các yếu tố vô hình (nhà ở, an ninh, văn hoá…). Yêu cầu và đặc điểm của CSHT là phải đồng bộ và từng bước hiện đại mới có thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho phát triển CCN. Biểu hiện của đồng bộ đó là: Đồng bộ giữa trong và ngoài CCN; Đồng bộ giữa CSHT kỹ thuật và CSHT xã hội; Đồng bộ giữa các yếu tố cấu thành của CSHT; Đồng bộ về thời gian huy động các yếu tố cấu thành CSHT vào sử dụng.
- Xây dựng và phát triển CSHT CCN phải đảm bảo cân đối giữa xây dựng mới, bảo trì, nâng cấp và quản lý sử dụng nó có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có chu kỳ sống dài, nghĩa là nó được sử dụng trong rất nhiều năm. Trong quá trình sử dụng nó bị bao mòn vô hình và hữu hình, do đó để phát huy hiệu quả trong sử dụng cần thiết phải duy tu, bảo trì, nâng cấp và sử dụng có hiệu quả.
- Xã hội hoá việc xây dựng CSHT CCN. CSHT là một loại hàng hoá công cộng, nhiều người, nhiều tổ chức cùng sử dụng chung. Xây dựng CSHT CCN là một hoạt động quan trọng, cần rất nhiều vốn đầu tư từ nhiều nguồn, nhiều tổ chức khác nhau. một cá nhân, một tổ chức không đủ sức đầu tư. Do đó để có đủ vốn, thu hút vốn trong các tổ chức trong dân và cũng là để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng có hiệu quả CSHT CCN hơn bất cứ lĩnh vực nào, đây là lĩnh vực cần thiết phải xã hội hoá, tức là huy động mọi người, mọi thành phần kinh tế vào phát triển CSHT, từ khâu lập quy hoạch, đến khâu đầu tư vốn, chứ không thể chỉ dựa vào Nhà nước. Cần thực hiện một xu hướng đang phát triển hiện nay trong xây dựng CSHT là thực hiện mô hình đối tác công tư. Đây là công cụ quan trọng để thu hút khu vực tư nhân góp vốn cho xây dựng CSHT.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; thu hút các cơ sở sản xuất, dịch vụ đầu tư vào cụm công nghiệp.
- Xây dựng CSHT các CCN phải nhằm mục tiêu phát triển bền vững và có hiệu quả các CCN.
Phát triển bền vững là chú ý đồng thời cả 3 mặt: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo xã hội. Quan điểm chủ yếu của phát triển CCN là : Phát huy vai trò, tác dụng và hiệu quả của CCN; Nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các Cụm; Một số CCN phát triển thành khu công nghiệp; Một số CCN phát triển theo hướng đa dạng hóa, ví dụ kết hợp sản xuất với dịch vụ.
Phát triển hiệu quả là các cơ sở sản xuất kinh doanh trong CCN phải có lãi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Hiệu quả ở đây được biểu hiện toàn diện tổng hợp đó là: hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng CSHT, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
- Tập trung hoàn thiện CSHT các CCN hiện có, trong đó chú trọng việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để nhanh chóng đưa các CCN vào hoạt động, phát huy hiệu quả; Ưu tiên xây dựng và phát triển các CCN phục vụ nhu cầu di dời và mở rộng mặt bằng sản xuất để phát triển các sản phẩm công nghiệp ở địa phương có tiềm năng, lợi thế. Khi tiến hành thành lập CCN phải xem xét, tính toán kỹ nhu cầu thực tế, khả năng nguồn vốn đầu tư và các điều kiện đảm bảo hiệu quả đầu tư hạ tầng.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 19
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 20
- Quan Điểm Và Mục Tiêu Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Các Cụm Công Nghiệp
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 23
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 24
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 25
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
- Nội dung đầu tư hạ tầng cần tập trung vào các hạng mục: (1) Xây dựng các công trình hạ tầng như hệ thống thoát nước (tuyến ống thoát nước, hố ga, trạm bơm, trạm xử lý); hệ thống cấp nước (tuyến ống cấp nước, bể chứa, trạm bơm); hệ thống điện (điện chiếu sáng, sinh hoạt, trạm biến thế, điện sản xuất và các công tác khác như san nền, đường nội bộ, cây xanh; (2) Đầu tư mua sắm các thiết bị trạm bơm, trạm biến thế, trạm xử lý nước thải và trang thiết bị phục vụ chiếu sáng, cấp điện, cấp nước.
3.2. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI
3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp
CCN ở Hà Nội hiện nay đều được hình thành và phát triển theo quy hoạch do UBND Huyện hoặc Sở Công Thương lập, UBND Thành phố phê duyệt. Đối với xây dựng CSHT CCN có 2 loại quy hoạch liên quan trực tiếp đó là i) Quy hoạch phát triển CCN; ii) Quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN. Hai loại quy hoạch này có nội dung khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.
Quy hoạch phát triển CCN là quy hoạch chung, là căn cứ quan trọng để quy hoạch chi tiết CSHT CCN và được phê duyệt trước quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN. Quy hoạch phát triển CCN xây dựng hệ thống các mục tiêu, định hướng, giải pháp và cơ chế chính sách về phát triển CCN trên địa bàn cấp Thành phố/tỉnh trong từng thời kỳ nhất định nhằm phân bổ, phát triển các CCN hợp lý trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực, tài nguyên địa phương.
Quy hoạch chi tiết CSHT CCN là cụ thể hóa quy hoạch phát triển CCN, nó định hướng và xác định nhiệm vụ xây dựng CSHT để phát triển CCN. Quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN là khoa học và nghệ thuật sắp xếp, tổ chức không gian chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật của CCN trên cơ sở điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của CCN nhằm cụ thể hóa chính sách xây dựng, tận dụng tối đa mọi nguồn lực hướng tới sự phát triển bền vững CCN.
Thành phố Hà Nội đã xây dựng quy hoạch phát triển CCN và quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là căn cứ quan trọng cho phát triển CCN và triển khai xây dựng CSHT CCN.
Tuy nhiên chất lượng của các quy hoạch được xây dựng và duyệt chưa cao thể hiện: i) Chưa có sự gắn bó mật thiết, hữu cơ giữa quy hoạch phát triển CCN với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố, huyện với quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển ngành nghề của công nghiệp nông thôn, quy hoạch dân cư; ii) Chưa dự báo, tính toán đầy đủ nhu cầu sử dụng đất nên có một số CCN vừa mới xây dựng xong đã xin bổ xung thêm diện tích hoặc chuyển đổi mục đích thành lập, phát triển CCN; iii) Tính khả thi của một số quy hoạch còn thấp; iv) Quy hoạch treo vẫn còn tồn tại; v) Tổ chức, phương pháp làm quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập. Vì vậy đi đôi với việc xây dựng quy hoạch, bổ xung quy hoạch cần coi trọng nâng cao chất lượng của quy hoạch phát triển CCN và quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN. Nếu theo định nghĩa của ISO 9000: 2000: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng yêu cầu” thì có thể hiểu chất lượng của quy hoạch là mức độ của một tập hợp các đặc tính của quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng CSHT và phát triển CCN theo hướng bền vững và có hiệu quả.
Chất lượng của quy hoạch có thể được đánh giá bằng các tiêu chí chủ yếu sau:
Quy hoạch phải có quan điểm và tầm nhìn đúng đắn về phát triển CCN và xây dựng CSHT CCN.
Quy hoạch phát triển CCN phải gắn với mục tiêu chung của Thành Phố đó là : Quy hoạch phát triển CCN nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay chủ trương của Thành phố đối với xây dựng và phát triển các CCN như sau:
- Các CCN nằm trong các quận nội thành và vùng đô thị hạt nhân theo qui hoạch vùng thủ đô từng bước chuyển đổi chức năng sang đô thị, dịch vụ
hoặc chuyển đổi tính chất sang công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao.
- Các CCN đang tồn tại trong khu vực vành đai xanh tiếp tục cho tồn tại nhưng hạn chế phát triển, từng bước chuyển đổi sang công nghệ cao, sạch cho phù hợp.
- Đối với các CCN mới sẽ xem xét phát triển với tầm nhìn dài hạn theo hướng đảm bảo cho sự phát triển bền vững; ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, có giá trị tăng thêm cao, có quy mô đầu tư lớn, hiệu quả cao. Đối với các CCN chưa đầy đủ hạ tầng, TP cần mở rộng quỹ đất để các CCN đó hoàn thiện dự án. Đối với CCN không đáp ứng đúng quy hoạch thì cương quyết không cho mở rộng. Bên cạnh đó, TP cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN từ nguồn vốn ngân sách để giảm chi phí đầu tư, bố trí kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, bảo đảm an ninh, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào.
- Di dời các cơ sở, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong nội thành ra các vùng ngoại thành.
- Gắn kết phát triển CCN với các chương trình: phát triển công nghệ cao, đô thị hóa và phát triển hạ tầng, phát triển làng nghề truyền thống và tạo việc làm.
Quy hoạch phát triển CCN của Hà Nội với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định hướng dành quỹ đất, đầu tư CSHT có trọng tâm, trọng điểm vào các khu vực có tiềm năng, đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ ... để phát triển mạnh công nghiệp của Thủ đô, gắn sản xuất với thị trường, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Quy hoạch phải đảm bảo đồng bộ và thống nhất. Đồng bộ và thống nhất với các quy hoạch có liên quan trực tiếp như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, huyện, quy hoạch đất đai, quy hoạch
phát triển ngành nghề nông thôn và với bản thân quy hoạch phát triển CCN cũng như quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN.
Quy hoạch phải đảm bảo tính khả thi, tính thực tiễn và tuân thủ các quy định Nhà nước về xây dựng, thẩm định, duyệt quy hoạch...
Thời gian xây dựng và duyệt quy hoạch được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Để nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển CCN và quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN cần chú ý một số biện pháp chủ yếu sau:
+ Đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp. Quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm phải di dời dân cư khỏi khu vực dân cư, làng nghề vào các cụm công nghiệp.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch và thẩm định đánh giá các bản quy hoạch. Tiến hành đào tạo bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho đội ngũ cán bộ này.
+ Xác định mục tiêu cụ thể của thành lập, mở rộng và phát triển các CCN.
Mục tiêu của thành lập CCN là khắc phục ô nhiễm môi trường và phát triển ngành, nghề, sản phẩm và phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó nhấn mạnh trước hết đến khắc phục ô nhiễm môi trường. Ngành nào, sản phẩm nào sản xuất phân tán ở làng nghề, ở hộ gia đình (thêu, ren, mây tre đan …) có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường thì không nhất thiết phải thành lập CCN. Ngành nào, sản phẩm nào nếu sản xuất phân tán ở làng nghề, các hộ gia đình làm ô nhiễm môi trường thì thành lập CCN để tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư. Ngành nghề nào sản xuất gây ô nhiễm môi trường nặng và sản xuất không có hiệu quả bằng phát triển công nghiệp hiện đại cùng ngành
nghề, mặt hàng thì có thể không cần duy trì sản xuất tiểu thủ công ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các làng nghề mà nhường cho công nghiệp hiện đại sản xuất, ví dụ sản xuất lò gạch thủ công, dệt, nhuộm vải thông thường, sản xuất thực phẩm, bánh kẹo.
Cần ưu tiên phát triển và đưa vào CCN các cơ sở sản xuất các mặt hàng của công nghiệp hỗ trợ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất các sản phẩm có giá trị văn hóa, mang đậm bản sắc dân tộc.
Cần tránh tình trạng biến CCN thành một khu giãn dân hoặc gây ra ô nhiễm môi trường ở nơi mới.
+ Quy hoạch phát triển CCN gắn với vấn đề đảm bảo điều kiện đất đai, sử dụng tiết kiệm quỹ đất và các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển CCN. Đầu tư hạ tầng trong CCN phải tính toán và kết hợp với đầu tư cho hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào, khu dân cư và dịch vụ cho các đối tượng lao động làm việc trong các CCN.
Quy hoạch cần dự tính vị trí đặt CCN đảm bảo tính bền vững, lâu dài. Việc bố trí các CCN gần các đô thị lớn và các khu dân cư tập trung thời gian qua đã thể hiện nhiều điểm bất cập (ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông,…). Do vậy, trong công tác qui hoạch phát triển CCN cần xác định rõ những vị trí có thể xây dựng các CCN cũng như những ngành nghề cụ thể được phép đầu tư vào những vị trí này. Cụ thể là vị trí đặt CCN không được ảnh hưởng tới hành lang phát triển các đô thị trong tương lai. Các CCN không nên bố trí quá gần các tuyến giao thông huyết mạch và phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nguồn nước, nguồn tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên, v.v..).
Cần quy định về qui mô tối thiểu cho từng loại CCN. Việc xây dựng các CCN có qui mô quá nhỏ sẽ khó đảm bảo tính chất bền vững của chính CCN. Trên thực tế trong thời gian qua vẫn tồn tại nhiều CCN có quy mô dưới 5 ha.
CCN quá nhỏ thì việc đầu tư CSHT, hệ thống quản lý môi trường và các dịch vụ đi kèm sẽ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo hiệu quả hoạt động.
+ Việc hình thành và phát triển các CCN có sự kết hợp giữa các bước đi ngắn hạn với dài hạn; kết hợp giữa xây dựng mới gắn với mở rộng các CCN đã có trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Quy hoạch CCN phải gắn với những quy hoạch, sự liên kết, tác động qua lại của các CCN ở các tỉnh, thành phố lân cận.
Khi tiến hành quy hoạch từng CCN và lựa chọn các cơ sở SXKD vào từng Cụm cần tính toán chi tiết đến sự thay đổi và phát triển về cơ cấu sản phẩm trên thị trường trong và ngòai nước nhằm ưu tiên xây dựng CSHT cho những ngành đang có nhu cầu lớn, tránh hiện tượng phải tiến hành xây dựng lại hạ tầng CCN
+ Tổ chức tốt công tác xây dựng quy hoạch. Cần thu hút nhiều tổ chức, chuyên gia vào xây dựng và đóng góp xây dựng quy hoạch, phân cấp xây dựng và duyệt quy hoạch, cải tiến công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch, tăng cường quản lý quy hoạch.
+ Công khai hóa các quy hoạch về CCN. Thành phố cần thiết lập một trang thông tin điện tử trên internet truyền tải những thông tin đầy đủ về quy hoạch, về hạ tầng cơ sở, về cơ cấu kỹ thuật...trong từng CCN và thường xuyên cập nhập để giúp các nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn về CCN
+ Coi trọng công tác dự báo và nhấn mạnh căn cứ làm quy hoạch.
Quy hoạch phải dự báo được sự tiến bộ khoa học - công nghệ và tác động của nó đến phát triển CCN; dự báo được nhu cầu phát triển CCN và các yếu tố tác động đến sự phát triển CCN như: đất đai, vốn, nhân lực... Cần đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng của sự phát triển CCN và của xây dựng CSHT CCN.
Các căn cứ quan trọng của lập quy hoạch phát triển các CCN và quy hoạch xây dựng CSHT CCN, đó là: