%
Chuẩn nghèo 2
Chuẩn nghèo 1
Chuẩn nghèo hiện nay
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Hình 2.18: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2007.
Nguồn: [21]
Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, song tốc độ giảm nghèo giữa các vùng không đều; Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất. Khu vực miền núi tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hơn khu vực đồng bằng, thành thị, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với khu vực đồng bằng. Nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao là Vân Kiều chiếm 60,3%; Pakô 58,5% và Mông 35% năm 2003. [19]
D©n téc kinh
D©n téc Ýt ng−êi
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
1992 1998 2005
Hình 2.19: Tỷ lệ hộ nghèo của người kinh và người dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1992 - 2005
Nguồn: [19]
2.2.2.5. Mức độ bao phủ của chương trình cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đối với nông dân
Đến thời điểm hiện nay, người nông dân đã được tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản tốt hơn giai đoạn trước đó, nhưng nhìn chung mức độ bao phủ của những chương trình cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản của Việt Nam thời gian qua vẫn còn chưa bền vững trong giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường.
Thứ nhất, trong lĩnh vực giáo dục
Trung bình trong ba năm thống kê liên tiếp (từ năm học 2003 -2004 đến 2006- 2007) có khoảng 3% trẻ em bỏ học ở bạc tiểu học. Tổng số trẻ em bỏ học bậc tiểu học, tính đến hết năm 2007, là hơn 800 nghìn. Phần lớn số học sinh này đều tập trung ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn. Học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân, nhưng nổi lên chính là do tình trạng kinh tế khó khăn, các hộ gia đình nông dân buộc phải cho con em nghỉ học. Tỷ lệ tái mù ở khu vực nông thôn vì thế có xu hướng tăng lên.
Bảng 2.7: Số học sinh bỏ học ở bậc tiểu học ở Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007
Tổng số học sinh | Số em bỏ học | Tỷ lệ (%) | |
2003 - 2004 | 8.350.191 | 261.405 | 3,13 |
2004 - 2005 | 7.773.484 | 174.700 | 2,25 |
2005 - 2006 | 7.318.313 | 244.065 | 3,33 |
2006 - 2007 | 7.041.312 | 214.171 | 3,04 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cung Cấp Các Dịch Vụ Xã Hội Cơ Bản
- Người Dân Nông Thôn Ngày Càng Được Tiếp Cận Tốt Hơn Tới Hệ Thống An Sinh Xã Hội
- Thúc Đẩy Tăng Trưởng Kinh Tế Và Cải Thiện Đời Sống Người Nông Dân
- An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam - 17
- Đối Với Các Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Về Xóa Đói Giảm Nghèo
- Xây Dựng Mô Hình An Sinh Xã Hội Đối Với Nông Dân Việt Nam Trong Thời Gian Tới
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Nguồn: [79]
Thứ hai, chăm sóc sức khỏe ban đầu
Tình trạng không điều trị khi ốm đau ở khu vực nông thôn phổ biến hơn khu vực thành thị. Mặc dù có nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của người nông dân khi mắc bệnh lại thấp. Kết quả theo dõi điểm tại một số tỉnh do Bộ Y tế tiến hành 2001 - 2002 cho thấy, ở miền Bắc 40% người nông dân bị ốm không đi điều trị. Có rất nhiều lý do để giải thích tình trạng không đi khám chữa bệnh của người dân nông thôn, bệnh nhẹ không
cần chữa, hoặc bệnh nặng không thể chữa được, cơ sở y tế quá xa (năm 2005 cả nước còn 197 xã chưa có trạm y tế), không đủ tiền để chữa trị, hoặc không được
tiếp xúc với bác sĩ...
Nông thôn đồng bằng
Nông thôn miền núi
Chung
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Trạm Y tế Phòng khám định kỳ khu vực Phòng khám tư nhân
Hình 2.20: Tỷ lệ lượt điều trị ngoại trú được tiếp xúc với bác sĩ ở nông thôn năm 2002
Nguồn: [12]
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân khu vực nông thôn chưa tốt đã làm cho tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất chết của trẻ em khu vực nông thôn cao hơn mức trung bình cả nước. Tây Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và tử vong cao nhất trong cả nước.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (%) | Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (%) | ||
Chung | 26,6 | 17,8 | |
Nông thôn | 30,8 | 20,4 | |
Tây Bắc | 32 | 33,9 | |
Tây Nguyên | 35,8 | 28,8 |
Bảng 2.8: Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất chế trẻ em dưới 1 tuổi ở Việt Nam (năm 2004)
Nguồn: [76]
Thứ ba, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thời gian qua tuy đã đạt được nhiều thành tích trong cấp nước sạch, song thực tế số lượng và tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh còn thấp hơn rất nhiều so với báo cáo của chương trình. Mặc dù vượt mục tiêu đặt ra đối với cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn (tham khảo hình 2.21), nhưng tiêu chuẩn về nước sạch cho người dân nông thôn mà Bộ NN&PTNT đưa ra lại kém xa so với tiêu chuẩn về nước sạch quốc gia. Tiêu chí đánh giá nước sạch cho khu vực nông thôn mà Bộ NN&PTNT đưa ra bao gồm: nước máy, nước giếng khoan, nước mưa, nước máng lần và nước giếng khơi nếu không có nguồn ô nhiễm trong vòng bán kính 7m xung quang giếng. Đây là những tiêu chí đánh giá dựa vào việc phân loại nguồn nước và quan sát cảm giác, không dựa vào tiêu chuẩn xét nghiệm khoa học... (tham khảo hình 2.21)
Mục tiêu
43% 48%
44%
39%
38%
34%
34%
32%
45000 80%
40000
70%
35000
30000
25000
20000
15000
10000
60%
50%
40%
30%
20%
5000
10%
0
Chung cả nước
ĐBS Hồng
Đông và Tây Băc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
0%
ĐBS Cửu Long
Số được cấp nước sạch (Nghìn người)
Số chưa được cấp nước sạch (Nghìn người)
Tỷ lệ người được cấp nước sạch
so với mục tiêu (%)
Tỷ lệ người chưa được cấp nước sạch
so với mục tiêu (%)
Hình 2.21: Kết quả cấp nước sạch cho khu vực nông thôn tính theo vùng (năm 2005)
Nguồn: [11]
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn trở nên nan giải và có tác động xấu đối với sức khỏe người lao động, bởi sự phát triển của các làng nghề. Đến năm 2006, cả nước có hơn 1.450 làng nghề. Tuy nhiên, vệ sinh môi trường tại các làng nghề lại chưa được người dân và chính quyền địa phương quan tâm thỏa đáng. 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, lao động tại các làng nghề tiếp xúc với bụi, nóng, hóa chất, nguy cơ tai nạn cao nhưng trang bị bảo hộ lao động hầu như không có... Chính vì thế tại các làng nghề cơ khí, sản xuất vật liệu, gốm, sứ do đốt lượng than nhiều nên tỷ lệ người mắc bệnh về phổi, phế quản khá cao. Các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm hay mắc bệnh về đường tiêu hóa. Đối với làng nghề sử dụng nhiều hóa chất như vải sợi, mạ kim loại, tái chế chì, nhôm, kẽm, nhựa và sản xuất giấy thì tỷ lệ mắc ung thư, nhiễm độc kim loại cao [49].
2.2.3. Mức độ bền vững về tài chính để thực hiện chương trình an sinh xã hội đối với nông dân
2.2.3.1. Đối với các đối tượng tham gia bị động
Đây là những đối tượng của các chương trình xóa đói giảm nghèo, cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản, trợ giúp xã hội và BHYT bắt buộc. Nguồn tài chính để thực hiện an sinh xã hội cho những đối tượng này hoàn toàn phụ thuộc vào NSNN. Thời gian qua, kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng, GDP bình quân hàng năm tăng khoảng 7,7%, do đó nguồn tài chính để thực hiện các mục tiêu tốt hơn giai đoạn trước đó. Thêm vào đó, với sự mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế, sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân đạo quốc tế, trong nước đã tạo điều kiện cho người nông dân được tham gia nhiều hơn vào các chương trình an sinh xã hội.
Mặc dù tăng chi NSNN cho những đối tượng cần được trợ cấp thường xuyên nhưng còn rất nhiều đối tượng vẫn đang nằm ngoài phạm vi bao phủ của hệ thống này, tình trạng trợ giúp xã hội đột xuất cũng chưa công bằng giữa các vùng, các miền. Nói cách khác, tài chính cho việc thực hiện ASXH đối với những đối tượng nông dân tham gia bị động có tính ổn định và bền vững chưa cao.
2.2.3.2. Đối với các đối tượng tham gia chủ động
Đó là những đối tượng của chương trình BHYT tự nguyện và BHXH tự nguyện. Mức độ tài chính để đảm bảo cho hệ thống này hoạt động phải dựa vào thu chi ngân sách của quỹ. Tuy nhiên, do thu nhập thấp nên khả năng đóng góp để tham gia vào BHYT & BHXH tự nguyện của người nông dân cũng thấp. Do đó mất cân đối thu chi quỹ là điều tất yếu. (Tham khảo bảng 2.9)
Sự mở rộng đối tượng tham gia, phạm vi quyền lợi và xác định mức đóng BHYT tự nguyện chưa gắn với nhau một cách hợp lý. Thêm vào đó phí dịch vụ tăng, các yếu tố khách quan khác như dịch bệnh diễn ra trên diện rộng, sự không điều chỉnh kịp thời mức đóng phí so với mức độ gia tăng chi phí dịch vụ y tế là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân đối thu chi của quỹ BHYT tự nguyện năm 2006.
