An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam - 23


Chuyển Tiếp tục làm sang làm

việc NLN nghề sản

nghiệp xuất

Chuyển sang làm nghề dịch vụ

Ra làm việc tại thành phố, các KCN, KCX

Đi xuất khẩu lao động


Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư Và đào tạo những kiến thức cơ bản để người lao động làm việc ở các khu kinh tế trang trại


Các chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu công việc của địa phương

Các chương trình phổ cập kiến thức về kinh tế để người nông dân có những hiểu biết cơ bản về chi phí cơ hội và khả năng phát triển những ngành nghề dịch vụ phù hợp với địa phương


Những kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu tuyển dụng ở các KCX, KCN

và làm việc ở thành thị trên toàn quốc


Những kỹ năng cơ bản nghề nghiệp cõ bản và trình độ ngoại ngữ tối thiểu để giao tiếp nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của nước ngoài

Mua BHXH TN

Chủ động tham gia vào

Mua BHYT

hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường ở Việt Nam

Thoát nghèo bền vững

Tham

gia

T

GXH

Nâng cao chất lượng DVXHCB

Hình 3.4: Mô hình tạo việc làm để tăng thu nhập từ đó khuyến khích người nông dân trong độ tuổi lao động tham gia tốt vào hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân

Nguồn: Tác giả tự thiết kế dựa trên các tài liệu [31], [32], [79]


Đối với những đối tượng mong muốn ra nước ngoài làm việc, ngoài những yêu cầu về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cũng là vấn đề không thể thiếu (đối với những người muốn đi làm với mức thu nhập từ 1.000 USD/tháng). Do đó, các trung tâm đào tạo nghề ngoài việc đào tạo chuyên môn cũng nên chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ để cung cấp những kỹ năng giao tiếp tối thiểu đối với lao động xuất khẩu. Làm được như thế, những người lao động xuất khẩu mới có khả năng tích lũy tiền đủ lớn để gửi về gia đình, giúp thu nhập của gia đình tăng lên đáng kể.

Khi thu nhập tăng người ta mới có điều kiện tăng chi tiêu, chăm lo tốt hơn đến sức khỏe bản thân và quan tâm giúp đỡ cộng đồng xã hội. Khi đó người ta mới có tiền tham gia mua BHYT & BHXH tự nguyện cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước.


Mô hình thứ hai: đối với những người ngoài độ tuổi lao động

Đối với những người ngoài độ tuổi lao động đã từng làm việc ở khu vực chính thức, khi nghỉ hưu họ không cần phải làm kinh tế nữa bởi họ được BHXH trả tiền lương đủ để họ có thể tồn tại. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đặc thù của lao động nông nghiệp nên phần lớn người già ở khu vực nông thôn vẫn làm việc để có thu nhập. Tuổi càng cao, khả năng tham gia lao động càng giảm. Nếu trước đây họ chưa có điều kiện để mua BHXH tự nguyện thì họ chỉ có thể dựa vào con cái, sự trợ giúp của người thân và cộng đồng để tồn tại. Chính vì vậy, tác giả đề xuất mô hình tăng thu nhập để trợ giúp những người ngoài độ tuổi lao động ở nông thôn có thể tham gia tốt vào hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân (tham khảo hình 3.5).

Như vậy, đối với những đối tượng vừa mới hết tuổi lao động (56 tuổi đối với nữ và 61 tuổi đối với nam), thì các chương trình nâng cao thu nhập cho những người có mong muốn tiếp tục làm việc ở ngành nông nghiệp thuần túy là rất hữu ích. (như đã phân tích ở trên)

Đối với những người không muốn tiếp tục làm nông nghiệp nữa thì các chương trình đào tạo kỹ năng cơ bản nhằm giúp họ có thể trở thành một người giúp việc tốt ở những gia đình khá giả là hết sức hữu dụng; những buổi phổ cập kiến thức về kinh tế cũng như chủ trương phát triển kinh tế trên địa bàn nơi họ sinh sống sẽ trở nên hữu ích trong việc trang bị cho người nông dân những hiểu biết cơ bản về chi phí cơ hội và khả năng phát triển những ngành nghề dịch vụ phù hợp, từ đó những người này có thể cùng con cái chuyển đổi ngành nghề, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, sự trợ giúp của cộng đồng và xã hội cũng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho những người nông dân già không nơi nương tựa.


Tiếp tục làm việc NLN nghiệp

Ra làm việc tại thành phố, hoặc tại địa phương

Cùng gia đình chuyển sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ở nông thôn

Sự trợ giúp của gia đình, dòng họ và cộng đông

Hưởng chế độ hưu trí nếu tham gia BHXH TN > 15 năm



Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư Và đào tạo những kiến thức cơ bản để người lao động làm việc ở các khu kinh tế trang trại


Những người có trình độ tay nghề cao làm việc ở các làng nghề sẽ tham gia các khóa đào tạo nghề cho lao động của địa phương

Những kỹ năng cõ bản đáp ứng yêu cầu làm việc ở thành thị trên toàn quốc (OSIN)

Các chương trình phổ cập kiến thức về kinh tế để người nông dân có những hiểu biết cõ bản về chi phí cơ hội và khả năng phát triển những ngành nghề dịch vụ phù hợp với địa phương

Mua BHXH TN

Chủ động tham gia vào

Mua BHYT

Hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường ở Việt Nam

Thoát nghèo bền vững

Tham gia TGXH


Nâng cao chất lượng DVXHCB


Hình 3.5: Mô hình tăng thu nhập để những người ngoài độ tuổi lao động ở nông thôn có thể tham gia tốt vào hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân

Nguồn: Tác giả tự thiết kế dựa trên các tài liệu [31], [32], [79]


Làm được như vậy, kinh tế ở khu vực nông thôn mới có khả năng tăng trưởng bền vững; tính công bằng trong xã hội mới được nâng cao. Chất lượng cuộc sống giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị mới có khả năng được thu hẹp theo chiều hướng tích cực; đồng thời thực hiện tốt đường lối, chủ trương và chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Mô hình thứ ba: hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp cho những người chưa đến tuổi lao động ở khu vực nông thôn

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì vậy cần phải có những biện pháp để nâng cao trình độ và năng lực lao động của trẻ em khu vực nông thôn. Phổ cập giáo dục phổ thông là vấn đề nhất thiết phải thực hiện, bởi chỉ có giáo dục


Ra làm việc tại thành phố, hoặc về làm việc tại địa phương


Tiếp tục làm việc NLN nghiệp

mới là con đường tốt nhất giúp các em nâng cao suy nghĩ và định hướng nghề nghiệp của chính bản thân các em trong tương lại. Từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập của bản thân và gia đình.

Chuyển sang làm nghề dịch vụ

Ra làm việc tại thành phố, các KCN, KCX

Đi xuất khẩu lao động

Sự lựa chọn nghề nghiệp khi trưởng thành của trẻ em nông thôn



Nâng cao chất lượng giáo phổ thông & thực hiện các chương trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai


Hỗ trợ trẻ em theo học hết phổ thông trung học dưới hình thức: Trẻ em nghèo được miễn học phí; Con em gia đình nông dân nếu học giỏi sẽ không phải đóng học phí


Tiếp tục hỗ trợ học phí cho con em nông dân theo học đại học và có những chính sách để khuyến khích những đối tượng này về quê làm việc sau khi tốt nghiệp đại học

Trợ cấp BHYT cho học sinh khu vực nông thôn; giảm thiểu đóng góp về tài chính khi đi học

Sự trợ giúp về tài chính của gia đình, dòng họ

Hình 3.6: Hỗ trợ học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho trẻ em khu vực nông thôn

Nguồn: Tác giả tự thiết kế dựa trên các tài liệu [31], [32], [79]

Để thực hiện được điều này, Nhà nước, chính quyền địa phương phải xem xét, tiến hành đổi mới cả về cơ chế và phương thức giáo dục; phải có biện pháp khuyến khích mọi học sinh nông thôn có thể tham gia học hết bậc trung học cơ sở. Để thực hiện được điều này, ngoài việc hỗ trợ về tài chính đối với người đi học thì nguồn kinh phí góp xây dựng trường không nên huy động từ phía người đi học. Thêm và đó, để khuyến khích tinh thần học tập, tác giả cho rằng thay vì chế độ khen thưởng mang ý nghĩa tinh thần như hiện nay, Nhà nước có thể thực hiện cơ chế


miễn giảm học phí đối với những em học sinh giỏi khu vực nông thôn. Điều này sẽ tạo động lực lớn để trẻ em gia đình nghèo vươn lên trong học tập, đạt kết quả cao, và có khả năng thi vào đại học. Và đó là phương thức thoát nghèo hiệu quả nhất cho thế hệ tương lai.

