giá chất lượng. Tuy nhiên, cách tiếp cận quản lý chất lượng giáo dục đại học ở nghiên cứu này là quản lý chất lượng tổ chức, gắn với trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Tác giả chưa đề cập sâu đến trách nhiệm, vai trò của nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học [60].
Trần Khánh Đức trong nghiên cứuKinh nghiệm và những xu hướng quốc tế về chất lượng, quản lí cải thiện chất lượng giáo dục đại học tại một số nước Châu Á, Tạp chí Giáo dục số 118, tr.44 - 46, tr. 27 đã phân tích kinh nghiệm quản lý chất lượng của các trường đại học ở Hoa Kỳ, Thái Lan, Hàn Quốc. Những kinh nghiệm về xây dựng khung đánh giá, chuẩn mực chất lượng, định hướng mục tiêu và trách nhiệm của nhà nước có thể là những cơ sở quan trọng để đánh giá về thực tiễn quản lý chất lượng của bản thân mỗi cơ sở giáo dục và của nhà nước.
Tác giả Đỗ Thuý Hằng trong nghiên cứu về Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đã trình bày bối cảnh tăng cường đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, tổng quan về đảm bảo chất lượng giáo dục, hệ thống và các mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chương trình giáo dục. Theo tác giả, sức ép về số lượng của giáo dục đại học đang dẫn đến nguy cơ về sụt giảm chất lượng. Vì vậy, đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học là công cụ để duy trì chất lượng giáo dục đại học. Theo tác giả để thực hiện đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, vấn đề căn bản là cần phải có hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp, tổ chức đánh giá độc lập và công khai kết quả kiểm định, gắn kết quả kiểm định với quyền lợi và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục.
Các nghiên cứu đã đề cập đến công cụ, phương pháp bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học với cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa chỉ ra trách nhiệm của nhà nước đối với công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Nhà nước nên là chủ thể thực hiện hay là chủ thể tạo ra khung thể chế bảo đảm thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục đại học chưa được luận giải. Vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học cũng chưa chỉ rõ cần có chủ thể nào tham gia xây dựng. Câu hỏi đặt ra là: nhà nước là chủ thể xây dựng hay chủ thể tổ chức, phối hợp xây dựng các tiêu chí đánh giá vẫn chưa được nghiên cứu và luận bàn đầy đủ.
1.4. Nghiên cứu về thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
1.4.1. Nghiên cứu ngoài nước
Hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thuộc Harvard Kennedy School trong Báo cáo về giáo dục đại học Việt Nam năm 2008 cho rằng: “Việt Nam không có dù chỉ là một trường đại học có chất lượng được công nhận. Không có một trường nào của Việt Nam xuất hiện trên bất kỳ bảng xếp hạng các đại học có chất lượng cao tại châu Á được nhiều người biết đến nào. Về phương diện này, Việt Nam thua kém ngay cả so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á”. Nhận định của báo cáo này đã đưa đến những ý kiến khác nhau của các học giả trong nước. Một số học giả cho rằng những nhận xét này chưa hoàn toàn thỏa đáng về vấn đề chất lượng giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, một số học giả khác lại đánh giá đó là những nhận xét chính xác mà nền giáo dục đại học Việt Nam cần phải nhìn thẳng sự thật và không thể ngụy biện.
Trong nghiên cứu “Việt Nam: giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng” của Ngân hàng thế giới năm 2008 đã khẳng định giáo dục đại học Việt Nam đang đối mặt với những thách thức của thế kỷ mới về việc xây dựng kỹ năng cho người học. Chất lượng giáo dục đại học cần nhấn mạnh ở khía cạnh việc tạo lập kỹ năng làm việc cho người học sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu này giáo dục đại học Việt Nam chưa hiện thực hoá được mục tiêu chất lượng khi tỷ lệ nguồn nhân lực đại học đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động vẫn ở một tỷ lệ đáng lo ngại.
Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) - một cơ quan hoạt động độc lập của Hoa Kỳ đã thực hiện dự án "Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện - điện tử - viễn thông và vật lý tại một số trường đại học tại Việt Nam". Có bốn trường đại học của Việt Nam được chọn tham gia dự án này. Kết quả đánh giá cho thấy phương pháp giảng dạy tại các trường còn kém hiệu quả, có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên, giảng viên ít giao bài tập về nhà. Trang thiết bị và nguồn lực được đánh giá chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo. Chương trình đào tạo có quá nhiều môn học, nội dung các môn học và chương trình đào tạo đã lỗi thời, không ngang bằng với trường đại học hàng đầu thế giới. Đặc
biệt, các trường ít dạy về các khái niệm và nguyên lý, quá nhấn mạnh vào kiến thức dữ kiện và kỹ năng, giữa các giờ học lý thuyết và thực hành có sự mất cân đối...