Bảng 2.9: Tổng hợp thu, chi của BHYT TN của Việt Nam giai đoạn 2000-2006
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Số thu (tỷ đồng) | 96,9 | 77 | 97,1 | 173 | 243 | 394 | 746 |
HSSV | 171 | 219 | 273 | 382,5 | |||
Nhân dân | 2 | 24 | 121 | 363,5 | |||
Số chi (tỷ đồng) | 96 | 202 | 555 | 1.843 | |||
HSSV | 115. | 204,5 | 485 | ||||
Nhân dân | 97 | 359,5 | 1.358 | ||||
Cân đối thu-chi (tỷ đồng) | 77 | 41 | -161 | -1.097 |
Nguồn: [41]
Nhận xét chung về mức tác động, mức độ bao phủ, hình thức tham gia của người nông dân có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ bền vững về tài chính của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, về mức độ tác động: Các chương trình an sinh xã hội đối với khu vực nông thôn nói chung, người nông dân Việt Nam nói riêng thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực. Người nông dân có điều kiện làm việc nhiều hơn, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực tăng lên đáng kể. Chính điều này đã giúp người nông dân tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, được tiếp cận nhiều hơn
tới các dịch vụ xã hội cơ bản, đời sống từng bước được cải thiện góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên, khi xét về các con số cụ thể, thì những tác động này cũng còn nhiều hạn chế. Sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội đối với người dân mặc dù đã tác động tích cực đến tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, nhưng nhìn chung trong 8 vùng kinh tế trên cả nước thì không có vùng nào có dưới 50% số hộ gia đình sống ở nông thôn tham gia hoạt động nông nghiệp [3]; tỷ lệ người nghèo và hộ nghèo giảm đáng kể trong thời gian qua nhưng tình trạng tái nghèo còn lớn [19]; đã tuyên bố hoàn thành giáo dục phổ cập nhưng tỷ lệ bỏ học của trẻ em khu vực nông thôn đang có xu hướng gia tăng [79].
Thứ hai, về mức độ bao phủ: Đến hết năm 2006, cả nước chỉ có 83% số người nghèo được tham gia BHYT, bởi Nhà nước là người cung ứng thẻ BHYT bắt buộc; khoảng 8,5% dân chúng tham gia BHYT tự nguyện (bao gồm cả học sinh, sinh viên và người lao động khu vực phi chính thức); tỷ lệ nông dân tham gia BHXH tự nguyện còn thấp hơn, dưới 5%. Con số thống kê của Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, mới có 33,7% người nông dân được nhận trợ giúp xã hội thường xuyên. Tỷ lệ hộ nông dân nghèo khoảng 7%. Tỷ lệ nông dân được tiếp cận tới hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Nếu đến hết năm 2007 cả nước có 99,3% hộ nông dân được sử dụng điện, thì chỉ có 62% người nông dân được sử dụng nước sạch, tỷ lệ trẻ em bỏ học ở bậc tiểu học giai đoạn 2003-2007 khoảng 3%/năm [41], [98].
Thứ ba, hình thức tham gia của người nông dân có tác động chưa tốt đến mức độ bền vững về tài chính cho việc thực thi các chương trình trong hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam hiện nay.
Nông dân Việt Nam, phần lớn tiếp cận tới hệ thống an sinh xã hội dưới hình thức bị động. Những người này tiếp cận hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân dưới sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng thông qua các chương trình trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo hay cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản và cấp thẻ BHYT bắt buộc cho người nghèo.
Sự tham gia của người nông dân vào các chương trình an sinh xã hội dưới hình thức đóng góp cùng Nhà nước và cộng đồng là có nhưng không bền vững, tùy thuộc
vào điều kiện kinh tế của từng địa phương. Ở Nga Sơn-Thanh Hóa, Cao Thắng, Thanh Miện-Hải Dương, Ý Yên-Ninh Bình... đã vận động nhân dân góp tiền xây dựng nhà văn hóa thôn để sinh hoạt với mức đóng góp từ 100 đến 250 nghìn đồng/người (tác giả trực tiếp phỏng vấn sinh viên lớp Công nghệ thông tin K48 tại Trường đại học Kinh tế quốc dân). Người dân ở những xã này cũng thực hiện chủ trương Lá rách ít đùm lá rách nhiều, đó là mỗi hộ gia đình ở những vùng này đóng góp từ 10 đến 20 nghìn đồng để hỗ trợ đồng bào ở các vùng khác bị thiên tai trên toàn quốc.
Hình thức tự đóng góp để tham gia vào hệ thống ASXH của người nông dân thông qua hệ thống BHYT & BHXH tự nguyện thì mới chỉ thu hút được một bộ phận nhỏ nông dân tham gia.
Vì vậy, nguồn tài chính cho việc thực thi các chương trình của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân không mang tính bền vững cao.
Dịch vụ xã i
cơ bản
Quỹ dự phòng (nhà nước)
Đột xuất
Trợ
gi xã hội
Bảo hiểm xã hội ự nguyện
Thường xuyên
Các chương trình an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam
Xóa i giảm nghèo
Tham gia (được nhận trợ giúp) của Nhà nước và cộng đồng
Bảo hiểm y tế tự nguyện
Tham gia (đóng góp cùng Nhà nước và cộng đồng)
Tự đóng góp tham gia
Hình 2.22: Các hình thức tham gia vào hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam
Nguồn: Tác giả [3]