Xây dựng mô hình phù hợp để xử lý ô nhiễm nước mặt bằng thuỷ sinh thực vật tại Đầm Và (đoạn chảy qua KCN Quang Minh - Mê Linh - Hà Nội) - 10

Quan trắc, khảo sát


Xử lý

Thiếu phải khảo sát thêm

Đầy đủ thông tin

Kiểm tra, giám sát

Chưa đến mức phải xử lý ô nhiễm

Hành động

phù hợp

Cần xử lý ô nhiễm

Thông qua các giải pháp tổng thể

Báo cáo


Kết quả

Báo cáo kết quả

Cơ quan QL

Thu thập và xử lý thông tin

Thông tin về hiện trạng ô nhiễm của Đầm Và

Đánh giá tình trạng ô nhiễm

(Cơ quan QL chuyên môn)

Tiến hành các biện pháp xử lý

Tiến hành các biện pháp xử lý

(Các nhà thầu)

Ngăn chặn nguồn ô nhiễm


Hình 3.10. Mô hình quản lý có hiệu quả Đầm Và

Trong mô hình này, cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hiện trạng nước Đầm Và để từ đó có các biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm và sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt của Đầm Và cho hiệu quả và hợp lý.

Căn cứ theo chức năng hiện nay, thì Phòng Nông nghiệp của huyện Mê Linh là đơn vị thực hiện việc giám sát Đầm Và. Định kỳ khoảng 03 tháng, phòng sẽ giám sát và quan trắc chất lượng nước Đầm Và để từ đó có quyết định hợp lý. Nếu quan trắc hoặc giám sát thấy nước bị ô nhiễm, cần phải tiến hành đồng thời các hành động thích hợp như:

1. Ngăn chặn ngay nguồn thải gây ô nhiễm.

2. Tiến hành xử lý ô nhiễm bằng các biện pháp thích hợp như sử dụng hoá chất, chế phẩm sinh học…

Song song việc kiểm soát ô nhiễm, việc sử dụng TSTV thường xuyên là giải pháp tối ưu trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Bảng 3.12. Các hành động phù hợp trong quản lý tổng hợp Đầm Và


Nghiêm cấm Nhà máy cơ sở chăn nuôi KCN Xả nước thải chưa qua xử lý vào 1

Nghiêm cấm

Nhà máy, cơ sở chăn nuôi, KCN: Xả nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước


Hộ gia đình: Cấm vứt rác, xả chất thải xuống Đầm và kênh mương

Hạn chế Nhà máy cơ sở chăn nuôi KCN Sử dụng hoá chất trong sản xuất Sản 2

Hạn chế

Nhà máy, cơ sở chăn nuôi, KCN: Sử dụng hoá chất trong sản xuất


Sản xuất nông nghiệp: Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng


Hành động phù hợp Nhà máy cơ sở chăn nuôi KCN Thực hiện sản xuất sạch 3

Hành động phù hợp

Nhà máy, cơ sở chăn nuôi, KCN: Thực hiện sản xuất sạch / Xử lý nước thải

Sản xuất nông nghiệp: Sử dụng chế phẩm sinh học thân thiện môi trường thay

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật / Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt

Cơ quan quản lý: Khai thông dòng chảy, nạo vét bùn đất, rác rưởi / Giám sát, quan trắc ô nhiễm / Điều tiết nguồn nước từ Sông Cà Lồ / Sử dụng TSTV trong xử lý ô nhiễm Đầm Và / Tuyên truyền vận động toàn

dân bảo vệ môi trường ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình phù hợp để xử lý ô nhiễm nước mặt bằng thuỷ sinh thực vật tại Đầm Và (đoạn chảy qua KCN Quang Minh - Mê Linh - Hà Nội) - 10

3.6.2. Định hướng ứng dụng TSTV tại Việt Nam

Hiện nay công nghệ sinh thái không còn mới mẻ đối với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam có nhiều nhóm nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng chưa có sự kết nối để hình thành các kết quả mang tính đột phá. Vì

vậy, đinh hướng nghiên cứu tại Việt Nam, trước hết cần có sự trao đổi thông tin, tham vấn và hình thành các nhóm giải quyết từng vấn đề cụ thể như xử lý ô nhiễm với các nguồn thải khác nhau, đề xuất mô hình quản lý phù hợp, đánh giá hiệu quả xử lý, tuyên truyền, quảng bá thông tin, đề xuất các chính sách, pháp luật về quản lý cá khu vực đất ngập nước và bảo tồn đa dạng sinh học…

3.7. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

Quá trình nghiên cứu áp dụng TSTV cho xử lý nước mặt ô nhiễm tại Đầm Và mở ra hướng nghiên cứu trong công nghệ sinh thái. Đó là lựa chọn TSTV cho quá trình xử lý các nguồn thải khác nhau (Ô nhiễm kim loại, hóa chất…).

Như đã trình bày, quá trình nghiên cứu cần đòi hỏi thời gian, công sức và tài chính để có được kết quả mong muốn.

Việc nghiên cứu sử dụng TSTV cho xử lý nước ô nhiễm của Đầm Và mới chỉ giới hạn xử lý các thành phần dinh dưỡng trên cơ sở các loài TSTV bản địa được chọn tạo. Mặt khác, đề tài chủ yếu sử dụng kết quả thực nghiệm từ đề tài khác nên để có thể ứng dụng cần có những bước tiếp theo như thử nghiệm thực tế, theo dòi, phát triển và tổng hợp kết quả. Vì vậy, quá trình nghiên cứu còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể là:

1. Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại bằng TSTV.

2. Nghiên cứu xử lý nước mặt bị ô nhiễm từ các ngành công nghiệp cụ thể (Xi mạ, thực phẩm, dệt nhuộm, cơ khí…) bằng TSTV.

3. Nghiên cứu và ứng dụng TSTV trong xử lý nước ở ao - đầm - hồ cụ thể trong từng khu vực cụ thể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu và thực hiện của đề tài liên quan đến Đầm Và có thể rút ra kết luận và kiến nghị sau:

1. Đầm Và đoạn chảy qua KCN Quang Minh là khu vực đất ngập nước có giá trị về mặt thuỷ lợi, sinh thái, môi trường, cảnh quan, tiêu thoát lũ, là nơi tiếp nhận nguồn nước thải của khu vực Mê Linh và một phần huyện Đông Anh. Đầm Và đang trong quá trình suy thoát chất lượng nước. Môi trường nước của Đầm Và đang ngày càng bị ô nhiễm. Nhiều chỉ tiêu hữu cơ có nồng độ cao. Đầm Và đang chịu tác động mạnh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất mông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Đầm Và ngày càng bị bồi lắng, mất đi vai trò trong việc thực hiện các chức năng thủy lợi, sinh thái, môi trường, cảnh quan, phòng chống lũ lụt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân và môi trường, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xung đột về môi trường.

2. Đã lựa chọn được 04 (bốn) loài TSTV cho việc xử lý nước mặt. Các loài này có khả năng xử lý các yếu tố gây hiện tượng phú dưỡng có hiệu quả. Các loài này bao gồm rau Muống, bèo Tây, ngổ Trâu, cải Soong là các loài bản địa, dễ triển khai trong thực tế, có thể thực hiện vào 4 mùa, Mùa Xuân - Hè - Thu - Đông. Rau Muống được xử lý vào mùa Xuân-Hè-Thu, cải Soong vào mùa Hè-Thu, ngổ Trâu và làm bè nổi để trồng Bèo Tây cả 4 mùa. Đã chỉ ra hạn chế khi xử lý ô nhiễm bằng TSTV như phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường (Nhiệt độ, ánh sáng), thời gian xử lý chậm…

Xác định giá trị của TSTV trong xử lý nước mặt Đầm Và. Các loài TSTV lựa chọn bao gồm các loài TSTV bản địa dễ trồng, trồng quanh năm, sử dụng nhiều lần. Vật liệu để dùng cho thưc hiện dễ kiếm, chi phí thấp.

3. Đề xuất mô hình phù hợp trong xử lý ô nhiễm bao gồm: 1/ Các biện pháp kỹ thuật: Nạo vét Đầm Và, kiểm soát các nguồn thải (Nhất là nguồn thải của KCN Quang Minh), thiết kế các giá thể TSTV gồm các loài đã chọn, sử dụng TSTV... 2/ Các giải pháp về quản lý như thực hiện cấp phép đầu tư, xả thải; ban hành quy chế sử dụng tài nguyên nước mặt Đầm Và; ban hành khung pháp lý cho việc sử dụng

TSTV trong xử lý ô nhiễm… 3/ Các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục như vận động sử dụng tiết kiểm nguồn nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện xử lý nước thải sinh hoạt…

4. Đề xuất mô hình quản lý tổng hợp, sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt Đầm Và 1 cách hợp lý và bền vững. Các mô hình có hiệu quả, hoàn toàn có khả năng áp dụng trong thực tiễn.

5. Các cơ quan quản lý về môi trường các cấp (UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Mê Linh, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, BQL các KCN và khu chế xuất Hà Nội, Thanh tra môi trường, Phòng Nông nghiệp huyện Mê Linh, Trạm tưới tiêu nước khu vực) cần tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt Đầm Và theo hướng hiệu quả và bền vững.

6. Trong quá trình thực hiện đề tài mở ra tiềm năng sử dụng TSTV trong xử lý nước mặt bằng TSTV tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Quốc Trọng, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thị Thanh Hà, 2009. Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước KCN Quang Minh.

2. Trần Đức Hạ, 2002. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

3. D. Xanthoulis, Lều Thọ Bách, Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ và nnk, 2008. Xử lý nước thải chi phí thấp. Tài liệu giảng dạy cho cao học - Chương trình VN/Asia- Link/012 (113128) 2005-2008. NXB Xây dựng.

4. Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Việt Anh và nnk, 2001-2003. Nghiên cứu đề xuất các mô hình xử lý nước thải phân tán cho các đô thị loại 3, 4 và 5 của Việt Nam. Đề tài KHCN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Duncan Mara, 2005. Domestic wastewater treatment in developing countries. Earthscan, London.

6. Cooke, G. D., Welch, R. B., Peterson, S. A., Nichols, S. A, 2005. Restoration and Management of Lakes and Reservoirs. 3rd edition. Editor – Cooke, G. D., Taylor and Francis, Boca Raton, Florida: 591 pp.

7. Dương Đức Tiến, 2006. Vi khuẩn Lam ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Dương Đức Tiến, Nguyễn Minh Giản, Vũ Thanh Lâm, Trần Hải Linh, 2006. Xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt tại các xã Minh Nông, Bến Gót, TP. Việt Trì. Hội thảo khoa học về bãi lọc trồng cây xử lý nước thải, ĐH Xây dựng 11/2006: 39-43.

9. Dương Đức Tiến, Nguyễn Minh Giản, Trần Hải Linh, 2005. Hấp thụ các chất ô nhiễm môi trường nước bằng thực vật - hướng phát triển của công nghệ sinh học trong xử lý nước thải. Tuyển tập Báo cáo khoa học, Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005: 1186-1188.

10. Đặng Đình Kim, 2002. Báo cáo tổng quan ứng dụng phương pháp sinh học xử lý chất thải hữu cơ sinh ra từ 1 ngành công nghiệp trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam. Cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, 47 trang.

11. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2005. Sinh thái môi trường ứng dụng, 710 trang.

12. Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, 1995. Xử lý nước thải Hà Nội theo mô hình lắng và hồ sinh học.

13. Trần Đức Hạ và cs, 2008. Đánh giá khả năng tự làm sạch và đề xuất các phương án cải thiện chất lượng nước hồ Yên Sở nhằm đảm bảo yêu cầu xả nước thải ra Sông Hồng. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài cấp Sở KH&CN Hà Nội.

14. Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

B. Bản vẽ, sơ đồ, bản đồ

1. Bản vẽ thiết kế giá thể sử dụng trồng bèo Tây

2. Hình ảnh hiện trạng

3. Hình ảnh thí nghiệm TSTV

4. Bản đồ vị trí lấy mẫu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022