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học - 2
- Các Nghiên Cứu Về Chất Lượng Giáo Dục Đại Học
- Các Nghiên Cứu Về Công Cụ, Phương Pháp Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục Đại Học
- Một Số Ý Kiến Nhận Xétvề Tình Hình Nghiên Cứu
- Khái Niệm Chất Lượng Giáo Dục Đại Học
- Hệ Thống Đánh Giá Chất Lượng Các Cơ Sở Dịch Vụ Giáo Dục Của Hoa Kỳ
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
Ngân hàng phát triển Á châu (ADB) có một khảo sát và phát hiện thấy nguyên nhân cơ bản của việc không tuyển được những người thích hợp cho các vị trí công việc đang cần là sinh viên tốt nghiệp đại học không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của các vị trí công việc đó. Những kiến thức sinh viên học được trong trường quá lý thuyết trong khi các nhà tuyển dụng cần các kỹ năng thực hành và các phẩm chất chung như tính sáng tạo, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Chỉ khoảng 20% người lao động cho rằng công việc của họ liên quan đến những kiến thức được học, vì thế một tỷ lệ lớn người lao động cần tiếp tục được đào tạo thêm. Những điều này cho thấy sản phẩm của các trường đại học Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế từ phía doanh nghiệp.
Giáo dục đại học Việt Nam chưa có tên trong bản đồ các trường đại học có chất lượng cao trên thế giới. Năm 2014, bảng xếp hạng của Đại học Giao thông vận tải Thượng Hải (Trung Quốc) gồm 500 trường đại học hàng đầu thế giới và 100 trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương không có tên một trường đại học nào của Việt Nam. Điều tương tự cũng xảy ra với bảng xếp hạng các nước có trường đại học top đầu châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí ASIAWEEK. Trong bảng xếp hạng top 100 khu vực Đông Nam Á của Webometrics, Việt Nam có 7 trường được xếp hạng, trên Lào và Campuchia. Các bảng xếp hạng này phần nào cho thấy sự đánh giá khách quan bên ngoài về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước khác trên thế giới và trong khu vực.
Ngày 3/11/2008, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố báo cáo tóm tắt của bản Báo cáo Giám sát toàn cầu về giáo dục năm 2008. Việt Nam tiếp tục mất điểm về Chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người (EDI), đồng thời tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng để đứng vị trí 79 trong 129 quốc gia.Chỉ số EDI được UNESCO đánh giá dựa trên 4 tiêu chí cơ bản: phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ cho người lớn, bình đẳng giới trong giáo dục, và chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục đại học thấp cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự tụt hạng chỉ số EDI của Việt Nam.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) hàng năm có những đánh giá về năng lực cạnh tranh quốc gia và đưa ra bảng xếp hạng hàng năm. Các kết luận của WEF vẫn thường dựa vào hai nguồn: số liệu thống kê đã được công bố và tham khảo ý kiến của chuyên gia. Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu được WEF tiến hành khảo sát với 144 nền kinh tế dựa trên bộ 12 tiêu chí được chia thành 3 nhóm gồm: các yếu tố cơ bản, các yếu tố thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế và các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế. Năm 2012, giáo dục đại họcViệt Nam được xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học, với điểm số là 3,69 (điểm cao nhất là 7) trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013-2014 được diễn dàn Kinh tế Thế giới công bố đầu tháng 9/2013. Trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014-2015, giáo dục đại học Việt Nam xếp hạng 94/144 quốc gia. Theo khảo sát của WEF, trong ba “vùng lõm” của Việt Nam thì đào tạo và giáo dục đại học chiếm một vùng, hai vùng còn lại là cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn sàng cho công nghệ. Rõ ràng, đây là một sự cảnh báo đối với chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.
1.4.2. Nghiên cứu trong nước
Ngày 5/11/2004, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức hội thảo khoa học “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, bên cạnh việc đề xuất các giải pháp, các tham luận đã đưa ra những đánh giá về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Một số tham luận đã khẳng định là tất cả các bậc học (cao đẳng, đại học, sau đại học) đều có vấn đề về chất lượng. Nguyên nhân của hiện trạng này là vấn đề chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, quản trị trường học và vấn đề quản lý nhà nước.
Hội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học ở Việt Nam” do Văn phòng Quốc hội tổ chức ngày 22 và 23/12/2009 đã cùng thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, thách thức của nền giáo dục đại học Việt Nam. PGS.TS Lê Quang Minh trong tham luận tại Hội thảo đã nhận định, tốc độ cải cách giáo dục nước ta đã bị bỏ xa so với tốc độ cải cách kinh tế. Các đại học hiện vẫn cung cấp nguồn nhân lực rất cũ trong khi nhu cầu của nền kinh tế thì ngược lại. Hệ thống giáo dục cũ bộc lộ không ít bất cập. Sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng mềm trong khi
đây là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất hiện nay; chương trình đào tạo cứng, khó liên thông nên kém thích ứng cơ chế thị trường hiện thời.
Theo kết quả khảo sát trong 4 năm từ năm 1999 đến năm 2002, Trường Đại học Sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh thực hiện được công bố, các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp, vì không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện năm 2011, với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp an toàn là... tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%.
Trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014-2015, giáo dục đại học Việt Nam xếp hạng 94/144 quốc gia. Giáo dục đại học Việt Nam
Các khảo sát trên đây đa số được thực hiện tại các đại học quốc gia, đại học vùng - những đại học “đầu tàu” của Việt Nam. Thực trạng này ở các trường đại học khác có lẽ cũng không khả quan hơn.
Những con số trên đây đã cho thấy ít nhất hai vấn đề nghiêm trọng. Một là chất lượng giáo dục hiểu theo ý nghĩa hẹp nhất là năng lực, kỹ năng tiếp thu được sau bốn năm học ở bậc đại học, đã thấp đến nỗi hơn một phần tư sinh viên sau khi ra trường từ một đến năm năm vẫn chưa tìm được việc làm. Hai là giữa nhà trường và thế giới việc làm bên ngoài đang có một khoảng cách quá lớn. Trong lúc các doanh nghiệp không ngớt than phiền thiếu người làm được việc và khẳng định
nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là chỗ “thắt cổ chai” cản trở những kế hoạch phát triển của họ, thì các cô cậu cử nhân mà các trường đại học tạo ra vẫn không lấp được chỗ trống ấy vì họ đã không được học những gì thực sự cần thiết đối với thị trường lao động.
Tại hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học” do Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/11/2011, nhiều nhà giáo dục cho rằng: Chất lượng nhân lực trình độ đại học vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động khi tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm đúng chuyên ngành còn thấp và số thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học ngày càng tăng lên. Tác giả Nguyễn Văn Chiến, Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam chỉ rõ qua “3 công khai”, chỉ 25/89 trường đại học có tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành đạt trên 60%. Ở khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, tỷ lệ này rất thấp. Khảo sát của Hội sinh viên Việt Nam cũng đưa ra con số đáng báo động, đến 50% sinh viên ra trường không được làm đúng chuyên môn. Tác giả Phan Thanh Bình - Giám đốc chiến lược Nhân Việt Management Group (tư vấn đào tạo nguồn nhân lực) khẳng định: Theo số liệu khảo sát từ 500 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/2010, có đến 94% trường hợp nhân viên mới (sinh viên mới ra trường đi làm) cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng quản lý và lãnh đạo”. Tác giả phân tích: “Tùy vào từng trường, từng nhóm ngành nghề cụ thể mà sinh viên ra trường đi làm cần phải đào tạo lại nhiều hay ít. Điều đáng nói ở số liệu này, không chỉ kỹ năng mềm, mà sinh viên phải được đào tạo thêm nhiều nhất về nghiệp vụ chuyên môn. Thực tế là có không ít sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng không nắm được các kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cơ bản để bắt tay ngay vào công việc”. Nguyên nhân căn bản của hiện trạng này chính là chất lượng của sinh viên đang thực sự có vấn đề. Chất lượng đào tạo đã đứng “bên lề” yêu cầu của thị trường lao động.
Đi tìm nguyên nhân của chất lượng giáo dục đại học Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau. Tại Hội thảo khoa học
“Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học” năm 2004, các tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân của hiện trạng này bao gồm: nguyên nhân từ việc kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục đại học; nguyên nhân từ chất lượng đội ngũ giảng viên; chất lượng chương trình đào tạo; năng lực quản lý của các cơ sở giáo dục; quá trình tổ chức đào tạo; cơ chế tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và chế độ học phí còn bất cập. Tuy nhiên, nguyên nhân bao trùm nhất từ trách nhiệm quản lý nhà nước lại chưa được đề cập hoặc đề cập đến nhưng không nhấn mạnh, chưa khẳng định đó là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến những hạn chế trong chất lượng giáo dục đại học.
1.5. Các nghiên cứu giải pháp quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học
1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học là một vấn đề lớn trong định hướng đổi mới quản lý giáo dục ở Việt Nam.
Hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thuộc Harvard Kennedy School trong Báo cáo về giáo dục đại học Việt Nam năm 2008, sau khi đưa ra những đánh giá về chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, đã chỉ ra nguyên nhân của chất lượng giáo dục đại học thấp mà hai tác giả gọi là sự khủng hoảng về chất lượng: “Nguyên nhân trực tiếp nhất tạo nên khủng hoảng hiện nay là sự thất bại sâu rộng trong chính sách quản lý của nhà nước… Các trường đại học Việt Nam vẫn còn nằm trong hệ thống kiểm soát cao độ” (The most immediate cause of today’s crisis is profound governance failure… Vietnamese academic institutions remain subject to a highly centralized system of control). Báo cáo về giáo dục đại học Việt Nam có thể đưa ra những nhận định gây tranh cãi. Song vấn đề căn bản là cần phải đề cao trách nhiệm của cơ quản lý nhà nước, tạo những chính sách để bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đại học rõ ràng là một vấn đề cần được chú ý trong chiến lược phát triển giáo dục đại học, trong trách nhiệm của nhà nước đối với nền giáo dục đại học.
Nghiên cứu “Việt Nam: giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng” của Ngân hàng thế giới năm 2008 đã chỉ ra trách nhiệm của nhà nước đối với chất lượng
giáo dục đại học khi các tác giả khẳng định để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, để giáo dục đại học thực sự là chủ thể xây dựng các kỹ năng cho tăng trưởng thì cần phải nâng cao hiệu quả quản trị giáo dục của các cơ quan nhà nước. Nhà nước cần phải tạo lập môi trường chính sách, môi trường pháp lý bảo đảm các cơ sở giáo dục vận động hướng tới các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
1.5.2. Các nghiên cứu trong nước
Trong các giải pháp đề xuất tại hội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học” do Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức, TS. Trần Đăng Thao - cho rằng đổi mới tư duy là điều kiện tiên quyết, trong đó đổi mới quản lý là nhiệm vụ hàng đầu trong bước đột phá của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Muốn phát triển giáo dục đại học Việt Nam, tất yếu phải củng cố và phát triển đội ngũ quản lý, với yêu cầu những người này phải giàu năng lực tư duy đổi mới, giàu trí tuệ và khoa học; nếu không chuẩn bị tốt đội ngũ quản lý thì các điều kiện và thành tố tiếp theo dẫu có được chuẩn bị tốt và chu đáo đến đâu cũng không thể nào tạo ra một hệ thống giáo dục tốt đẹp được. Đội ngũ quản lý được tác giả đề cập ở đây bao gồm các nhà quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô (quản lý nhà nước) và quản lý giáo dục ở tầm vi mô (quản lý các cơ sở giáo dục đại học).
Tiếp cận ở một khía cạnh cụ thể về quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học, định hướng về giải pháp tài chính được đề cập đến trong một số nghiên cứu. Tác giả Lê Thanh Tùng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tài chính đối với chất lượng giáo dục đại học và sự mở rộng của giáo dục đại học. Tác giả phân tích về những hạn chế trong chính sách học phí, trong chính sách đầu tư cho giáo dục đại học để khẳng định có một mối tương quan giữa đầu tư tài chính và chất lượng giáo dục, không thể đòi hỏi một nền giáo dục đại học có chất lượng khi nguồn tài chính chỉ đảm bảo duy trì nó ở trạng thái tồn tại [73].
Cùng cách tiếp cận từ giải pháp tài chính, Lê Phước Minh trong luận án Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế đã tổng hợp lí luận và thực tiễn cơ bản về chính sách tài chính cho giáo dục đại học trong và ngoài nước, trên cơ sở đó phân tích các cơ hội, thách thức, quan điểm định