Trong quá trình học ở bậc trung học, do năng lực và trình độ khác nhau, nhiều người sẽ phải làm việc ở khu vực phi chính thức. Chính vì vậy, việc hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông là điều cần thiết. Mặc dù thời gian qua, ở nhiều nơi các trường trung học phổ thông đã thực hiện được điều này. Tuy nhiên, ý nghĩa thiết thực của nó chưa cao. Mặc dù giới thiệu về ngành nghề đào tạo nhưng những người trình bày lại không có những am hiểu cơ bản về ngành nghề mà mình đang đề cập (người phổ biến chủ yếu là giáo viên ở các trường trung học phổ thông chứ chưa phải là cán bộ nơi đào tạo). Học sinh trung học phổ thông lựa chọn nghề nghiệp để đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung cấp... vẫn còn mang nặng tính cảm tính và theo phong trào. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước, chính quyền địa phương cần phải đổi mới cách thức và phương pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

3.3.1. Về công tác tuyên truyền giáo dục

An sinh xã hội đối với nông dân có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước bền vững, đặc biệt đối với Việt Nam có hơn 56,8% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, thực hiện công tác an sinh xã hội đối với nông dân. Những người làm công tác an sinh xã hội phải truyền đạt được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đời sống người nông dân, truyền đạt được ích lợi của việc chủ động tham gia vào hệ thống ASXH đối với nông dân. Có như thế người dân mới tin tưởng và đồng tình với sự lãnh đạo của Đảng.


Để làm được điều này, ngoài việc hình thành các chuyên mục trên báo, website, truyền hình để thông tin về các hoạt động trợ giúp, các hệ thống chính sách và luật pháp về an sinh xã hội đối với người nông dân cũng cần phải thiết lập kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người nông dân về các vấn đề liên quan đến luật pháp, chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện các chương trình này.


Công tác tuyên truyền giáo dục


Cán bộ thực hiện


Tầm quan trọng của chương trình an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam

Người nông dân



Nâng cao chất lượng cuộc sống

Quyền được hưởng TGXH

Ích lợi của chương trình XĐGN

Ích lợi của chương trình cung cấp DVXHCB

Ích lợi từ việc tham gia đẩy đủ vào hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam


BHXH

Ổn định kinh tế

BHYT

tự nguyện

chính trị và xã hội của đất nước, góp phần tăng trưởng kinh tế

Phòng ngừa những rủi ro về kinh tế khi gặp rủi ro về sức khỏe


Hình 3.7: Nâng cao năng lực nhận thức của cán bộ và người nông dân trong việc thực thi chính sách an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam giai đoạn tới

Nguồn: Tác giả tự thiết kế dựa trên các tài liệu [72], [76]

3.3.2. Về kinh tế, tài chính để thực hiện chương trình an sinh xã hội đối với nông dân

Vấn đề tài chính là vấn đề then chốt mang ý nghĩa quyết định đối với việc thực thi chương trình an sinh xã hội đối với nông dân. Giải quyết tình trạng an sinh xã hội đối với nông dân mặc dù vẫn trên tinh thần xã hội hóa, song do mang tính


chất đặc thù của khu vực nông nghiệp với thu nhập thấp lại tập trung phần đông dân số, nên điều kiện tiên quyết thực hiện thành công chương trình này là đồng thời với quá trình xã hội hóa chương trình ASXH đối với nông dân phải tăng chi NSNN để thực hiện trợ giúp và hỗ trợ người nông dân được tham gia đầy đủ vào hệ thống ASXH. Trong đó, chi NSNN đóng vai trò thiết yếu.


Hưởng lương dựa vào cân đối thu chi ngân sách quỹ

Những người làm công tác trợ giúp xã hội

Những người làm công tác XĐGN

Những người làm công tác cung cấp DVXHCB

Những người làm công tác BHYT & BHXH Tự nguyện

Hệ thống thuê

Nhà nghiên cứu, xây dựng chính sách ASXH đối với nông dân

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ASXH ĐỐI VỚI NÔNG DÂN


Hỗ trợ 50% phÝ tham gia


Quỹ

XĐGN

Cung cấp DVXH CB

BHYT

BHXH TN

TGTX

TGĐX

Nông dân đóng góp tham gia

Quỹ dự phòng

50%

phÝ


Ttrợ giúp xã hội

Hình 3.8: Chi NSNN đối với chương trình ASXH đối với nông dân.

Nguồn: Tác giả tự thiết kế dựa trên các tài liệu [43], [44], [45]

Theo quan điểm của tác giả, từ năm 2010 Chính phủ nên khuyến khích người dân tích cực tham gai vào hệ thống BHYT tự nguyện thông qua việc trợ giúp tối thiểu 40% kinh phí mua thẻ, điều này tạo cơ hội cho người dân nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng thẻ BHYT tự nguyện, tạo tiền đề tích cực cho việc thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014. Để đơn giản hóa mức tính phí


BHYT tự nguyện, tác giả khuyến nghị Nhà nước nên dùng mức lương tối thiểu làm căn cứ tính phí BHYT tự nguyện. Mức phí BHYT tự nguyện 1 tháng bằng 4,5% mức tiền lương tối thiểu, và người đóng BHYT mua thẻ BHYT theo năm dưới dự hỗ trợ 40% phí mua thẻ từ NSNN. Còn đối với BHXH tự nguyện, mức phí tính cũng dựa trên mức lương tối thiểu. Mức phí BHXH tự nguyện bằng 18% mức lương tối thiểu và người nông dân trong độ tuổi từ 15 đến 59 sẽ được Nhà nước hỗ trợ 40% kinh phí tham gia hàng tháng.

Bảng 3.9: Mức hỗ trợ Nhà nước cho việc thực hiện BHYT toàn dân và mở rộng mạng lưới bao phủ của BHXH tự nguyện đến 40% lao động nông nghiệp


Dân số nông thôn từ 15 đến

59 tuổi

(1000

người)

NCT

trong nông thôn (1000

người)

Lao động nông nghiệp (1000

người)


MLTT (1000 VNĐ)


BHYT

(tỷ VNĐ)


BHXH

(tỷ VNĐ)


Chi NSNN

(tỷ VNĐ)


BHYT

so với chi NSNN (%)


BHXH

so với chi NSNN (%)

2010

38057

5705

22722

750

4726,3

4908,0

571146.0

0,83

0,86

2011

38555

5775

25122

900

5745,2

6511,8

614021,0

0,94

1,06

2012

37028

5845

24018

1000

6173,8

6917,3

656896,0

0,94

1,05

2013

37076

5915

23596

1200

7429,0

8154,8

678333,5

1.10

1,20

2014

36779

6020

22627

1200

7395,7

7820,2

710489,8

1,04

1,10

2015

36069

6109

19704

1350

8199,5

7661,3

742646,0

1,10

1,03

2016

35556

6300

21621

1350

8136,9

8406,5

815389,5

1,00

1,03

2017

35249

6545

20502

1500

9027,7

8857,2

863623,9

1,05

1,03

2018

34664

6825

19363

1500

8961,8

8365,2

916073,8

0,98

0,91

2019

34358

7280

18567

1750

10492,8

9358,2

966415,9

1,09

0,97

2020

34201

7868

15938

1900

11510,1

8721,5

1016758,0

1,13

0,86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam - 23

Theo tính toán của tác giả, nếu tiền lương tối thiểu tăng từ 900 nghìn VNĐ/người/tháng lên đến 1900 nghìn VNĐ/người/tháng thì tổng số tiền mà NSNN chi để hỗ trợ, khuyến khích người nông dân tham gia đầy đủ vào hệ thống BHYT tự nguyện là khoảng 83 nghìn tỷ VNĐ (không kể số tiền NSNN chi mua thẻ BHYT cho người nghèo, các đối tượng chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi ở khu vực nông thôn). Còn đối với BHXH tự nguyện, với mức hỗ trợ 40% kinh phí tham gia, thì tổng số tiền mà NSNN chi hỗ trợ 40% lao động nông nghiệp tham gia vào chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022