Nhóm Các Công Trình Phản Ánh Về Cuộc Đấu Tranh Chống Các Quan Điểm Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Cnxh Ở Việt Nam.


pháp phân tích, so sánh, tác giả đã đi sâu làm rõ hơn s ự phát triển lý luận của về con đường phát triển của các xã hội phương Đông: vào những năm 50 thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, xã hội phương Đông chỉ có thể đi theo con đường TBCN, nhưng đến cuối đời hai ông đã đ ề ra tư tưởng và lý luận về khả năng vượt qua “khe núi Capdia” của chế độ TBCN. Đây là bước ngoặt quan trọng cho thấy C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhằm trúng vào quan hệ giữa việc có thể và không thể bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Giai đoạn này, C.Mác và Ph.Ăngghen phản đối thuyết phương Tây là trung tâm, phản đối triết lý lịch sử chung chung không đếm xỉa đến những hoàn cảnh lịch sử đặc thù. Các ông nghiên cứu con đường phát triển xã hội khác nhau giữa phương Tây và phương Đông và vạch ra khả năng các nước lạc hậu ở phương Đông tiếp thu thành tựu tích cực của CNTB mà không nhất thiết phải đi theo con đường phát triển TBCN.

“Chủ nghĩa Mác - Lênin học thuyết về sự phát triển và sáng tạo không ngừng”, GS Trần Nhâm, Nxb Chính trị quốc gia, 2010. Mục “Nhận thức lại về con đường quá độ bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH ở Việt Nam ” (415

- 427), tác giả đã nêu 3 kiểu quá độ: 1/ Từ CNTB phát triển cao lên CNXH mà Mác đề cập đến trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôtha - kiểu quá độ trực tiếp; 2/ Từ CNTB phát triển trung bình để phát triển lên CNXH và 3/ Từ xã hội thuộc địa tiền TBCN lên CNXH “Chủ nghĩa Mác mới đưa ra dự báo và sự chỉ dẫn còn quá ít ỏi”. Tác giả gọi hai trường hợp kiểu sau là kiểu quá độ gián tiếp. Cuốn sách nêu hạn chế nhận thức về thời kỳ quá độ, đó là “Trong mấy thập kỷ liền trước thời kỳ đổi mới chúng ta thường lẫn lộn, mơ hồ và có lúc đồng nhất 3 kiểu quá độ ấy với nhau. Đáng lẽ phải đi lên bằng kiểu quá độ thứ 3 - quá độ gián tiếp qua những khâu trung gian tất yếu, thì lại chủ trương tiến thẳng lên CNXH bằng kiểu quá độ trực tiếp”. Những nhược điểm của tư

duy về thời kì quá độ quá độ: Đối lập CNXH với CNTB theo kiểu: “cái gì đã

tồn tại trong CNTB thì phải loại bỏ không thể chấp nhận được”; Ngộ nhận bỏ


qua CNTB là đi nhanh; Ngộ nhận thời kì quá độ lên CNXH với CNXH đã xây dựng xong. Bỏ qua như thế nào? Đề cập đến những tàn dư ý thức xã hội tiền TBCN, vấn đề “tiến thẳng” và “tiến lên” CNXH xuyên qua nhiều bước quá độ cần thiết. Tác giả cũng trình bày quan đi ểm về thời kì quá độ có bước đột phá lớn ở Đại hội IX: “Bước chuyển về tư duy đổi mới này là chuyển hẳn từ tư duy giản đơn về kiểu quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà không cần trải qua những khâu trung gian, những bước quá độ sang tư duy biện chứng về con đường phát triển kiểu rút ngắn với kiểu quá độ gián tiếp “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, tuân theo quá trình lịch sử - tự nhiên”.

Sách “Một số vấn đề kinh tế và chính trị hiện nay” của tác giả Nguyễn Chí Trung, Nxb CTQG Hà Nội, 2010. Nội dung cuốn sách đã cung cấp một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế và chính trị cơ bản, cấp thiết, của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới. Một mặt khẳng định những những thành tựu cơ bản, to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt khác tác giả nêu ra một số khuyết điểm trong nhận thức và sự dũng cảm nhìn nhận khuyết điểm đó để có biện pháp xử lý những tình huống cụ thể, không phải để phủ nhận mà là khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Tác giả cũng kiên quyết đấu tranh vạch trần những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống lại độc lập dân tộc và CNXH, chống lại lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

“Những nhân tố mới tác động đến triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” - PGS.TS. Nguyễn An Ninh, Nxb.CTQG, Hà Nội 2010. Cuốn sách tập trung vào phân tích những tác động của các nhân tố mới hoặc có tính mới xuất hiện trong thập niên đầu của thế kỷ XXI hiện đang tác động vào thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam. Cùng với những quan sát và phân tích về bối cảnh thế giới, đáng chú ý là sự phân tích về những nhân tố chủ quan đang tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.


động nhiều chiều vào CNXH ở Việt Nam. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý tới quá trình tiếp tục đổi mới tư duy lý luận và vai trò của nó với sự nghiệp đổi mới tư duy và xây dựng CNXH ở Việt Nam trong thời kì quá độ.

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 3

Năm 2011, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam - Trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử”. Nxb CTQG - ST, Hà Nội 2011, cuốn sách đã khẳng định quan điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, là Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam; vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể phủ nhận trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp đổi mới. Cuốn sách đã phê phán, phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời đề xuất những vấn đề về xây dựng Đảng để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trước dân tộc và lịch sử.

1.1.2. Nhóm các công trình phản ánh về cuộc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Cuộc đấu tranh của C.Mác và Ph.Ăngghen chống lại những tư tưởng phản động, sai lầm và các sắc thái CNXH phi mácxít bắt đầu ngay từ giữa thế kỷ XIX - từ khi CNXH khoa học ra đời. Cuộc đấu tranh ấy là một bộ phận của cuộc đấu tranh về tư tưởng trong nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đương thời, đã trở thành bộ phận quan trọng của lịch sử phát triển CNXH khoa học. Điều quan trọng hơn là từ đó, các nhà kinh điển đã để lại những nguyên tắc lý luận, phương pháp luận cho cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay của chúng ta.

Sau Thế chiến thứ hai, thất bại trong việc dùng vũ lực, sức mạnh quân sự chống lại CNXH, các nước đế quốc đã chuyển hướng chiến lược với hy vọng “chiến thắng không cần chiến tranh”, chúng ra sức tấn công toàn diện các nước XHCN và các đảng cộng sản, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư


tưởng, văn hóa xã hội, an ninh, đối ngoại..bằng tất cả các phương tiện, thủ đoạn nhằm chống phá, đẩy lùi và đi đến xóa bỏ CNXH. Báo cáo chính trị tại Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII, nêu rõ: “trong khi tập trung xây dựng đất nước, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc,… giữ vững ổn định chính trị - xã hội và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa”. “Tiến hành cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài nhằm làm thất bại âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của kẻ thù.” [38 - tr. 221, 222]

Tháng 7 năm 1994, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách: “Một số vấn đề về “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình” ở nước ta”, do tác giả Dương Thông (chủ biên). Trong cuốn sách các tác giả đã phân tích quá trình hình thành, phát triển, bản chất, nội dung và phương thức thực hiện của chiến lược DBHB mà các thế lực thù địch đã và đang tiến hành chống CNXH. Từ đó các tác giả đã đề xuất những kiến nghị góp phần vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội của nước ta.

Đứng trước thực tiễn khó khăn và phức tạp ấy, việc giải đáp câu hỏi: liệu CNXH có thể tồn tại, và phát triển được không, đã và đang được nhiều nhà khoa học, giới nghiên cứu quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu đã được tiến hành, tiêu biểu là cuốn sách “Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội - Bàn về chống diễn biến hòa bình” do nhà xuất bản Hồ Nam, Trung Quốc ấn hành năm 1991 và được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản bằng Tiếng Việt tháng 6-1994. Nội dung của cuốn sách đã phân tích sâu sắc cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nhau trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội… Cuốn sách đã đánh giá khách quan những thành tựu to lớn mà các nước XHCN đã đạt được trong tiến trình xây dựng CNXH, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và sai lầm của các nước này trong quá trình xây dựng CNXH. Quan trọng


hơn, cuốn sách đã chỉ ra âm mưu và thủ đoạn của các lực lượng thù địch CNXH đã lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của các nước CNXH để chống phá, kích động nhằm tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

Trên cơ sở những luận cứ khách quan cuốn sách đã chứng minh và khẳng định: tuy còn nhiều khó khăn và khuyết điểm nhưng chế độ XHCN vẫn tỏ rõ tính ưu việt trên một số lĩnh vực so với chế độ TBCN, sự thoái trào của phong trào cách mạng, phong trào cộng sản công nhân quốc tế hiện nay chỉ là tạm thời, để lại cho những bước tiến tiếp theo và khẳng định những lý tưởng cao đẹp mà CNXH hướng tới dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học là hoàn toàn khả thi và sẽ được hiện thực hóa trong tương lai.

Năm 1994, Tổng cục II - Bộ Quốc phòng đã d ịch và xuất bản cuốn sách “Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng - Nghiên cứu vấn đề diễn biến hòa bình” của tác giả người Trung Quốc - Lưu Đình Á (chủ biên). Cuốn sách đã nghiên cứu, phân tích quá trình ra đời và phát triển, diễn biến của chiến lược “diễn biến hòa bình” với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch với CNXH: lấy việc làm xói mòn và tan rã đảng cầm quyền làm mục tiêu chính trị; dùng các phương tiện truyền thông đại chúng để công kích chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm phủ định ý thức hệ;... Cuốn sách đã đ ề xuất, kiến nghị những biện pháp nhằm đối phó và chống lại chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Trong những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, tiếp cận vấn đề diễn biến hòa bình còn khá mới mẻ nên ba cuốn sách: Một số vấn đề về “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình” ở nước ta của tác giả Dương Thông chủ biên; cuốn “Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội - Bàn về chống diễn biến hòa bình” và cuốn “Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng - Nghiên cứu vấn đề diễn biến hòa bình” từ tài liệu dịch nói trên có thể xem là những tài liệu đề cập sâu đến vấn đề DBHB và đấu tranh chống DBHB. Nó thực sự bổ ích và trở thành những tài liệu quan trọng đối với đội


ngũ cán bộ, lãnh đạo, đảng viên và giới nghiên cứu khoa học và là nguồn tư liệu quý để luận án này tham khảo.

TS Đào Duy Quát trong bài, “Phê phán các quan điểm sai trái”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, Hà Nội 2002, đã cung cấp cho người đọc thấy được âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc tấn công, phê phán chúng ta trên nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, từ đó tác giả chỉ ra nguồn gốc của những quan điểm sai trái, nhiệm vụ và một số biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng - văn hóa trong thời gian tới.

Cuốn sách “Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam” do TS. Hồng Vinh làm chủ biên, Nxb. CTQG Hà Nội 2007, đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tập trung phê phán các quan điểm sai trái xung quanh vấn đề quyền con người, đa nguyên, đa đảng, về kinh tế thị trường...Các tác giả đã đề cập những nét cơ bản về cuộc đấu tranh lý luận của các nước XHCN và phong trào cộng sản công nhân quốc tế, từ đó đưa ra những dự báo tình hình trong nước và quốc tế thời gian tới và đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, phê phán các quan điểm sai trái, cơ hội, thù địch trong thời gian tới.

“Phê phán những quan điểm lệch lạc, sai trái và thù địch về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, một đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008 do PGS,TS Nguyễn Văn Oánh làm chủ nhiệm, đã phê phán khá chi tiết và hệ thống đối với những quan điểm lệch lạc, sai trái và thù địch xuyên tạc: mục tiêu đi lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN và động lực của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.


Sách “Phòng, chống “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS,TS. Lê Minh Vụ (chủ biên), Nxb CTQG H, 2009, giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về DBHB và cách thức phòng chống “DBHB” trong giai đoạn hiện nay.

Sách “Phòng, chống “diễn biến hòa bình” và “cách mạng màu” ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” do Trung tướng, PGS, TS, Nguyễn Tiến Bình (chủ biên), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009. Đây là kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học tại Học viện Quốc phòng (thuộc Đề tài KX.04.23/06-10), cuốn sách đã đề cập đến những diễn biến, nguyên nhân, tác hại của “diễn biến hòa bình” và “cách mạng màu” mà các thế lực thù địch CNXH đã tiến hành ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để đấu tranh nhằm làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, góp phần hoàn thành sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Sách “Phòng chống diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở Việt Nam do GS.TS Phạm Ngọc Hiền chủ biên, Nxb CTQG H, 2010, cuốn sách đã cung cấp khá đầy đủ các hình thức, thủ đoạn mà bọn đế quốc và phản động quốc tế đã thực hiện để chống phá cách mạng XHCN từ sau thế chiến hai đến nay, cuốn sách cung cấp cho người đọc nhận biết được những nguy cơ, thủ đoạn, những nhân tố làm gia tăng diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở nước ta do các lực lượng thù địch tiến hành, từ đó cuốn sách nêu ra những phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phòng, chống nguy cơ diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở Việt Nam thời gian tới.

Luận án của tác giả Trần Doãn Tiến “Phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” (2010) ký hiệu kho tư liệu LA-TS 00001079, Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích thực trạng việc phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng


internet của các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị, tác giả nêu ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội của các quan điểm sai trái và làm rõ những vấn đề đặt ra của cuộc đấu tranh này, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh bảo vệ chế độ XHCN ở nước ta hiện nay.

Năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông cho xuất bản cuốn “Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái” Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đã cung cấp những nhiệm vụ của báo chí trong đấu tranh chống các luận điệu sai trái, nhận dạng các quan điểm sai trái về lý luận, nhận dạng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch chống phá ta trong thời gian gần đây, cần tăng cường vai trò, hiệu quả của báo chí trong tuyên truyền, đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái, thù địch và một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền chống các luận điệu sai trái trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Năm 2011 Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách “Dân chủ, nhân quyền - Giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia” Nxb CTQG - ST, Hà Nội, 2011. Cuốn sách không chỉ nêu lên những vấn đề chung về dân chủ, nhân quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, nhân quyền mà còn đi sâu phân tích, phê phán, bác bỏ những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về vấn đề dân chủ, nhân quyền, các tác giả cũng đã phân tích và kh ẳng định: dân chủ, nhân quyền là hai trong số những vấn đề mà các thế lực thù địch đang mưu toan lợi dụng để chống phá ta nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” do vậy chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch đó.

Các công trình tiêu biểu trên đã gián tiếp hoặc trực tiếp bàn đến vấn đề đấu tranh chống quan điểm sai trái, góp phần giữ vững định hướng XHCN. Những công trình này đã góp phần lý giải những vấn đề đặt ra và dự báo xu

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí