Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử


nhà cung cấp dịch vụ web để làm việc này. Khi giao việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã vô hình chung bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy.

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2014 đã cao hơn năm trước, nhưng tính năng thương mại điện tử của các website thì vẫn chưa được cải thiện. lớn website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm, dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa thông tin giới thiệu sản phẩm, trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến. Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại, v.v...

Về mức độ đầu tư, kết quả khảo sát cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai thương mại điện tử. Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp chọn mức đầu tư 5-15% và một tỷ lệ nhỏ (3,6%) đầu tư thật sự quy mô cho thương mại điện tử, ở mức trên 15%.

Trong tương quan với tỷ lệ đầu tư, mức đóng góp của thương mại điện tử cho việc tạo doanh thu mặc dù chưa thực sự nổi bật nhưng cũng rất đáng khả quan. Gần 30% doanh nghiệp được hỏi đánh giá mức đóng góp này ở vào khoảng từ 5% - 15%, và 7,5% còn tỏ ra lạc quan hơn nữa khi cho rằng ứng dụng thương mại điện tử đã đtôi lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu của năm. Thống kê cho thấy, 37,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng doanh thu từ kênh tiếp thị thương mại điện tử sẽ tăng trong những năm tới, 61,5% cho rằng không thay đổi, và chỉ 1,3% nghiêng về chiều hướng giảm.

Nếu tỷ trọng đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp đang dần được điều chỉnh về mức 5-15%, thì có lẽ một nguyên nhân rất lớn là do hiệu quả đầu tư đã được phản ánh rõ qua mức đóng góp thực tế của ứng dụng thương mại điện tử đối với doanh thu.


1.1.7 Khái niệm kinh doanh điện tử

Kinh doanh điện tử hay còn gọi là “EBusiness” hoặc “E-Business” (viết tắt từ chữ Electronic Business) hay kinh doanh trên Internet, có thể được định nghĩa như là một ứng dụng thông tin và công nghệ liên lạc(ITC) trong sự hỗ trợ của tất cả các hoạt động kinh doanh. Có nhiều khái niệm khác nhau về kinh doanh điện tử như:

E– business là việc tiến hành kinh doanh trên Internet, không chỉ mua bán mà còn phục vụ khách hàng và cộng tác với các đối tác kinh doanh. (whatis.com).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

E – business là việc sử dụng hệ thống CNTT để tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bao gồm các thay đổi trong truyền thông tiếp thị, hệ thống phân phối, và các mô hình kinh doanh . (www.ibm.com/e-business) .

E – business là việc sử dụng Internet để thực hiện các quy trình kinh doanh, thương mại điện tử, giao tiếp và cộng tác với khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác của một doanh nghiệp. (Colin Combe, “Introduction to e-Business: Management and Strategy”,Elsevier, 2006).

Theo nghĩa rộng hơn kinh doanh điện tử là bất kỳ loại giao dịch hoặc tương tác kinh doanh trong đó những người tham gia thực hiện các hoạt động giao dịch kinh doanh bằng điện tử.(Nan Si Shi, V.K. Murthy, “Architectural Issues of Web−Enabled Electronic Business”, Idea Group Publishing, 2003).

Kinh doanh điện tử luôn được coi là tập hợp các khái niệm về một mô hình tổ chức kinh doanh mới, về các phương pháp luận mới, về các biện pháp hành động mới để đáp ứng được sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mới. Đây là một phương pháp giúp các doanh nghiệp quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất nguồn tài nguyên của mình, đặc biệt là tài nguyên con người và thông tin. Thông tin tiến hành tri thức, tri thức tạo ra những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.

Kinh doanh điện tử liên quan đến các quá trình doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi dây chuyền giá trị: mua bán điện tử, quản lý dây chuyền cung ứng, quá trình đặt hàng điện tử, quản lý dịch vụ khách hàng và cộng tác với đối tác thương mại. Các kỹ thuật áp dụng cho KDĐT tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dữ liệu giữa các công ty.

1.2 XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.2.1 Các chức năng cơ bản của website TMĐT

Website thương mại điện tử là website động với các tính năng mở rộng cao cấp hơn cho phép giao dịch qua mạng như: Giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng,… Một số website thương mại điện tử thường có những chức năng cơ bản như sau:


a) Chức năng hiển thị sản phẩm: Chức năng này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều doanh mục sản phẩm có thể thay đổi theo yêu cầu. Trình bày thông tin, hình ảnh giá thành của sản phẩm theo dạng danh mục điện tử (e-catalog). Tích hợp sẵn giỏ hàng điện tử (e-shoppong cart) phục vụ cho nhu cầu mua sắm trên mạng của khách hàng.

b) Chức năng thanh toán qua mạng: Chức năng này đi kèm với giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart), phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua mạng của khách hàng.

c) Chức năng quản lý khách hàng: Lưu giữ thông tin về quá trình đặt hàng, mua hàng, hóa đơn thanh toán,… Giúp khách hàng và doanh nghiệp thuận tiện tra cứu khi cần thiết.

d) Chức năng dịch vụ: Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trê website một cách rõ ràng cụ thể nhất. Mội dịch vụ có 1 form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên hệ khi cần thiết.

e) Chức năng tin tức: Chức năng cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin tức khác nhau như tin tức trong nước, tin quốc tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ,…

f)Chức năng FAQ (Những câu hỏi thường gặp): Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm, dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị đóng góp ý kiến,… đến doanh nghiệp.

g) Chức năng tuyển dụng: Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng.

h) Chức năng tạo thăn dò ý kiến (bình chọn): Doanh nghiệp có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng thăm website.

i)Chức năng quảng cáo trực tuyến trên website: Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website của mình, tạo nguồn thu từ website.

j)Chức năng tìm kiếm

Bao gồm hai chức năng: Tìm nhanh và tìm nâng cao. Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin này trong website thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn nút tìm kiếm để ra kết quả.


Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiểm thị ra chính xác hơn.

k) Tích hợp bộ đếm chuyên sâu: Bao gồm đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem cho từng sản phẩm.

l)Form liên hệ trực tuyến: Cho phép khách hàng liên hệ với doanh nghiệp khi có nhu cầu. Chức năng này như viết một email liên hệ, nên rất thuận tiện cho khách hàng cũng như cho người quản trị website.

1.2.2 Giới thiệu kiến trúc ba lớp

Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chòng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau.

Trong phát triển mềm, một trong những kỷ thuật xây dựng website là thuật ngữ kiến trúc đa tầng, nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng, trong đó mô hình ba lớp là phổ biến nhất. Ba lớp này chính là: tầng trình bày (Presentation), tầng xử lý (Business Logic), và tầng truy cập dữ liệu (Data Access).

Các lớp sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì và biết nên sử dụng như thế nào.

Hình 1 1 Mô hình ba lớp a Các thành trung gian  Thành Common Chứa các thành 1

Hình 1.1: Mô hình ba lớp

a) Các thành trung gian

Thành Common

- Chứa các thành dùng chung cho cả 3 lớp.

- Chứa các thành truyền thông tin giữa các tầng

- Nội dung được lưu dưới các File *.cs


Thành Operational

- Chứa các thành hay sử dụng lặp đi lặp lại

- Nội dung được lưu dưới các File *.cs

b) Giới thiệu tầng trình bày(Presentation Layer)

- Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành trong giao diện người sử dụng.

- Nội dung được lưu dưới các File *.aspx và *.aspx.cs

- Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp.

c) Giới thiệu về tầng truy cập dữ liệu(Data Access)

- Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu

- Sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị CSDL như SQL Server, Oracle,…

- Thường thực hiện nhiệm vụ: Kết nối đến CSDL và sử dụng các câu truy vấn: Select, update, Delete, Insert

- Nội dung được lưu dưới các File *.cs

d) Giới thiệu về tầng giao dịch(Business Logic Layer)

- Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống.

- Sử dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation.

- Lớp này cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 để thực hiện công việc của mình.

- Nội dung được lưu dưới các File *.cs

e) Ưu và nhược điểm của kiến trúc ba lớp

- Ưu điểm của mô hình ba lớp

- Phù hợp làm việc theo nhóm.

- Code rõ ràng, dễ debug chương trình.

- Dễ mở rộng , thay đổi quy mô của hệ thống.

- Dễ quản lý.

- Khả năng bảo mật và an toàn hệ thống tốt hơn.

- Nhược điểm của mô hình ba lớp

- Tốn nhiều công sức cài đặt (nhiều server) và tăng chi phí.

- Việc phát triển ứng dụng phức tạp.

- Việc truyền dữ liệu giữa các tầng sẽ chậm hơn.


1.2.3 Giới thiệu công cụ xây dựng website

a) Ngôn ngữ và môi trường xây dựng website

- ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web (web application framework) mới nhất được phát triển và cung cấp bởi Microsoft tên mở rộng là .aspx,cho phép những người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng web và những dịch vụ web. Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002 cùng với phiên bản

1.0 của .NET framework,là công nghệ nối tiếp của Microsoft Active Server Pages(ASP). ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi .NET language.

- Trang ASP.NET được biên dịch trước thay vì phải đọc và phiên dịch mỗi khi trang web nhận được yêu cầu, Khác với trang sử dụng ngôn ngữ khác mỗi lần triệu gọi là mỗi lần trang web phải biên dịch lại tốn rất nhiều tài nguyên cho việc xử lý như thế,vấn đề này làm chậm tiến trình xử lý của hệ thống

Ưu điểm của ASP.NET

- ASP.Net cho phép bạn lựa chọn một trong các ngôn ngữ lập trình mà bạn yêu thích: Visual Basic.Net, J#, C#,…

- Trang ASP.Net được biên dịch trước. Thay vì phải đọc và thông dịch mỗi khi

trang web được yêu cầu, ASP.Net biên dịch những trang web động thành những tập tin DLL mà Server có thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả.

- ASP.Net hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của .Net Framework, làm việc với XML, Web Service, truy cập cơ sở dữ liệu qua ADO.Net, …

- ASPX và ASP có thể cùng hoạt động trong 1 ứng dụng.

- ASP.Net sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide. Tách code riêng, giao diện riêng Dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì.

- Kiến trúc lập trình giống ứng dụng trên Windows.

- Hỗ trợ quản lý trạng thái của các control.

- Tự động phát sinh mã HTML cho các Server control tương ứng với từng loại Browser.

- Triển khai cài đặt.

- Không cần lock, không cần đăng ký DLL.

- Cho phép nhiều hình thức cấu hình ứng dụng.


- Hỗ trợ quản lý ứng dụng ở mức toàn cục.

- Global.aspx có nhiều sự kiện hơn.

- Quản lý session trên nhiều Server, không cần Cookies.

Nhược điểm

- Khuyết điểm lớn nhất của các sản phẩm làm ra từ ASP.Net là phải phụ thuộc vào thư viện nền Framework. Và gần như chỉ có thể chạy trên hệ điều hành windows.

- Khuyết điểm thứ hai: ASP.Net không phải là mã nguồn mở, do đó rất khó tìm thấy một bộ mã nguồn hoàn chỉnh đâu đó trên mạng.

b) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005

Microsoft SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) quan hệ (Relational Database Management System – RDBMS) hoạt động theo mô hình khách chủ cho phép đồng thời nhiều người dung cùng truy xuất dữ liệu, quản lý việc truy nhập hợp lệ và các quyền từng người dung trên mạng.

SQL Server 2005 là HQTCSDL được dung phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. SQL Server 2005 nâng cao hiệu năng, độ tin cậy, khả năn lập trình đơn giản và dễ sử dụng hơn so với các phiên bản trước đó. SQL Server 2005 tập trung vào khả năng xử lý giao dịch trực tuyến trên di động, ứng dụng vào Thương mại điện tử và kho dữ liệu ( Data warehousing).

SQL Server 2005 cách cung cấp thêm nhiều tiện ích thông dụng, kiểu dữ liệu, hàm, mệnh đề và đối tượng mới,….. giúp nhà phát triển mềm lưu trữ, tính toán, thống kê, tìm kiếm và lập báo cáo cho mọi ứng dụng quản lý.

Ưu điểm

- Độ bảo mật cao.

- Thích hợp cho những dự án lớn.

- Giao diện đồ họa dễ sử dụng.

Nhược điểm

- Muốn sử dụng thì phải mua bản quyền của nhà cung cấp với giá không hề nhỏ.

c) Giới thiệu về Photoshop

Adobe Photoshop (thường được gọi là Photoshop) là một mềm đồ họa chuyên dụng của hãng Adobe Systems ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là


chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Từ phiên bản Photoshop 7.0 ra đời năm 2002, Photoshop đã làm lên một cuộc cách mạng về ảnh bitmap. Phiên bản mới nhất hiện nay là Adobe Photoshop CS4 (Version 11.0): với 2 bản Standard và Extended nằm trong bộ Creative Suite 4, được phát hành ngày 15 tháng 10 năm 2008. Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn được sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D... gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap.

d) Giới thiệu về Adobe Flash

- Là 1 mềm ứng dụng đồ họa.

- Sử dụng các ảnh đồ họa vector Các bức ảnh có thể được co giãn với bất kỳ kích thước mà không làm giảm chất lượng.

- Sử dụng dễ dàng.

- Các tệp Flash có kích thước nhỏ, tốc độ tải nhanh Sử dụng để tạo các giao diện Web.

- Các tệp Flash cho phép người dùng tương tác trực tiếp lên các đối tượng trong đó.

e) Giới thiệu về Adobe.Dreamweaver.CS6

Dreamweaver là một chương trình Visual Editor chuyên nghiệp để tạo và quản lý các trang web. Dreamweaver cung cấp các công cụ phác thảo trang web cao cấp, hỗ trợ các tính năng DHTML (Dynamic HTML) mà không cần viết các dòng lệnh giúp các bạn không biết lập trình web cũng có thể thiết kế được các trang web động một cách dễ dàng, trực quan.Với Dreamweaver bạn có thể dễ dàng nhúng các sản phẩm của các chương trình thiết kế web khác như Flash, Fireworks, Shockwave, Generator, Authorwave vv...

f) Ngôn ngữ CSS

Chức năng:

- CSS(Cascading Style Sheets) là kiểu ngôn ngữ dành cho website, hỗ trợ mạnh mẽ cho con người về cách dàn trang và thiết kế. Thêm vào đó, CSS có thể giúp bạn quản lý trang web dễ dàng.

Ưu điểm:

- Tiết kiệm băng thông (bandwith).

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí