Sau khi vệ sinh cho trẻ | 4 | ½ | ||
Không rửa | 5 | 0 | ||
Chị rửa tay như thế nào? | Chỉ rửa với nước | 1 | 0 | 1 |
Rửa bằng xà bông | 0 | 1 | ||
Chị đã cho cháu tẩy giun (sổ lãi) chưa? | Có | |||
Chưa | ||||
Chị cho cháu sổ lãi vào những thởi điểm cháu được bao nhiêu tháng tuổi? | Ghi rõ: …(nếu ≥24 tháng 1 điểm) | 1 | 1 | |
Chị có cho cháu tiêm chủng đầy đủ không? (Kết hợp hỏi xem giấy theo dõi tiêm chủng của trẻ (nếu có). | Đủ tất cả các mũi | 0 | 1 | 1 |
Không đủ | 1 | 0 | ||
Chị có cho cháu uống Vitamin A trong các đợt chiến dịch không? (Điều tra viên đưa viên Vitamin A cho người mẹ xem). | Có | 0 | 1 | 1 |
Không | 1 | 0 | ||
Chị có theo dõi cân nặng của cháu (tên…) không? | Có | 0 | 1 | 1 |
Không | 1 | 0 | ||
Trong 2 tuần qua cháu (tên…) có bị tiêu chảy không? (đi ngoài ≥ 3 lần/ngày, phân loãng). | Có | 0 | ||
Không | 1 | |||
Khi cháu bị tiêu chảy chị đã làm gì? Và chị cho cháu ăn uống như thế nào khi | Cho trẻ uống kháng sinh | 1 | 0 | 4 |
Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy | 2 | -1/2 | ||
Cho uống thuốc nam | 3 | -1/2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Kiến Thức – Thực Hành Phụ Lục 4.1: Đánh Giá Kiến Thức – Thực Hành 1
- Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 25
- Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 26
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Cho uống ORS hoặc nước cháo muối | 4 | 1 | ||
Tiếp tục cho trẻ bú, ăn bình thường, thức ăn mềm dễ tiêu, đủ chất, thức ăn trẻ thích | 5 | 1 | ||
Không cho ăn/Hạn chế cho bú/ăn | 6 | -1/2 | ||
Cho uống nhiều nước hơn bình thường | 7 | 1 | ||
Cho trẻ đến cơ sở y tế | 8 | 1 | ||
Không chữa gì | 9 | 0 | ||
Khi cháu bị ho sốt, sốt siêu vi chị thường cho cháu ăn như thế nào ? (Câu hỏi nhiều lựachọn) | Cho ăn ít số lần hơn | 1 | 0 | 2.5 |
Cho ăn nhiều lần hơn, nhưng ít hơn về số lượng | 2 | 1/2 | ||
Thức ăn mềm dễ ăn và nhiều chất dinh dưỡng | 3 | 1 | ||
Thức ăn vẫn như mọi ngày | 4 | 0 | ||
Cho uống thêm sữa | 5 | 1/2 | ||
Vẫn cho bú mẹ | 6 | 1/2 | ||
Chỉ cho uống sữa hoặc bú mẹ | 7 | |||
Tổng điểm thực hành | 33 |
Ghi chú: * Tổng số điểm khả năng có thể có được ở mức cao nhất.
PHỤ LỤC 5: ẢNH TÀI LIỆU TẬP HUẤN
Ảnh: tài liệu tập huấn cho các nhóm đối tượng CBYT quản lý PTV/Cán bộ tư vấn/Cộng tác viên
PHỤ LỤC 6: GIẤY ĐỒNG Ý CHO TRẺ ĐƯỢC LẤY MÁU XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU (Hemoglobin)
Tên tôi là:………………………………………………..ký tên dưới đây đồng ý cho cháu …………………………………………..tham gia kiểm tra Hemoglobin. Tôi hiểu rằng mục đích xét nghiệm là kiểm tra tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của cháu.
Nếu cháu được tham gia, tôi hiểu rằng các cán bộ y tế sẽ lấy một ít máu từ tay của trẻ theo đúng nguyên tắc chuyên môn để xét nghiệm. Và xét nghiệm đó là để phục vụ cho việc tìm hiểu tình trạng thiếu máu cho bản thân trẻ. Tôi hiểu việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Mọi thông tin và xét nghiệm của cháu bé trong cuộc kiểm tra sức khỏe này được đảm bảo giữ gìn một cách đáng tin cậy, và chỉ có những người có trách nhiệm mới được biết.
Tôi đồng ý cho cháu………………………………………..tham gia một cách tự nguyện.
Ký ghi rõ họ tên Ngày ….tháng …../201..
PHỤ LỤC 7: PHIẾU XÉT NGHIỆM
Mã số phỏng vấn (ID):
Họ tên trẻ…………………………………….Ngày tháng năm sinh: ……... Giới: Nam/Nữ. (khoanh tròn)
Họ tên mẹ/người đồng ý cho lấy mẫu: ……………………………………..... Địa chỉ: …………………..xã ………………..huyện………………………… Mẫu bệnh phẩm: số lượng……..ml, máu TM/máu đầu ngón tay (khoanh tròn) Mã số bệnh phẩm:Ngày lấy mẫu/_/20..
Kết quả xét nghiệm:Ngày xét nghiệm//20..
Kỹ thuật viên xét nghiệm (Ký ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 8: PHIẾU ĐIỀU TRA NHÂN TRẮC TRẺ EM
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 201…
Mã số……………………………………………………………………………… Thôn: …………………………………………………………………………… Xã: ………………………………………..huyện…………………………………. Họ tên trẻ:..........................................................................................Giới: Nam/ Nữ
Ngày tháng năm sinh.................................................................Âm lịch/ Dương lịch Họ tên mẹ:..................................................................................................................
Trọng lượng của trẻ tại thời điểm điều tra:........................Kg
Chiều cao của trẻ tại thời điểm điều tra:............................cm
Ký ghi rõ họ tên
Ngày ….tháng …../201..
TRANG THÔNG TIN NGHIÊN CỨU
“XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG ĐA DẠNG TẠI TUYẾN YTCS TRONG PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở TÌNH KHÁNH HÒA”
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Chăm sóc và nuôi dưỡng đúng để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh là mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Tìm kiếm một mô hình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em phù hợp và có tính bền vững cao là mối quan tâm của ngành y tế.
Với những lý do này, Trường Đại học Y tế Công cộng phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa tiến hành nghiên cứu “Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở tỉnh Khánh Hòa”
Ngoài các chị và bé ra còn có hơn 800 bà mẹ và trẻ em khác cũng tham gia vào nghiên cứu này. Quy trình nghiên cứu bao gồm phỏng vấn bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, cân đo chiều cao của trẻ để kiểm tra tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, lấy mẫu máu đầu ngón tay khoảng 1 đến 2 giọt để kiểm tra tình trạng thiếu máu của trẻ. Quy trình nghiên cứu không gây ra những tổn hại lớn nào cho trẻ ngoại trừ trẻ sẽ bị hơi đau khi chích máu. Quy trình lấy máu xét nghiệm được đảm bảo các nguyên tắc vô trùng và không lây nhiễm bệnh, được thực hiện bởi kỹ thuật viên xét nghiệm của tuyến tỉnh. Nghiên cứu không ghi tên của các chị và bé, nên thông tin sẽ không phải là của một người cụ thể nào. Các thông tin thu được sẽ được bảo mật và chỉ nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Nếu cảm thấy không thoải mái, chị có thể từ chối và không cho trẻ tham gia ở bất cứ khâu nào, thời điểm nào của quy trình nghiên cứu.
Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 7 năm 2011. Với kết quả thu được từ nghiên cứu này, trường Đại học Y tế Công Cộng và Trung tâm Y tế dự phòng hy vọng có thể hỗ trợ cũng như thiết kế mô hình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em nhằm giúp trẻ em phát triển tốt hơn, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ và tăng chất lượng cuộc sống và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Mọi câu hỏi có liên qua đến nghiên cứu này xin liên hệ với:
1. Nghiên cứu viên: Trần Thị Tuyết Mai - Địa chỉ: 16 Pasteur, Nha Trang. Di động: 0912 425 927
2. Hội đồng đạo đức, trường Đại học Y tế công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội, số điện thoại: 04-6266 2329.
3. Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Y tế công cộng - 138, Giảng Võ, Hà Nội. Số điện thoại 04 62662335
Xin chân thành cám ơn !
GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA VÀO QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
“XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG ĐA DẠNG TẠI TUYẾN YTCS TRONG PHÒNG CHỐNG SUY DINH
DƯỠNG TRẺ EM Ở TÌNH KHÁNH HÒA”
Giới thiệu về nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu do trường Đại học Y tế công cộng phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa tiến hành nhằm thu thập ý kiến của các bà mẹ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Sự tham gia của chị vào nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Khánh Hòa, giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em tỉnh nhà, giúp trẻ phát triển tối ưu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà mẹ và mọi người.
Ngoài chị ra còn có hơn 800 bà mẹ và trẻ em tham gia nghiên cứu này. Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 45-60 phút, lấy mẫu máu và xét nghiệm cho trẻ khoảng 7 phút, cân đo trẻ 10 phút
Sự tham gia là tự nguyện:
Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Việc cho trẻ tham gia lấy mẫu xét nghiệm và cân đo là quyền của chị. Chị có quyền cho trẻ tham gia, hoặc không tham gia xét nghiệm. Trong khi phỏng vấn, nếu chị thấy câu hỏi nào khó trả lời đề nghị chị không trả lời, chứ không nên trả lời một cách thiếu chính xác. Việc chị trả lời chính xác là vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi mong rằng chị sẽ hợp tác và giúp chúng tôi có được những thông tin chính xác nhất.
Để đảm bảo tính riêng tư, toàn bộ thông tin chị cung cấp sẽ được chúng tôi tổng hợp cùng với thông tin thu được từ các chị khác và không ghi tên người trả lời, nên không ai khác biết được chị trả lời cụ thể những gì. Nếu cảm thấy không thoải mái, chị có thể từ chối phỏng vấn và không cho trẻ tham gia ở bất cứ khâu nào, thời điểm nào của quy trình nghiên cứu
Địa chỉ liên hệ khi cần thiết:
Nếu chị muốn biết thêm thông tin hoặc có câu hỏi gì liên quan đến nghiên cứu chị có thể hỏi tôi bây giờ hoặc liên hệ với:
1. Nghiên cứu viên: Trần Thị Tuyết Mai - Địa chỉ: 16 Pasteur, Nha Trang. Di động: 0912 425 927
2. Hội đồng đạo đức, trường Đại học Y tế công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội, Số điện thoại: 04 6266 2329
3. Phòng Đào tạo Sau Đại Học, Trường Đại học Y Tế công cộng - 138, Giảng Võ, Hà Nội. Số điện thoại 04 62662335
Chị đồng ý tham gia trả lời cho nghiên cứu này chứ?
[ ] Đồng ý [ ] Từ chối
Họ tên/chữ kí của người tham gia: ……………………………… Tên điều tra viên Ngày phỏng vấn: tháng năm 201…