Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà - 4

Riêng biển Nha Trang có độ mặn trên mức trung bình (34%) và chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai dòng hải lưu nóng, lạnh không xa ngoài khơi. Thuỷ triều ở đây hài hoà lên xuống hai lần mỗi ngày, biên độ giao động của mực nước biển là 1,5m, cao nhất là 2,2m, thấp nhất là 0,5m. Các yếu tố địa chất, địa mạo và khí hậu biển Nha Trang là những điều kiện tối ưu nhất. Chính vì vậy mà nơi đây là vị trí xây dựng cơ sở Hải Dương Học đầu tiên ở Việt Nam.

2.5.3.4 Suối nước khoáng

Dọc theo bờ biển Khánh Hoà có 5 suối nước nóng: Tu Bông, Vạn Giã, Ninh Hoà, Đảnh Thạch, Cam Ranh. Với tài nguyên tự nhiên suối nước khoáng dồi dào này, Khánh Hoà có thể xây dựng trại điều dưỡng, góp phần làm phong phú thêm loại nghỉ dưỡng của tỉnh. Đây là một ưu thế thiên nhiên cho miền đất này, một thế mạnh cho phát triển ngành du lịch của tỉnh Khánh Hoà.

2.5.3.5 Sông Ngòi

Trên địa phận Khánh Hoà có hai hệ thống sông chính là sông Cái và sông Dinh. Sông Cái (sông Nha Trang) bắt đầu từ đỉnh Gia Lộ cao 1.842m của dãy Trường Sơn Nam, chạy dài 78 km, chảy qua các vùng Khánh Vĩnh, Diên Khánh rồi đổ ra biển, với tổng lưu vực 1.750 km2 và lưu vực trung bình đo ở hạ lưu là 400 m3/giây.

Sông Cái Ninh Hoà (Sông Dinh) phát xuất từ đỉnh Chư Nư cao 2.051m, nằm trong dãy Vọng Phu phía Bắc xã Ninh Tây. Sông có độ dài 60km, qua vùng Ninh Hoà rồi đổ ra biển Hà Liên, với lưu vực 83 km2 và lưu vực trung bình ở hạ lưu 400 m3/giây.

Ngoài ra còn có các con sông nhỏ như: sông Tô Hà (sông Can), sông Đông Điền, sông Vạn Giã, sông Rọ Tưỡng… và nhiều đầm, hồ nhỏ phần lớn do sông ngòi tạo nên: hồ Đá Bàn, Ba Hồ, Hồ Hoa Sơn, Đông Điền, Hồ Vĩnh Lương, Dắc Lộc, Suối Dầu, Suối Thượng, Suối Cái…

2.5.3.6 Động - Thực vật

Là một tỉnh có rừng che phủ, các loại động thực vật ở tỉnh Khánh Hoà khá

phong phú và đa dạng. Thảm thực vật Khánh Hoà được phát triển trên những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

đới khí hậu khác nhau từ nhiệt đới ẩm tới cận nhiệt đới, và có cả phần ôn đới

núi cao nên tàng trữ về cây và chim thú quí hiếm.

Động vật: biển Khánh Hoà rất giàu hải sản quý và hiếm như: cá Thu, cá Chim, cá Ngừ, Mực, Tôm, Hải Sâm, Sò Huyết, Ốc biển, Ba Ba, Đồi Mồi, San Hô, Rong Câu các loại. Đặc biệt quy tụ một loại đặc sản có khối lượng lớn và có chất lượng cao nhất cả nước là Yến Sào. Mang lại một nguồn ngoại tuệ lớn và ổn định cho tỉnh Khánh Hoà.

Sản lượng thuỷ sản của Khánh Hoà năm 1995 là 59.087 tấn, đến năm 1999

giá trị sản xuất của tỉnh đạt 4.516 tỷ đồng, sản lượng khai thác 43.833 tấn.

Ngoài ra Khánh Hoà còn có nhiều đồi núi cao và những cánh rừng rất rộng lớn chiếm 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh nên động vật ở núi rừng này rất phong phú và đa dạng chủ yếu là các loại chim thú như: Voi, Hổ, Báo, Bò Rừng, Nai, Khỉ, Thỏ vằn, Sơn Dương, Công Trĩ, Gà Lôi…

Thực vật: ngoài các cây thuốc từ rừng nhiệt đới đến ôn đới, Khánh Hoà có các loại cây nổi tiếng như: Kỳ Nam, Trầm, Gạc Nai, Mật Ong, Nhựa Thông… có nhiều ở hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hoà.

Khánh Hoà được coi là một trong 10 tỉnh có trữ lượng rừng lớn nhất và chất lượng gỗ tốt nhất của cả nước, với hơn 110 cơ sở chế biến lâm sản, 252 cơ sở sản xuất chế biến song mây như: gỗ ván sào, mộc mỹ nghệ, mộc gia dụng, gỗ xẻ tàu thuyền, gỗ xây dựng, bàn ghế mây… tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

Cùng với hoạt động khai thác ngành lâm nghiệp đã quan tâm đúng mức đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, xác định lại cơ cấu cây trồng, tăng diện tích rừng triển khai các biện pháp cụ thể nhằm quản lý và bảo vệ rừng.


Hình 2: Rừng Khánh Hoà

Ngành lâm nghiệp Khánh hoà đưa diện tích rừng làm giàu và nuôi dưỡng rừng tự nhiên đạt khoảng 15.000 ha, nâng tỷ trọng 19,7% trồng 34200 ha rừng trên đất trồng đồi trọc và cảnh quan ven biển, đưa tỷ lệ che phủ rừng là 29,7% lên 36,3%. Với hơn 1.534.000 ha đất dành cho lâm nghiệp, nếu có sự đầu tư hợp lý thì trong tương lai rừng thật sự là nguồn tài nguyên quý của Khánh Hoà.

2.5.4 Tài nguyên nhân văn

2.5.4.1 Di tích lịch sử văn hoá

Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin

Gồm 3 địa điểm: Thư viện của Bác sĩ Yersin tại viện Pasteur Nha Trang. Chùa Linh Sơn - xã Suối Cát, huyện Diên Khánh (phòng làm việc của Bác sĩ ở Suối Dầu trước đây) và phần mộ của Bác sĩ Yersin - xã Suối Cát, huyện Diên Khánh.

Alexandre Yersin sinh năm (1863 -1943) là một nhà bác học tài ba đã sống và cống hiến hết mình cho khoa học của nhân loại. Năm 1891 ông đến Nha Trang xây dựng cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm vi trùng học đều tiên ở Việt Nam. Đầu năm 1899 nơi đây đã trở thành Viện Pasteur Nha Trang. Sau hơn 50 năm cống hiến và làm việc vì khoa học ở Viện Pasteur Nha Trang (1891 - 1943), ông đã cống hiến cho khoa học 55 công trình nghiên cứu có giá trị.

Lăng Bà Vú

Vị trí: nằm ở thị trấn Ninh Hoà. Lăng Bà Vú được xây dựng trong 2 năm, đầu năm 1804 thì hoàn thành.

Tổng thể lăng được xây dựng theo hình chữ quốc. Lăng có 3 lớp thành xây bằng vôi, cát, gạch. Thành ngoài dài 20m, rộng 14m, cao 1,5m tạo thành khuôn viên bao bọc, có cửa nhỏ ra vào, 2 bên có hai con sư tử đắp bằng vôi, cát tô màu hồng rất đẹp. Mặt trong tường có đắp nối các sự tích liên quan đến đạo Nho tiêu biểu. Tiếp theo có án phong, có thành nội bao bọc mộ dài 12m, rộng 0,9m, cao1,2m hình vòm cung. Hai bên cửa có 2 con Kỳ Lân thể hiện khá tinh xảo. Ngôi mộ nằm chính giữa có bia đá khắc chữ Hán ghi lại sự tích công đức của Bà Vú.

Văn Miếu Diên Khánh

Vị trí: tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Đây là một quần thể kiến trúc đựơc xây dựng để thờ Đức Khổng Tử, người khai sáng đạo Nho ở Trung Quốc đồng thời nhằm ghi nhận công lao của những người có tài, học giỏi, đã được đỗ đạt. Cùng với sự thay đổi của thời gian, khu Văn Miếu đã trải qua 4 lần tu bổ vào năm 1892, 1904, 1941, 1959 nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.

Hiện tại, Văn Miếu chỉ còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn hoá, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hoà và quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu năm 1854.

Với bề dày lịch sử, khu Văn Miếu mang giá trị to lớn về quá trình học tập, tiếp nhận tri thức và biểu hiện sự tôn sư trọng đạo làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc.

Đền thờ Trần Quý Cáp

Vị trí: Bên cạnh cầu Sông Cạn, thuộc thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Đền thờ Trần Quý Cáp - nhà chí sĩ yêu nước của phong trào Duy Tân, đã anh dũng lãnh đạo nhân dân chống Pháp, được xây dựng trên phần đất tục danh là Gò Chết chém (Gò này có tên từ khi cụ Trần Quý Cáp nằm xuống).

2.5.4.2 Đình, Chùa, Đền

Chùa Long Sơn

Vị trí: Chùa nằm ngay trong nội thành Nha Trang, phía Đông Nam, bên quốc lộ 1A, dưới chân Hòn Trại Thủy. Là ngôi chùa có quy mô lớn nhất trong số hơn hai mươi ngôi chùa ở Nha Trang. Đây cũng là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Nha Trang.

Hình 3 Tượng phật chùa Long Sơn Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ 19 và 1

Hình 3: Tượng phật chùa Long Sơn

Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ 19 và được xây dựng mới theo quy mô như hiện nay vào năm 1940 với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tuy mang đậm dấu ấn thời hiện đại, nhưng vẫn giữ được vẻ tĩnh mịch, uy nghiêm, huyền bí, cao siêu nơi cửa Phật nhờ có sự phối hợp tuyệt vời giữa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên và những phần tạo dựng do con người.

Đình Phú Cang

Vị trí: Đình nằm trên địa phận xã Vạn Phú - huyện Vạn Ninh, toạ lạc

trong một khuôn viên rộng, thoáng, có diện tích 1700m2.

Quá trình hình thành ngôi đình gắn với thời kỳ đầu người Việt khai khẩn, lập làng vào thế kỷ 17 - 18. Ngôi đình chính dài 8m, rộng 9m gồm 3 gian, kết cấu theo kiểu tứ trụ với 16 cột gỗ, phân bố 4 hàng, vị trí đều nhau. Mặt trước đình, phần trên cửa có chạm khắc nổi hình linh vật và nhiều hoa văn tinh xảo, trên cửa chính gắn tấm đại tự lớn bằng gỗ chạm 3 chữ: "Phú Cang Đình". Bài trí nội thất theo kiểu thường thấy ở các đình quê, có bàn thờ thần, bàn thờ bà Thiên Y A Na và bài vị phó tướng Trần Đường, người

tập hợp nhân dân theo lời hiệu triệu của Vua Hàm Nghi đánh Pháp trên địa

phận tỉnh Khánh Hoà.

Đình được tặng nhiều sắc phong, tặng vật quý trong đó có sắc phong Thượng Đẳng Thần ghi nhớ công đức của vị Thành Hồng, một quả chuông cổ và một chiếc trống lệnh.

Am Chúa

Vị trí: Am Chúa được xây dựng trên một ngọn núi có tên là núi Đại An

(hoặc núi Dưa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh.

Am Chúa nằm lưng chừng núi Đại An, còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa) thuộc thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Đây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hoà.

2.5.4.3 Thành cổ, Làng cổ

Thành cổ Diên Khánh

Vị trí: Tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Thành cổ Diên Khánh được chúa Nguyễn Ánh xây dựng năm 1793, diện tích khoảng 36.000m2, là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biển vào thế kỷ 17 - 18 ở Tây Âu. Tường thành hình lục giác, 6 cạnh không đều nhau, đắp bằng đất, cao 3.5m. Mặt ngoài gần như

dựng đứng, mặt trong có độ dốc thoải hơn được đắp thành 2 bậc tạo thành đường vận chuyển thuận lợi phía trong. Tại các góc phía trong là bãi đất rộng dùng làm nơi trú quân. Trên mặt thành có các pháo đài bằng đất, cao 2m để đặt đại bác, trên tường thành trồng tre gai kẽm dày và các loại cây có gai khác. Ngoài thành là hào sâu 4 đến 5m, bề rộng chừng 10m, có nơi đến 40m, lòng hào thường xuyên đầy nước.



Hình 4: Thành Cổ Diên Khánh


Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Đông Tây - Tiền (phía Nam) - Hậu (phía Bắc). Trước đây trong thành có Hồng cung, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, sau nữa là dinh Lãnh Binh, phía dưới là dinh Tham Tri, có nhà kho, nhà lao kiên cố.

2.5.4.4 Di chỉ khảo cổ

Đàn đá Khánh Sơn

Khánh Sơn là một huyện miền núi của Khánh Hoà, từ lâu từng được biết đến như một vùng đất của cổ tích, huyền thoại, với nhiều chiến công hiển hách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Từ năm 1979, tại Khánh Sơn đã phát hiện ra những bộ đàn đá, một loại nhạc cụ vào loại cổ xưa nhất của loài người (bộ đàn đá đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên - Việt Nam do một kỹ sư người Pháp (G.Condominas). Tại đây, người ta còn phát hiện ra những dấu hiệu chế tác đàn đá tại chỗ, chứng tỏ những cư dân từ xưa ở nơi này dân tộc Rắclây là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá.

Bia Võ Cạnh

Địa điểm: Tại làng Võ Cạnh phía Tây Nha Trang. Khánh Hoà là vùng đất cổ Chămpa được ghi lại qua dấu tích của bia Võ Cạnh, một di sản văn hoà được phát hiện tại làng Võ Cạnh ở phía Tây Nha Trang và với vô vàn di

tích dành sẵn cho những ai say mê sưu khảo.

Trống đồng Nha Trang

Đây là hai chiếc trống đồng thuộc nền văn hoá Đông Sơn. Trống Nha Trang I có đường kính mặt 52cm, cao 42cm, đường kính chân 57cm, có hoa văn trang trí, giữa mặt trống có hình ngôi sao 12 cánh đúc nổi, xen giữa các cánh là hoa văn hình lông công cách điệu. Các hình hoa văn hình học là gạch ngắn song song, vòng tròn chấm giữa, hoa văn gấp khúc. Vành chủ đạo trên mặt trống là hoa văn 6 hình con chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ. Hai bên thân trống có hai đay quai kép tết hình bông lúa.

Trống Nha Trang II có kích thước cao 50cm, đường kính mặt trống là 62cm, đường kính chân trống là 67,5cm, giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 10 cánh, giữa các cánh sao là các hoa văn gạch ngắn song song.

Sự có mặt của trống đồng Nha Trang I và Nha Trang II đã làm cho diện mạo của thời đại kim khí ở Khánh Hoà càng thêm phong phú. Niên đại của hai chiếc trống này cách ngày nay vào khoảng 2.000 năm. Hai chiếc trống đồng đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Khánh Hoà.

Hình 5 Trống Đồng Nha Trang 2 5 4 5 Bảo tàng  Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà Bảo 2

Hình 5: Trống Đồng Nha Trang


2.5.4.5 Bảo tàng

Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà

Bảo tàng tỉnh Phú Khánh (nay là bảo tàng tỉnh Khánh Hoà) được thành lập theo quyết định số 1329/UB-TC, ngày 13/6/1979 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh (cũ). Đến nay, Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà hiện đang bảo quản gần 10.000 hiện vật gốc, hơn 5.000 tư liệu hình ảnh thuộc về các thời kỳ lịch sử khác nhau, trong đó có nhiều hiện vật thuộc loại quý hiếm. Đã xây dựng

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí