Mục Tiêu An Ninh Quốc Gia, Trật Tự An Toàn Xã Hội

được số sưu tập hiện vật tiêu biểu như sưu tập rìu đá, đồ trang sức bằng đá thuộc văn hoá Xóm Cồn (Cách ngày nay khoảng 3.500 năm), Trống đồng Nha Trang (niên đại Cách đây 2.000 năm), điêu khắc đá Champa (thế kỷ 9 đến thế kỷ 14), tiền cổ (từ thế kỷ 9 đến thế 18), đồ gốm thương mại (từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 18), sưu tập vũ khí trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ...

Viện Hải Dương Học

Địa chỉ: Số 1 Cầu Đá - Nha Trang. Được thành lập năm 1923, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Viện nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi kề ngay cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Đến thăm Viện, Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Nơi đây có cả bộ xương cá Voi khổng lồ dài tới gần 26m, cao 3m với 48 đốt sống được phục chế đầy đủ phục vụ nghiên cứu khoa học và khách tham quan du lịch.

2.5.4.6 Các Lễ hội

Lễ hội Đền Hùng

Địa điểm: Tại Đền Hùng Vương, đường Ngô Gia Tự, TP Nha Trang.

Thời gian: Vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội được tổ chức trang trọng hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch tại đền Hùng Vương, hay còn gọi là đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương, bằng những nghi lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các học sinh trong tỉnh.

Nghi thức trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý

của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”.

Lễ hội Am Chúa

Địa điểm: Tại Am Chúa, thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Thời gian: Ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Tổ chức vào ngày 22/4 âm lịch để tưởng niệm nữ thần Thiên Y A Na được nhân dân trong vùng tôn sùng là Bà Chúa, bà mẹ của xứ sở tại Am Chúa, nơi thờ nữ thần Ponagar (Thiên Y A Na) trên sườn núi Đại An (núi Chúa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh.

Lễ hội Am Chúa không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hoà mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cũng về dự hội.

Lễ hội Cá Voi

Địa điểm: Tại Lăng Ông - TP Nha Trang.

Thời gian: hàng năm tổ chức vào đúng ngày Ông lỵ và hai kỳ Xuân tế, Thu tế. Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá Voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Họ xây lăng thờ cúng gọi là lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá Voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày Ông lỵ (cá Voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày).


2.6 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH KHÁNH HOÀ

2.6.1 Quan điểm về phát triển du lịch

- Phát triển du lịch phải trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn trong tỉnh. Khai thác phải có định hướng và theo quy hoạch.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Phát triển du lịch manh tính bền vững, mang tính dân tộc, tức đi đôi với sự giữ

gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, các di tích cách mạng, tiếp cận kỹ thuật hiện đại nhưng giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc. Tạo các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc kết hợp tính hiện đại có sức hấp dẫn cao.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế để tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời xem trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, phục hồi sức khoẻ… Hợp tác, liên kết với các tỉnh Phú Yên, Đắc Lắc, Ninh Thuận để phát triển du lịch.

2.6.2 Quan điểm về vị trí ngành

Cần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một ngành có tính tác động hiệu quả, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội. Góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội - chính trị làm mục tiêu chính.


2.6.3 Quan điểm đồng bộ các ngành

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội hoá cao, cho nên phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các ngành, các cấp với sự phối hợp đồng bộ nhuần nhuyễn trong xây dựng phát triển và quản lý du lịch.

Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch phải đồng thời với sự quản lý chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo thống nhất của nhà nước, nhằm mang lại một sự phát triển mang tính bền vững.

2.6.4 Quan điểm về cơ cấu kinh tế trong ngành du lịch

Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh doanh du lịch nhằm khai thác mọi khả năng về vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo.


2.7 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ

2.7.1 Mục tiêu về kinh tế

Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành, sao cho du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương ứng với tiềm năng du lịch của địa phương.

2.7.2 Mục tiêu văn hoá - xã hội

Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hoá có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hoá, các lễ hội để phục vụ phát triển du lịch, góp phần tạo điều kiện cho giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên.

2.7.3 Mục tiêu về môi trường

Hoạt động du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác các tài nguyên du lịch.

2.7.4 Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Quy hoạch phát triển du lịch nhằm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, nhưng phải đảm bảo được an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

2.7.5 Mục tiêu hỗ trợ phát triển

Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến, lập kế hoạch. Sự phối hợp giữa các ban ngành tác động tích cực, tạo đà cho sự phát triển du lịch.

Du lịch phát triển hỗ trợ và tạo điều kiện môi trường để các ngành kinh tế xã hội khác cùng phát triển.

2.8 ĐẦU TƯ VÀ KHAI THÁC DU LỊCH CỦA KHÁNH HOÀ

Với tiềm năng du lịch hiện có cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên, du lịch thành phố Nha Trang Khánh Hoà đã phát triển một cách mạnh mẽ, trong đó nổi tiếng là loại hình du lịch biển, đảo và ven đảo. Theo số liệu thống kê thì du lịch biển ở Nha Trang Khánh Hoà chia thành hai mùa chính như sau: từ tháng 1 đến tháng 9 thu hút khách trong nước tham gia hoạt động du lịch tắm biển, tham quan các đảo và ven đảo số lượng khách nước ngoài có nhưng không nhiều. Đây là mùa du lịch cao điểm của thành phố. Từ tháng 10 -12 là mùa mưa nhưng lại thu hút nhiều khách tàu biển nước ngoài đến tham quan, số lượng khách Việt lại hạn chế.

Gần đây Khánh Hoà lại xuất hiện một số chương trình tour mới rất thu hút du khách nước ngoài nói chung và du khách tàu biển nói riêng, đó là tour du lịch nhà vườn, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, các làng chài truyền thống, nhà cổ ở hai phường Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái xã Diên Sơn.

Nói tóm lại, với điều kiện và khí hậu thuận lợi như vậy giúp cho Khánh Hoà có thể phát triển hoạt động du lịch biển quanh năm. Điều đó góp phần đem lại một nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế của tỉnh nhà.

2.8.1 Đầu tư phát triển du lịch khánh hoà

Tỉnh có chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010 như sau: tăng cường thu hút khách, nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch, năm 2010 đón 1.000.000 khách (trong đó 240.000 khách quốc tế), doanh thu đạt 500 tỷ đồng. Tốc độ phát

triển bình quân hàng năm từ 10 - 11%, tỷ trọng trong GDP của dịch vụ - du lịch chiếm khoảng 36% năm 2006.


Bằng các biện pháp và hình thức huy động thích hợp để tích tụ vốn đầu tư để phát triển du lịch như sau:

Khuyến khích vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Quan điểm đầu tư có cân đối, tập trung có trọng điểm theo quy hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Đầu tư tập trung vào cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch gồm:

- Về cơ sở lưu trú: nên phát triển quần thể nhà nghỉ kiểu Trung Bộ trong khu

du lịch làng quê, phát triển cơ sở lưu trú cần cân đối hợp lý.

- Về khu du lịch và cơ sở tham quan, vui chơi giải trí: khai thác xây dựng khu du lịch gắn liền với cảnh quan thiên nhiên với vị trí hấp dẫn của sông nước… có quy mô lớn thu hút và lưu giữ khách.

Tăng cường đầu tư đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao các tiêu chuẩn của ngành, nâng cao trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho xã hội.

Tạo thêm việc làm cho người lao động, năm 2006 số lượng lao động trong ngành du lịch ước khoảng 4.120 người (tăng thêm 1.250 người) và năm 2010 khoảng 7.250 người (tăng thêm 3.130 người). Đồng thời tạo thêm việc làm cho lao động xã hội hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, vận chuyển… phục vụ du lịch.

Chỉ trong vòng 3 năm (2001 - 2003), đã có gần 1.200 tỷ đồng đăng ký đầu tư, với số vốn thực hiện gần 600 tỷ đồng, điển hình là khu du lịch 5 sao Bãi Trũ Đầm Già ở Hòn Tre (450 tỷ đồng), khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Sunrise (73 tỷ đồng) hoạt

động từ tháng 12/2004, dự án Rusalka (Bãi Tiên - Nha Trang) 15 triệu USD, dự án

khu du lịch Sông Lô (Nha Trang) 343 tỷ đồng.

2.8.2 Tình hình thị trường du khách

Trong những năm gần đây, du khách đến Nha Trang ngày càng đông kể cả khách quốc tế và khách nội địa. Như theo thống kê, lượng khách trong những năm qua và tỷ lệ phần trăm so với tổng số khách quốc tế đến thành phố còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. 13.000 du khách chiếm tỷ lế 1.55% ( năm 1995), 23.000 du khách chiếm 2.48% (1996), 14.400 du khách chiếm 1.56% (1997), 12.984 du khách

chiếm 1.49% (1998), 8.490 du khách chiếm 0.87% (1999), 7.300 du khách chiếm

0.66% (2000), 12.405 du khách chiếm 1.12% (11 tháng đầu năm 2001). Theo ông

Đỗ Huy Hoàng trưởng phòng quản lý Cầu Đá cho biết như sau:

Bảng 4: Số lượng du khách tham quan du lịch bằng tàu biển



Năm

1996

1997

1998

1999

2000

Quốc tế

39.581

44.072

43.522

47.433

6.139

Nội địa

102.397

120.954

135.469

178.932

194.916

Tổng cộng

141.978

165.026

180.991

226.365

256.264

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà - 5

(Nguồn quản lý cảng Cầu Đá).

Riêng 7 tháng đầu năm 2001, số lượng khách quốc tế đạt được 36.350 người,

khách nội địa là 160.275 người, tổng cộng số lượng khách là 1.966.250 người.

Qua số liệu cho thấy số du khách tham gia du lịch biển đang có chiều hướng gia tăng từ những năm gần đây, đó là biểu hiện tốt cho du lịch thành phố Nha Trang đang trên đà định hướng du lịch sinh thái biển là hoạt động du lịch chính trong giai đoạn 2001 - 2010.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, du lịch Nha Trang còn có một số mặt hạn chế tác động chưa tích cực đến sự phát triển đó là:


- Kết cấu hạ tầng yếu và chưa đồng bộ.

- Hiệu quả kinh tế và qui mô kinh doanh du lịch chưa tương xứng với tiềm năng trong vùng.

Vì vậy ngành du lịch Nha Trang cần phải khắc phục một cách triệt để. Từ đó doanh thu của tỉnh Khánh Hoà nói chung và Nha Trang nói riêng ngày càng tăng và từ đó làm cho ngành du lịch phát triển vượt bậc.

2.8.3 Dự báo về du khách

Ngành du lịch Khánh Hoà cố gắng đưa ra những chính sách, chiến lược phát triển du lịch nhằm thu hút du khách. Và dựa trên những cơ sở, tiêu chí đó dự báo du khách rất quan trọng nhằm có thể chuẩn bị đón tiếp, phục vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả, không gây lãng phí cũng như thất thoát trong việc đầu tư, kinh doanh du lịch của tỉnh.

Bảng 5: Dự đoán lượng du khách tới Khánh Hoà vào 2010

Đơn vị tính: Ngươi


Loại khách

Năm

2005

2010

Khách quốc tế

213.975

320.970

Khách nội địa

499.280

748.910

Tổng số

712.255

1.069.880

(Nguồn: Tỉnh Khánh Hoà).

2.8.4 Dự báo về buồng, giường

Ngày nay nhu cầu đi du lịch ngày càng cao, thì việc chi vào các loại dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, hàng hoá lưu niệm và các dịch vụ khác không thể thiếu và chi tiêu của du khách cũng cao hơn so với các năm trước. Đối với khách quốc tế thì cơ cấu chi tiêu cao hơn so với khách nội địa.


Bảng 6: Dự đoán số giường của Khánh Hoà tới năm 2010

Đơn vị tính: Giường


Phòng Giường

Năm


2005

2010

Tổng số phòng

4.674

5.141

Phòng quốc tế

3.270

3.598

Tổng số giường

1.685

2.852




Giường quốc tế

7.478

8.225


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/08/2022