Thừa Nhận Sự Tồn Tại Phát Triển Khách Quan Của Mô Hình Tập Đoàn Tc-Nh Và Tăng Cường Cơ Chế Giám Sát Thông Qua Việc Hoàn Thiện Các Quy Định, Quy 52082


NH còn có thể sử dụng các công cụ tín dụng ưu đãi để bắt chẹt các doanh nghiệp khác nếu không cùng lợi ích với họ, dẫn đến tình trạng thôn tính doanh nghiệp lẫn nhau theo chiều hướng tiêu cực và phát sinh độc quyền cao.

3.4.2. Đề xuất với Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 đã định hướng xây dựng TP.HCM trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn cho khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành trung tâm thương mại, tài chính, khoa học công nghệ lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển toàn diện và bền vững các thế mạnh của mình, trong đó phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm thương mại - tài chính của Việt Nam và khu vực [5].

Thị trường tiền tệ - tín dụng trên địa bàn thành phố phát triển đa dạng về loại hình TCTD như: NHTM CP, NHLD, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. Đến cuối năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1.800 điểm giao dịch của các TCTD. Gắn liền với quá trình mở rộng hệ thống tổ chức mạng lưới, các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển mạnh, tạo tiện ích sử dụng cho các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và dân cư. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn đạt mức tăng trưởng cao trong những năm qua, bình quân tăng trên 30% hàng năm.

Đóng góp kinh tế của thành phố cho cả nước là rất lớn, khoảng 25% tổng sản phẩm nội địa, một phần ba giá trị sản lượng công nghiệp, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và 30% tổng thu ngân sách, với vị trí như vậy thành phố không thể không là trung tâm tài chính lớn.

Về hoạt động ngân hàng, gần như không có NHTM nào mà không hiện diện. Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố chiếm khoảng 30% tổng dư nợ toàn quốc. Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh


là sở giao dịch đầu tiên và chiếm vị thế dẫn dắt thị trường. Các công ty bảo hiểm, và định chế tài chính khác cũng phát triển mạnh tại thành phố. Nói cách khác, các định chế tài chính trên địa bàn này đã tạo ra hình ảnh như một trung tâm tài chính của Việt Nam.

Tuy nhiên, để biến thành trung tâm tài chính lớn đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố và của cả nước thì còn nhiều việc phải làm, trong đó có cả việc định hướng và phát triển tập đoàn TC-NH. Qua nghiên cứu tác giả cũng mạnh dạn kiến nghị với UBND thành phố Hồ Chí Minh một số vấn đề sau:

- Một là, góp ý chính phủ hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo điều kiện ổn định, vững chắc cho việc hình thành và phát triển trung tâm tài chính. Đảm bảo vận hành đồng bộ hệ thống pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm, các quy chế hoạt động thị trường mở, thị trường liên ngân hàng để thị trường hàng hóa nói chung phát triển (gồm thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu, ngoại hối, vàng, bất động sản…)

- Hai là, tư vấn chính phủ hoàn chỉnh cấu trúc thị trường vốn trên địa bàn TP. HCM nói riêng. Giải pháp cụ thể là đề nghị tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên nghiệp, đa dạng hóa các kênh đầu tư cho NHTM nói riêng hay nền kinh tế nói chung

- Ba là, để trở thành trung tâm tài chính thực sự dẫn dắt đối với trong nước và khu vực (hay quốc tế) phải có sự hiện diện của các tổ chức tài chính quốc tế lớn và tạo điều kiện cho họ hoạt động thuận lợi hơn (như Hồng Kông, Singapore chẳng hạn). Điều này lại liên quan đến nhiều luật lệ, từ cư trú, sở hữu bất động sản, hoạt động hành chính, viễn thông, giao thông... mà UBND tha2h phố Hồ Chí Minh cần kết hợp các cơ quan ban ngành chức năng tìm cách tháo gỡ, tạo thuận lợi nhất cho các định chế tài chính lớn hoạt động.

- Bốn là, định hướng và thúc đẩy tăng cường đào tạo phát triển nhân lực


giỏi trong ngành tài chính ngân hàng đáp ứng cho nhu cầu quản lý và hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn. Vấn đề này, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì khu vực tư nhân có đóng góp quan trọng, nhà nước cũng có vai trò lớn trong giáo dục đào tạo nói chung và về tài chính ngân hàng nói riêng.

- Năm là, quy hoạch khu vực tài chính ngân hàng đã có nhưng cần đầu tư hoàn thiện hơn. Muốn biến một khu vực địa giới hành chính tại trung tâm thành phố thành khu vực tài chính không chỉ là mệnh lệnh hành chính mà cần phải có những đầu tư thích hợp về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách và con người (như Hồng Kông hoặc Wall street của Mỹ) thì mới phát triển thành trung tâm tài chính và tạo thuận lợi cho các chủ thể tài chính hoạt động.

- Sáu là, khuyến nghị NHNN và NHTM CP thực hiện các cuộc sáp nhập, mua lại, hợp nhất nhanh hơn nhằm lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng trên địa bàn cũng như nâng cao năng lực hoạt động, tiếp tục khai thông vốn và hỗ trợ các doanh nghiệp hồi phục.

- Bảy là, kiến nghị các Bộ/ Ngành mở rộng quyền chủ động xử lý nợ của các NHTM CP trên địa bàn để giúp NHTM CP lành mạnh hóa tình hình tài chính và cải thiện năng lực tài chính.

Một cách khách quan nhìn nhận, nếu chỉ tái cấu trúc hệ thống NHTM CP thôi cũng chưa thể mang lại hiệu quả như mong đợi bởi hoạt động tài chính ngân hàng liên thông với các thị trường khác như: thị trường bất động sản, chứng khoán và không bị giới hạn về địa lý. Vì vậy UBND thành phố Hồ Chí Minh cần mạnh dạn khơi thông các thị trường này để hỗ trợ cho ngân hàng, cụ thể là đầu tư hoặc mua lại một số dự án bất động sản làm quỹ nhà ở, khu tái định cư, buộc chuyển nhượng hoặc thu hồi các dự án chậm trễ, mạnh dạn xử lý một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này không còn khả năng hoạt động.

3.4.3. Một số đề xuất với NHNN Việt Nam

Sự hình thành phát triển tập đoàn TC-NH là một vận động khách quan vì


vậy để làm tốt vai trò quản lý nhà nước về việc phát triển tập đoàn TC-NH từ NHTM CP, NHNN cần tập trung xử lý các vấn đề sau:

3.4.3.1. Thừa nhận sự tồn tại phát triển khách quan của mô hình tập đoàn TC-NH và tăng cường cơ chế giám sát thông qua việc hoàn thiện các quy định, quy trình, chính sách quản lý NHTM và công ty trực thuộc

Giải pháp để thực hiện đề xuất này là NHNN nên:

- Một là, tham mưu cho chính phủ nhìn nhận mô hình tập đoàn TC-NH như một tồn tại khách quan trong nền kinh tế, do đó cần xây dựng các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể việc hình thành và hoạt động của tập đoàn TC-NH. Bên cạnh đó là rà soát hiệu chỉnh hoặc hoàn thiện những quy định, tiêu chí không còn phù hợp như các quy định về kinh doanh ngoại hối, cách tính hệ số CAR, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro, các nghiệp vụ phái sinh liên quan chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư…

Thực tế cho thấy hầu như lĩnh vực nào NHNN cũng ban hành văn bản pháp quy nhưng thiếu giám sát nên vẫn xảy ra trường hợp vi phạm, mà điển hình là việc chấp hành nghị định chính phủ về vốn điều lệ, đến cuối năm 2011 vẫn còn một số NHTM CP vẫn chưa đáp ứng đầy đủ; hay việc chấp hành chính sách lãi suất vẫn bị các ngân hàng lách luật, bẻ cong; hoặc tình trạng sở hữu chéo ngân hàng, trục lợi qua công ty con, thiếu minh bạch thông tin trong hoạt động…

- Hai là, nghiên cứu đề xuất lộ trình xây dựng tập đoàn TC-NH và lộ trình áp dụng hoàn chỉnh các chuẩn mực theo Basel 2 và tiến tới thực hiện các chuẩn mực Basel 3 hoàn thiện đến năm 2019 như các nước.

Đây có thể xem là một trong những giải pháp chủ yếu để cơ cấu lại hệ thống các TCTD cũng như hình thành tập đoàn TC-NH. Căn cứ đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam định hướng đến năm 2020, căn cứ đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 và lộ trình thực hiện Hiệp ước Basel 3, việc hình thành tập đoàn TC-NH có thể thực hiện theo lộ trình sau:


+ Giai đoạn 2013 – 2014: NHNN hoặc cơ quan đại diện do chính phủ thành lập sẽ hướng dẫn các NHTM CP trên địa bàn có xu hướng hình thành tập đoàn TC-NH chuẩn bị các điều kiện cần thiết như: cũng cố năng lực hoạt động, xây dựng đề án hoạt động theo mô hình tập đoàn, xây dựng cơ chế quản trị, giám sát, chuẩn bị nhân sự và các cơ sở vật chất khác trình NHNN xem xét.

Trước mắt có thể triển khai với Sacombank vì ngân hàng này đã thử nghiệm mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng khá thành công trong thời gian qua. Mặc dù có một số thay đổi gần đây nhưng Sacombank vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá tốt khi tổng tài sản năm 2011 tăng gấp 222% so năm 2007, lần lượt vốn điều lệ tăng 241% và lợi nhuận tăng 158%, cao nhất nếu so toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đồng thời hoặc sau đó áp dụng triển khai với các ngân hàng có định hướng phát triển tập đoàn còn lại.

+ Giai đoạn từ 2015 - 2017: hoạt động thử nghiệm theo mô hình tập đoàn, vừa vận hành, vừa điều chỉnh và áp dụng lộ trình Basel 3 (xem phụ lục 2).

+ Từ năm 2018 trở đi: vận hành đồng bộ, hiệu quả hoạt động tập đoàn đồng thời tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực Basel 3, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hội nhập với các ngân hàng khu vực.

Nói chung nếu áp dụng chuẩn mực Basel 3 có khả năng làm giảm lợi nhuận ngân hàng, làm tăng chi phí vốn và tín dụng có khả năng bị thu hẹp. Một số ngân hàng không đáp ứng yêu cầu có thể bị sáp nhập hoặc phá sản, số lượng ngân hàng sẽ giảm so hiện nay…nhưng nếu không xây dựng lộ trình hình thành tập đoàn hay áp dụng các tiêu chí basel thì các NHTM khó theo kịp các nước vì tuy đông ngân hàng nhưng chất lượng không cao.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy Hàn Quốc có gần 50 triệu dân nhưng chỉ có chưa đầy 20 ngân hàng. Tại thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 Hàn Quốc có 33 ngân hàng, nhưng sau đó 5 ngân hàng buộc phá sản,10 ngân hàng sáp nhập…để đến nay còn 18 ngân hàng, trong đó có 13 NHTM và 5


ngân hàng chuyên doanh. Singapore hiện có 4 ngân hàng nội địa, Thái Lan có khoảng 10 ngân hàng và Trung Quốc có 1 NHTM…mặc dù trước khủng hoảng tài chính số lượng NHTM ở các quốc gia này không ít (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1: So sánh số lượng ngân hàng giữa các nước


Tên quốc gia

Dân số (triệu người)

Số lượng ngân hàng nội địa

Việt Nam

87,28

47

Thái Lan

67,76

11

Malaysia

27,47

9

Singapore

4,98

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại CP tại TP Hồ Chí Minh - 24

(Nguồn: tổng hợp từ thebankerdatabase.com) [59]

- Ba là, bắt buộc các ngân hàng phải lập dự phòng rủi ro mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ và áp dụng các thông lệ quốc tế. Đồng thời tham mưu chính phủ xây dựng cơ chế cho phá sản NHTM như tất cả các doanh nghiệp khác mặc dù phá sản trong lĩnh vực ngân hàng là một việc khá nhạy cảm ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu không cho phá sản NHTM thì không công bằng với doanh nghiệp khác, đồng thời dẫn đến tâm lý ỷ lại của các chủ sở hữu ngân hàng, lâu ngày lại tích tụ các rủi ro mới nguy hiểm hơn cho nền kinh tế.

3.4.3.2. Siết chặt các quan hệ về sở hữu giữa các NHTM với nhau cũng như minh bạch vấn đề sở hữu chéo trong nội bộ ngân hàng và công ty con.

- Một là, NHNN cần xác định lại các tỷ lệ góp vốn, sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng nhằm ngăn ngừa rủi ro từ các quan hệ sở hữu này. Đặc biệt khi tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần kiểm tra loại ngay vốn ảo ra khỏi thị trường vốn, chỉ có vốn thật mới có thể được chuyển nhượng, đồng thời nghiêm trị những trường hợp sử dụng vốn ảo để sở hữu ngân hàng.

Giải pháp là trước mắt NHNN cần điều chỉnh lại các văn bản liên quan sở hữu vốn với các công ty con, công ty liên kết và sở hữu chéo giữa các ngân


hàng. Tất cả các sở hữu của tổ chức, cá nhân liên quan phải được thông tin đầy đủ, kịp thời và minh bạch với thị trường. Cụ thể:

+ NHTM (kể cả công ty con, công ty liên kết) không được góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp (bao gồm cả góp vốn vào công ty con và liên kết) không vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng.

+ Ngân hàng, công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính mình.

+ Công ty con và người liên quan, công ty liên kết và người có liên quan của cùng một ngân hàng hay công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần lẫn nhau hay của chính ngân hàng/công ty tài chính đó.

+ Ngân hàng và người có liên quan, công ty tài chính, công ty tài chính và người có liên quan không được góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát chính mình.

+ Ngân hàng, công ty tài chính đang là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát đó.

+ Chỉ được phép mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 tổ chức tín dụng khác. Nắm giữ cổ phiếu của một TCTD khác không vượt quá 10% vốn của TCTD đó trừ trường hợp được NHNN chấp thuận hay chỉ định.

Đối với các hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật cũng như chủ trương tái cơ cấu ngân hàng. Phần vốn sở hữu chéo nên chuyển nhượng lại cho các trung gian độc lập, đồng thời kêu gọi đầu tư của các định chế tài chính, ngân hàng nước ngoài. Các quy định hiện nay liên quan đến mua bán, sáp nhập, thâu tóm ngân hàng, giới hạn tỉ lệ sở hữu chéo cổ phần cần hướng hạn chế và từng bước loại trừ các hành vi sử dụng “sân sau” để nắm giữ số lượng cổ phần quá giới hạn.


+ Xây dựng danh mục đầu tư cho phép NHTM CP và các thành viên trực thuộc dùng vốn tự có đầu tư vào đó mà không đầu tư tràn lan sang các lĩnh vực khác như: địa ốc, du lịch, tàu biển… Vấn đề này khá nhạy cảm nhưng cần phải triệt để vì kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm cần kiểm soát đặc biệt mọi lúc mọi nơi.

- Hai là, cho phép nâng cao tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% như các doanh nghiệp khác ngoài ngành ngân hàng nhằm tạo thuận lợi khi NHTM CP mở rộng quan hệ hợp tác cũng như tăng vốn chủ sở hữu.

3.4.3.3. Ổn định thị trường tiền tệ, siết chặt trật tự kỷ cương trong việc chấp hành chính sách tiền tệ và có cơ chế phân biệt đối xử đới với từng ngân hàng

- Một là, siết chặt kỷ cương việc chấp hành chính sách tiền tệ đồng thời mạnh dạn xử lý các ngân hàng hoạt động thiếu an toàn, vi phạm nghiêm trọng chính sách tiền tệ.

Giải pháp là bên cạnh việc hoàn thiện chính sách theo đề nghị trên thì việc chế tài cần tăng gấp nhiều lần so hiện nay, ví dụ như phạt hàng tỷ đồng cho một vi phạm chính sách tiền tệ và thu hồi toàn bộ số lợi nhuận có được từ các vi phạm, xử lý hình sự cá nhân và thậm chí rút giấy phép hoạt động đối với ngân hàng vi phạm.

- Hai là, ổn định tiền tệ và kìm chế lạm phát để góp phần ổn định kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tài chính ngân hàng. Nền kinh tế bất ổn do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một phần từ tiền tệ và chính sách điều hành tiền tệ của NHNN. Chính sách chưa kịp thời, chưa quyết liệt, việc cung tiền cho lưu thông chưa hiệu quả…dẫn đến lạm phát, người dân mất lòng tin vào đồng tiền đang nắm giữ. Các kênh đầu tư không phát huy tác dụng làm hạn chế lưu thông tiền tệ và không tạo ra giá trị cho xã hội.

Giải pháp để ổn định tiền tệ thực sự không đơn giản vì liên quan đến nhiều yếu tố vĩ mô trogn và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu về ngân

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí