Xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2

VKFTA

DANH MỤC BẢNG, BIỂU


DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện các chủ trương, chính sách của trung ương về công tác hội nhập quốc tế, bên cạnh việc phổ biến cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trong tỉnh để nâng cao nhận thức, hiểu rõ quan điểm của Chính phủ về hội nhập, tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu (BRVT) luôn tích cực, chủ động xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trở nên hấp dẫn và thu hút trên thị trường quốc tế. Nội dung của các hoạt động xây dựng thương hiệu đều thể hiện rõ sự quyết tâm của Lãnh đạo và nhân dân tỉnh BRVT trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ­ xã hội trong thời kỳ hội nhập nhằm xây dựng và phát triển BRVT trở thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch.

Bên cạnh đó, tỉnh BRVT đã và đang triển khai, thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ. Mục tiêu là xây dựng chính quyền tỉnh BRVT gắn với các giá

trị liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân phát triển cuộc sống và doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

phát triển thị

trường. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả

Xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2

QLNN trong việc

thực hiện pháp luật, UBND tỉnh BRVT đã ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh BRVT nhằm kịp thời xử lý, giải quyết các vướng mắc. Các nhiệm vụ của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được áp dụng triển khai hiệu quả, đồng

bộ và chủ động. Ngày 9/7/2021, UBND tỉnh BRVT đã ban hành Quyết định số

1978/QĐ­UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện “Chính quyền thân thiện, vì nhân

dân phục vụ” trên địa bàn tỉnh BRVT. Các chỉ số: năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(PCI), hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), hội nhập kinh tế quốc tế (PEII), cải cách hành chính (PAR INDEX) được nâng cao điểm số và thứ hạng, được doanh nghiệp và người dân đánh giá cao.

Tỉnh BRVT thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị

Thành phố HCM, có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội đối với khu vực. BRVT luôn đi đầu trong phát triển và tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng. Có vị trí cửa ngõ ra biển Đông của vùng Đông Nam Bộ, BRVT kết nối thuận lợi với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường sông, đường biển. Tỉnh BRVT là điểm kết nối quan trọng của khu kinh tế trọng điểm phía Nam với thế giới bên ngoài thông qua hệ thống cảng biển quốc tế.

BRVT có trữ lượng lớn dầu mỏ đang được khai thác, đồng thời cũng là trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng của Việt Nam. Trong định hướng phát triển, BRVT trở thành trung tâm cảng biển chính, kết nối tuyến đường giao thương Việt Nam – Thế giới, điểm cuối của Hành lang kinh tế Đông Tây. Bên cạnh đó, về lĩnh vực du lịch, tỉnh BRVT còn là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước.

UBNT tỉnh BRVT thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016­ 2020 trong bối cảnh tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, giá dầu thô biến động mạnh, nhóm ngành công nghiệp cơ khí và dịch vụ hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí bị ảnh hưởng; diễn biến thời tiết phức tạp, dịch bệnh có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Dịch bệnh Covid­ 19 diễn ra trong các năm 2020­2021 có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng GRDP (trừ tính dầu thô và khí đốt) bình quân

6,1%/năm (thấp hơn so với Nghị quyết là tăng 7%/năm). GRDP bình quân đầu

người (theo giá hiện hành) đến năm 2020 ước đạt 6.903 USD/người (trừ dầu thô và khí đốt), tăng 1,3 lần so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh

đặt ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây

dựng; cơ cấu kinh tế năm 2020: nông nghiệp chiếm 11,98%, giảm 0,85% so với

2015, dịch vụ chiếm 29,36%, giảm 2,88% so với 2015 và công nghiệp – xây dựng chiếm 58,66%, tăng 3,73% so với 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 9,29%/năm giai đoạn 2016­2020. Trong tổng số 16 chỉ tiêu kinh tế thì có 9 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đặt ra còn 7 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đặt ra. Phần lớn các nguyên nhân đến từ ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên, môi trường, dịch bệnh và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Căn cứ theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của BRVT giai đoạn 2020­

2025, đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt 63,5% để trở thành đô thị cảng lớn nhất của cả nước, là trung tâm logistics và công nghiệp quan trọng của cả nước, đặc biệt là công nghiệp năng lượng. Để thu hút nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng GRDP (không tính dầu khí) bình quân từ 7,6%/năm giai đoạn 2020­2025, tỉnh BRVT phải có một chiến lược xây dựng thương hiệu tỉnh sao cho thu hút và hấp dẫn. Tuy nhiên, ngay trong Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016­2020) và phương hướng 5 năm (2021­2025) đều không có nội dung đánh giá về thực trạng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng như phương hướng xây dựng thương hiệu tỉnh BRVT trong giai đoạn tới. Điều này kéo theo một hệ quả là khi bản thân tỉnh BRVT chưa định vị và hiểu thực trạng thương hiệu của tỉnh thì cũng khó có thể xây dựng được thương hiệu tỉnh để trở thành một Đô thị cảng thu hút trong khu vực và trên thế giới.

