 - 1943 đã diễn ra cuộc họp giữa các đồng chí lãnh đạo căn cứ địa Cao Bằng và các đồng chí chỉ huy Cứu Quốc quân tại Hoà An, Cao Bằng để bàn kế hoạch phối hợp thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh về “Xây dựng những con đường quần chúng” đánh thông hai trung tâm căn cứ địa Cao Bằng với Bắc Sơn - Võ Nhai, từ đó mở đường về xuôi kết hợp với phong trào cách mạng toàn quốc. Cứu Quốc quân mở con đường Bắc tiến đón các đội xung phong Nam tiến từ Cao Bằng xuống. Đầu tháng 3 - 1943, từ Định Hoá Cứu Quốc quân bắt đầu vượt sang địa giới huyện chợ Đồn (Bắc Kạn) tuyên truyền cách mạng, gây dựng cơ sở trong đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Tày thuộc các xã Bình Trung, Nghĩa Tá, Lương Bằng. Khoảng trung tuần tháng 10 - 1943, các đội xung phong “Nam Tiến” đã phát triển xuống Nghĩa Tá, nối liền hai trung tâm căn cứ với nhau, đánh dấu bước ngoặt của sự hình thành Khu căn cứ địa Việt Bắc từ Cao Bằng, Bắc Kạn xuống Thái Nguyên. Cứu Quốc quân tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sang Đại Từ, Phú Lương, Bắc Đồng Hỷ và Sơn Dương (Tuyên Quang). Từ cuối năm 1943, Định Hoá như là trung tâm căn cứ địa, đất đứng chân vững chắc của Cứu Quốc quân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022