Đổi Mới Tổ Chức Và Hoạt Động Của Quốc Hội


Nhà nước với thị trường và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; giữa Nhà nước với Đảng và hệ thống chính trị; giữa Nhà nước và cá nhân, giữa quốc gia và quốc tế...

4.2.4.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân, thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề cơ của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội là giải pháp quan trọng để nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động của Quốc hội, có tác tác động và ảnh hưởng đến toàn bộ bộ máy nhà nước. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào xác định rõ:

Về củng cố quyền lực nhà nước trong những năm tới, chúng ta phải tiếp tục tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng luật, quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước, việc giám sát kiểm tra hoạt động của cơ quan hành pháp, Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đảm bảo được chất lược và hiệu lực. Để làm cho Quốc hội có thể nâng cao hơn nữa vai trò của mình, đó chúng ta phải cải thiện và nâng cao chất lượng của việc tổ chức và hoạt động của Ủy Ban thường vụ Quốc hội cũng như các bộ máy của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, nhất là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc tiến hành các kỳ họp Quốc hội tạo điều kiện cho nhân dân được thực hiện quyền giám sát người mình bầu và cho đại biểu quốc hội thường xuyên xuống hoạt động tiếp xúc cử tri, đồng thời phải cho Ủy ban của Quốc hội được tham gia từ đầu trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch ngân sách Nhà nước cũng như các dự án luật... [103, tr.60-61].

Để thực hiện chủ trương trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện các chức năng của Quốc hội, cụ thể là:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập pháp. Trong những năm vừa qua, chất lượng xây dựng luật của Quốc hội đã có bước tiến bộ đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều văn bản chưa phát huy được hiệu lực


và hiệu quả; có nhiều đạo luật mới ban hành đã phải bổ sung; nhiều quy định của luật vẫn còn rất chung chung, muốn triển khai thực hiện lại phải chờ văn bản hướng dẫn v.v.. Để khắc phục tình trạng này, cần chú trọng hoàn thành quy trình làm luật của Quốc hội; nâng cao chất lượng của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan giúp việc của quốc hội; dân chủ hóa quá trình làm luật, thu hút đông đảo đội ngũ chuyên gia pháp luật và nhân dân tham gia vào quá trình làm luật; đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, phấn đấu tiến tới việc Quốc hội thực hiện đầy đủ quyền quyết định ngân sách như Hiến pháp đã quy định, đảm bảo để Quốc hội xem xét quyết định một cách thực chất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình quốc gia, các dự án đầu tư lớn và các vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước và nhân sự.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội, xây dựng cơ chế giám sát có hiệu lực, hiệu quả, tập trung vào những vấn đề bức xúc như chống tham nhũng, lãng phí, quản lý vốn và tài sản nhà nước v.v. Cần xác định rõ phạm vi, nội dung, cơ chế thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội..

Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 19

Thứ hai, phát huy vài trò, trách nhiệm, nâng cao năng lực và bản lĩnh của Đại biểu Quốc hội. Cần đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội, nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội, chú trọng bồi dưỡng và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu Quốc hội. Đồng thời, cần xác định đầy đủ về địa vị pháp lý và vai trò của đại biểu Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội hoàn thành trọng trách được giao.

Thứ ba, tiếp tục kiện toàn tổ chức Quốc hội, nâng cao vai trò của của các Ủy ban và các cơ quan giúp việc của Quốc hội, phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội; nghiên cứu tăng số lượng và phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội chuyên trách trong Quốc hội.

- Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vì vậy, Quốc hội phải gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham dự hoặc theo dõi các kỳ


họp của Quốc hội; Quốc hội cần chú ý lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết và tổ chức cho nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

4.2.4.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ

Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ có vị trí và vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp tổ chức và thực hiện hoạt động quản lý, điều hành đặc thù, Chính phủ có chức năng cơ bản là tổ chức thực thi Hiến pháp và pháp luật; quản lý và điều hành (quản lý thị trường, quản lý xã hội; hoạch định và điều hành chính sách quốc gia; tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lý và phát huy tất cả các nguồn lực quốc gia); tổ chức và vận hành bộ máy hành chính nhà nước; bảo vệ quyền, tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân; duy trì và bảo vệ trật tự xã hội...

Với những chức năng, nhiệm vụ đó, Chính phủ được giao những thẩm quyền rất rộng, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có hệ thống bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập từ trung ương xuống địa phương với đội ngũ cán bộ đông đảo nhất để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ này, Chính phủ cũng được giao nhiệm vụ xây dựng và trình Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và có thẩm quyền xây dựng các văn bản dưới luật để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành. Theo đó, bên cạnh những mặt tích cực, thì nguy cơ về sự cồng kềnh của bộ máy hành chính nhà nước, sự phức tạp của các thủ tục hành chính, sự quan liêu, cửa quyền cũng luôn tiềm ẩn và có thể phát sinh nếu không có những giải pháp thiết thực, cần thiết để có thể kiểm soát quyền lực của Chính phủ và bộ máy chính nhà nước.

Trong xây dựng nhà nước pháp quyền CHDCND Lào hiện nay, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ và cải cách nền hành chính nhà nước là nhu cầu khách quan và cần thiết. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào tiếp tục nêu rõ mục tiêu của nhiệm vụ này:

Chúng ta chú ý củng cố hệ thống hành chính của nhà nước có hiệu quả theo hướng cơ quan hành chính cấp Trung ương gọn nhẹ và thực hiện


vai trò quản lý vĩ mô là chủ yếu, làm cho cơ quan hành chính địa phương có năng lực và lành mạnh hơn trong việc tổ chức thực hiện. Những vấn đề cấp bách phải làm hiện nay là việc củng cố chế độ phân cấp quản lý bằng cách giao quyền và trách nhiệm quyết định vấn đề cho các cấp một cách rõ ràng, dứt điểm, bên cạnh đó phải có quy chế phối hợp tốt nhằm phát huy tính tích cực chủ động của các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, vừa làm cho việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn và có thể giải quyết các vấn đề một cách thành thạo. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung pháp luật, các quy định và các quy chế mà Trung ương và địa phương đã đề ra cho phù hợp nhằm đảm bảo tính ăn khớp của công tác hành chính của Nhà nước, xóa bỏ những cản trở lẫn nhau và là nguyên nhân xảy ra lỗ hổng cho việc tham ôm, tham nhũng và lãng phí [103, tr.61].

Để đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ thì cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cần xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Chính phủ, xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội và các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước. Cần khẳng định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

- Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ phải được tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu của một tổ chức chỉ huy, điều hành cao nhất vừa chặt chẽ về tổ chức, vừa năng động, linh hoạt trong những khả năng xử lý tình huống của các thành viên chính phủ với vai trò là “Tư lệnh ngành” trên cơ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cá nhân cụ thể. Việc quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất phản ánh một trật tự trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước, đề cao tính thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý điều hành mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Chính phủ có vị trí cao nhất về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ bao quát toàn bộ công việc quản lý hành chính nhà nước của cả bộ máy nhà nước và mở rộng hơn là của cả hệ thống chính trị.


- Với chức năng thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ có một vị thế quan trọng và có tính độc lập tương đối trong quan hệ với Quốc hội và cơ quan tư pháp. Với chức năng và vị thế này, Chính phủ được tạo cơ sở pháp lý để tăng cường tính chủ động trong quản lý và điều hành, đồng thời cũng tạo điều kiện đầy đủ hơn để Chính phủ phối hợp với cơ quan lập pháp, tư pháp và tham gia vào kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước của cơ quan lập pháp và tư pháp.

- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thi hành các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội thông qua, báo cáo, giải trình và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và các quyết định của mình trước Quốc hội. Nội dung của chức năng thực hiện quyền hành pháp gồm những vấn đề chủ yếu như: Dự thảo và trình Quốc hội các dự án luật theo sự phân công của Quốc hội; Hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể và các văn bản dưới luật để thực hiện các chủ trương, chính sách và luật đã được Quốc hội thông qua; quản lý điều hành vĩ mô, hướng dẫn, điều hành và giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách; thiết lập trật tự hành chính trên cơ sở các quy định của luật...

Hai là, chú trọng xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước có hiệu lực từ trung ương đến cơ sở theo hướng điều chỉnh cơ cấu tổ chức, tinh giản bộ máy hành chính các ngành, các cấp hành chính trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi tổ chức trong mối qun hệ giữa các tổ chức đó. Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp cần được sắp xếp tin gọn, khắc phục tình trạng bộ máy cồng kềnh, trùng lặp và tính cục bộ trong hệ thống hành chính. Bố trí lại cơ cấu Chính phủ theo hướng lập các bộ, cơ quan ngang bộ làm chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hạn chế tối đa các cơ quan thuộc Chính phủ và thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ.

Ba là, đổi mới nhận thức về chức năng, vai trò của Chính phủ trong quản lý, điều hành và phục vụ. Chính phủ tập trung quản lý thống nhất trên các vấn đề quản lý vĩ mô, không can thiệp trực tiếp vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ tập trung vào nhiệm vụ đổi mới và hoàn thiện thể chế hành chính trong quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch định hướng cho sự phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ;


chăm lo các vấn đề văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự, an ninh, kỷ cương pháp luật; củng cố an ninh quốc phòng; đề cao vai trò kiến tạo, tổ chức các quan hệ xã hội và cung cấp các dịch vụ công của Chính phủ thông qua việc xây dựng thể chế và các chính sách vĩ mô, kiểm tra thực hiện các dịch vụ này.

Nền hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính từ Trung ương đến cơ sở, hệ thống thể chế hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức và hệ thống quản lý tài chính, tài sản công, thực hiện các chức năng quản lý và điều hành các công việc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền hành chính nhà nước là hệ thống trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực tế, đó là nơi thể hiện trực tiếp nhất vai trò, chức năng và bản chất của Nhà nước. Hệ thống hành chính Nhà nước là cơ cấu lớn nhất trong bộ máy nhà nước, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất và nhiều tầng, nấc. Vì vậy, nền hành chính nhà nước cũng thường bộc lộ những yếu kém, trì trệ và cải cách nền hành chính nhà nước được luôn dược đặt ra như là nhu cầu cần thiết, khách quan.

Cải cách hành chính có nhiều mục tiêu, bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Từ những mục tiêu đó, cảỉ cách hành chính có nội dung rất rộng, phức tạp, tinh tế và nhạy cảm. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách hành chính nhà nước thì cần thiết phải có chương trình tổng thể, có giải pháp đồng bộ và phải


có bước đi phù hợp, đồng thời phải xác định trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá cho mỗi giai đoạn cụ thể.

Đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong thời gian hiện nay cần đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước với những nội dung chủ yếu là: Cải cách thể chế hành chính nhà nước; cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước; và đổi mới chế độ tài chính công. Để thực hiện các nội dung đó cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau:

- Về cải cách thể chế hành chính nhà nước: Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách thể chế hành chính và cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau: Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa các thủ tục rườm rà, phức tạp và bất hợp lý, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng nguồn lực xã hội và bảo đảm phát triển bền vững; cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính và thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Về cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước: Cần

đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách


nhiệm của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước và thực hiện những giải pháp chủ yếu được trình bay ở trên.

- Về xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước: Đội ngũ cán bộ, công chức cần đáp ứng các yêu cầu: Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc được giao đảm nhận; có tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ trong thực hiện công việc đảm nhận, có tinh thần hợp tác, tương trợ với đồng nghiệp; có ý thức kỷ luật, tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ; có phong cách làm việc đúng mực, văn hóa, cầu thị, tôn trọng con người, công dân, đồng chí, đồng nghiệp. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX nhấn mạnh:

Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta cần phải có đội ngũ cán bộ với đầy đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị kiên định, trung thành với sự nghiệp của dân tộc và của Đảng, ý thức phục vụ dân tộc và nhân dân với sự chân thành và một lối sống tốt đẹp và tiến bộ, rèn luyện tự kỷ luật, siêng năng trong nghiên cứu và học tập, có ý thức tổ chức và kỷ luật, tôn trọng luật pháp và Điều lệ của Đảng… [104, tr.53].

Để thực hiện được quan điểm này cần chú trọng thực hiện một số giải pháp cơ bản: Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của từng chức danh cán bộ, công chức, nhất là của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; dổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức; chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và có chính sách, chế độ tiền lương đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

4.2.4.3. Đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp

Quyền tư pháp là bộ phận của quyền lực nhà nước, gắn bó với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong một tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất. Hoạt động tư pháp là một trong những phương thức thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan tư pháp. Đối với nhân dân, các cơ quan tư pháp là phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhân dân đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện được tính công khai, dân chủ, công bằng trong hoạt động. Các cơ quan tư pháp có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền áp dụng pháp luật để phát hiện, xem xét, đánh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023