Từ năm 2017, Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu đã ban hành 2 Nghị quyết quan trọng, thứ nhất là Nghị quyết số 08­NQ/TU ngày 28/7/2017 về phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và thứ hai là Nghị quyết số 09­NQ/TU ngày 27/12/2017 về phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2017­2020, định hướng đến năm 2030. Hai Nghị quyết này phản ánh tầm nhìn phát triển kinh tế tỉnh theo 2 hướng song song (1) Đô Thị Cảng và (2) Du lịch, nhằm mục tiêu kết hợp hài hòa các lợi thế nhằm đạt được sự tăng trưởng bền vững cho địa phương. Ý thức được việc cần phải có các hoạt động truyền thông nhằm thu hút nguồn lực cho phát triển, ngày 16/10/2018, Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục ban hành Nghị quyết số 13­NQ/TU về truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2018­2020, tầm nhìn đến 2025. Trên tinh thần đó, Hội đồng nhân tỉnh thông qua Nghị quyết số 24/NQ­HĐND ngày 18/7/2019 phê duyệt “Đề án Truyền thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2019­2025”. Trong năm 2021, lần đầu tiên UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thực hiện phê duyệt một gói ngân sách riêng khoảng 15 tỷ VNĐ cho Đề án Truyền thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tại Kế hoạch số 72/KH­UBND ngày 29/4/2021. Hầu hết các hoạt động chi tiêu đều chưa có đánh giá kết quả, tuy nhiên, nội dung các hoạt động tuyên truyền mới chỉ tập trung vào đưa tin trên các kênh báo chí trong nước về các hoạt động tích cực của tỉnh. Trong khi đó, 2

năm dịch Covid­19 đã có ảnh hưởng rất tiêu cực đến lượng du khách và thu hút đầu tư cũng như nguồn thu ngân sách của tỉnh, đặc biệt với các ngành du lịch và dịch vụ trước đây là ưu thế thì hiện nay lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid­19 đem lại.

Bản thân tỉnh BRVT đã ý thức được việc xây dựng hình ảnh về BRVT chưa cụ thể, chưa mang tính rõ nét về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Việc quảng bá tỉnh BRVT thiếu tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch và sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các lĩnh vực. Do thiếu tính đồng bộ nên các hoạt động tự phát còn rời rạc và không đem lại hiệu quả tổng thể, nhiều khi còn kìm hãm lẫn nhau. Đồng thời các hoạt động còn mang tính ngắn hạn theo kế hoạch năm mà thiếu cái nhìn lâu dài và kế hoạch dài hạn.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, từng kế hoạch đơn lẻ của các cấp, các ngành thiếu sự liên kết, bản thân các đề án và kế

hoạch riêng lẻ

cũng thiếu sự

liên kết với nhau. Việc xây dựng thương hiệu,

marketing địa phương do sở kế hoạch và đầu tư (xúc tiến đầu tư), sở công thương (trung tâm xúc tiến thương mại) thực hiện là chủ yếu, chưa bao gồm nhiều lĩnh vực khác và chưa huy động cả hệ thống chính trị tham gia, chưa huy động được nguồn lực từ doanh nghiệp và người dân cùng tham gia. Chưa có những sự kiện nổi bật, các festival đặc trưng, thường niên làm điểm nhấn quảng bá về BRVT trong và ngoài nước. Chưa gây ấn tượng sâu sắc và định vị rõ ràng, nổi trội các khác biệt đối với du khách, doanh nhân về BRVT.

Tuy vậy, khi xem xét triển khai các hoạt động mang tính đồng bộ từ nội hàm đến thông điệp và hình ảnh truyền tải, việc lựa chọn kênh truyền thông cho phù hợp với từng đối tượng mục tiêu theo từng giai đoạn thì sự phối hợp vẫn còn chưa thực sự nhuần nhuyễn. Việc tổ chức cung cấp thông tin và truyền thông vẫn mới chỉ phản ánh thông tin thông báo một chiều chủ động từ phía tỉnh đến công chúng trong nước, đặc biệt các độc giả của các kênh báo chính thống (Báo nhân dân, VTV, VOV, Truyền hình thông tấn xã Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Tiền phong, Báo nông thôn ngày nay, Báo Vietnamnet, Báo Thanh niên, Báo Sài gòn giải phóng, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, Báo Tuổi trẻ, Báo Người lao động, Tạp chí

Cộng sản, Báo điện tử Đảng Cộng sản, Báo Vnexpress, Báo Lao động, Báo Bà Rịa Vũng Tàu, Truyền hình VTC10) chứ chưa lựa chọn từng kênh phù hợp với từng đối tượng mục tiêu phù hợp cho tỉnh. Đồng thời, nguồn lực ngân sách hạn chế nhưng lại dàn trải nên hiệu quả cho việc chi tiêu không cao, chủ yếu chỉ nhằm mục tiêu hiện diện thông tin trên các kênh báo chí nhà nước chính thống.

Bên cạnh đó, các thách thức mà tỉnh gặp phải cũng tạo ra các áp lực đối với triển khai đạt mục tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2021­2025. Thách thức thứ nhất mà Bà Rịa Vũng Tàu hay bất cứ một địa phương của Việt Nam phải đối diện là phát triển hài hòa với thể chế và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mà điều này đôi khi kìm hãm sự phát triển của địa phương đồng thời phải hài hòa với sự phát triển của kinh tế vùng và các địa phương lân cận. Thách thức thứ hai là việc quản lý thương hiệu và hình ảnh một địa phương sao cho không chỉ khác với địa phương khác trên cả nước mà đòi hỏi phải khác biệt với các địa phương khác trên thế giới để đạt được mức độ thu hút và hấp dẫn nhất các nguồn lực toàn cầu cho tăng trưởng là thách thức vô cùng to lớn đối với các Chính quyền địa phương tại Việt Nam như BRVT. Thách thức thứ ba là việc mỗi địa phương là một tập hợp

của nhiều tác nhân về

mặt sở

hữu, điều hành, quản lý, tiêu dùng đến thông tin

truyền thông tương tác nhiều chiều với nhau, việc khó có thể xây dựng giả thiết

chung cho nghiên cứu tổng thể sẽ khó khăn cho việc xác định thương hiệu địa

phương được cấu thành từ yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ. Việc chi tiêu cho công tác nghiên cứu này lại chưa được đầu tư và thực hiện đầy đủ. Thách thức thứ tư là việc triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu địa phương là nỗ lực ít có kinh nghiệm thành công với mô hình tương tự để có thể tham khảo một cách rõ ràng. Thách thức thứ năm là các lý luận, khái niệm và lý thuyết được khái quát hóa từ thực tiễn triển khai đang trong giai đoạn phát triển nên nhiều học thuyết và luận điểm cần thời gian để kiểm nghiệm.

Ngoài các thách thức chung tương tự như tỉnh/thành phố khác trên cả nước gặp phải trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của tỉnh, Bà Rịa Vũng Tàu có những thách thức riêng do điều kiện địa lý và lịch sử mang lại. Thứ nhất là lựa chọn đối nghịch và hài hòa trong sự phát triển một đô thị cảng với một đô thị du lịch

nghỉ dưỡng, lựa chọn giữa phát triển ngành công nghiệp nặng, logistic với công

nghiệp du lịch sinh thái. Thứ hai là song song với việc các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang thúc đẩy tiến trình phê duyệt 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, thách thức về cạnh tranh thu hút nguồn lực cho phát triển các khu kinh tế và khu chế xuất tại Bà Rịa Vũng Tàu cùng với nhu cầu rất cao cho đầu tư vào hạ tầng, đặc biệt là các hạ tầng cho logistics. Thứ ba nguồn dầu khí và tài nguyên dầu khí ngày càng hiếm trong khi khai thác mới lại hạn chế kéo theo giảm nguồn thu của tỉnh từ khai thác dầu khí xuống thấp trong dài hạn.

Như vậy, nhu cầu xây dựng thương hiệu Bà Rịa ­ Vũng Tàu hấp dẫn và thu hút là yêu cầu đặt ra đối với Chính quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu. Từ

các thách thức và thực tiễn đó, xin được đề

xuất đề

tài nghiên cứu “Xây dựng

thương hiệu tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, các nghiên cứu về thương hiệu địa phương đã được

quan tâm và nghiên cứu khá nhiều dưới các góc độ và phạm vi khác nhau. Các nhà nghiên cứu muốn nhìn vào lịch sử để giải thích cho hiện tượng các quốc gia và vùng lãnh thổ đã có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt sau một khoảng thời gian phát triển. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, thành tựu đó là do thể chế chính trị và kinh tế của vùng đất đó đem lại cho con người. Sự khác biệt về thể chế này được coi là yếu tố quyết định then chốt cho tăng trưởng và thịnh vượng. Dựa trên phân tích ngược chiều lịch sử về các nghiên cứu trong lĩnh vực này, luận án xin được trình bày các hệ thống kết quả nghiên cứu đã được công bố.

2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

“Thực hành “xây dựng thương hiệu” đang thâm nhập mọi khía cạnh của đời sống cộng đồng cũng như cá nhân” (van Ham, 2002). Trên thực tế, với các khu vực địa lý (địa phương), chúng ta đang dành nhiều nỗ lực và tài nguyên để phát triển chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu địa phương: ví dụ, mỗi năm Thụy Sĩ

chi hàng triệu franc công quỹ cho các hoạt động này (Jacobsen, 2009). Nhiều tổ

chức công và bán công ở mọi cấp độ ­ địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế và

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí