Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà - 2

- Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu du lịch một cách bền vững

và có hiệu quả.

- Hạn chế tối đa những tác động môi trường do rác và các chất thải gây nên làm mất vẻ mỹ quan của khu du lịch và gây ô nhiễm môi trường tại những nơi khai thác du lịch sinh thái.

- Tận dụng các hình thức tiếp thị, kích thích các nhu cầu của du khách tìm về khu du lịch đó.

- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái để có thể hiểu biết sâu sắc về văn hoá, lịch sử và các vấn đề về kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là kiến thức về sinh thái.

- Tránh buôn bán các loại động thực vật thuộc phạm vi khu du lịch. Tăng cường số lượng động vật bằng cách thả vào đó những động vật đặc trưng có thể kiểm soát.

- Tìm hiểu những nội quy và cách thức bảo vệ cho một khu du lịch.

- Quy hoạch hệ thống giao thông, tránh tạo ra quá nhiều đường xá không cần thiết, tránh gây ra những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động giao thông đi lại.

- Tạo khoảng cách an toàn đối với các loại động vật trong khu vực.

- Từ những cơ sở ban đầu, những thành quả từ du lịch sinh thái nhất là những nguyên cứu quý giá của các tổ chức du lịch trên quy mô rộng đã có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, để du lịch sinh thái phát triển đúng hướng thì cần thiết thì cần phải quan tâm nhiều hơn về mặt sinh thái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí

Minh, 2003).

Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà - 2

2.2.3 Cơ sở của phát triển bền vững trong DLST

- Giảm tới mức thấp nhất việc cạn kiệt tài nguyên môi trường: Đất, nước ngọt, các thuỷ vực, khoáng sản… Đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế tài nguyên, theo nguyên tắc “Nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng tái tạo tài nguyên đó”.

- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã: bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng phục hồi.

- Duy trì hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn.

- Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động trong khả năng chịu dựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các hệ sinh thái.

(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng Du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí

Minh, 2003).

2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG (DLBV)

2.3.1 Khái niệm DLBV

Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

Tại Hội nghị về môi trường toàn cầu RIO 92 RIO 92 + 5, quan điểm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung là: du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học….

Các tổ chức lớn về bảo tồn lớn như: Quỹ động vật hoang dại và Hiệp hội bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quốc tế - IUCN thiết lập các dự án du lịch sinh thái bền vững như một công ty bảo tồn trên khắp thế giới. Thậm chí cả ngân hàng phát triển cũng đang cố gắng tham gia vào lĩnh vực này.

2.3.2 Mục tiêu của du lịch bền vững

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.

- Duy trì chất lượng môi trường.

Chiến lược để đạt đến du lịch bền vững còn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đang cần cố gắng để được chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống đòi hỏi những tiếp cận và giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch đem lại lợi ích cho môi trường tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyên không có quyền được sử dụng quá mức.

Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải được bảo vệ, phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia, người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành.

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc

gia Hà Nội, 2001).

2.3.3 Nguyên tắc cơ bản phát triển DLBV

- Sử dụng tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội - văn hoá - kinh tế. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.

- Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.

- Duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bậc cho ngành du lịch.

- Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.

- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương: du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu cho du khách.

- Sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng, tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

- Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp

du lịch bền vững, nhằm cải thiện các sản phẩm du lịch.

- Marketing du lịch một cách có trách nhiệm, cung cấp cho du khách thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá khu du lịch, qua đó góp phần thoả mãn nhu cầu của du khách.

- Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích

cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc

gia Hà Nội, 2001).


2.3.4 Nguyên tắc sử dụng sức chứa trong quản lý DLBV

Một phương pháp tiếp cận thông dụng để quản lý du khách là sức chứa, có thể xác định được số lượng du khách lớn nhất nếu vượt quá thì không thể giữ được các điều kiện sinh thái và xã hội thích hợp. Vì rất nhiều lý do mà việc xác định sức chứa về giải trí không đơn giản cũng như không hữu ích.

Một số các nguyên tắc về sức chứa của Stankey và MeCool (1992) và Shelby và Heerlein (1986) ta có thể áp dụng vào Hòn Tằm để mô tả những điều kiện cần thiết cho việc áp dụng sức chứa và giới hạn sử dụng mang tính nhân quả trong các quy định về giải trí. Họ đưa ra 9 điều kiện về sức chứa, cả 9 điều kiện chỉ ra những giới hạn về biện pháp sức chứa, mà còn cho thấy mức độ hiểu biết mà nhà quản lý phải xem xét trong những kế hoạch tương lai của mình.

Điều kiện 1: Phải đạt được sự nhất trí về loại các điều kiện xã hội và nguồn lực thích hợp nhất, bao gồm các loại cơ hội giải trí

Những người có liên quan (nhà quản lý, những người sử dụng) phải đạt được sự nhất trí về các loại cơ hội sẽ cung cấp. Ví dụ: Nếu một nhóm người cho

rằng ở khu vực này hệ cung cấp cơ hội giải trí có động cơ và có đường đi mà nhóm khác lại mong muốn kiểu giải trí không có động cơ và không có đường đi, thì không thể xác định được sức chứa vì đã có một sự khác biệt căn bản về các mức độ sử dụng được phép.

Điều kiện 2: Các hoạt động giải trí và các chuyến đi sẽ được tổ chức phải là nhân tố độc lập về cường độ

Nhiều chuyến đi giải trí đều có tính phụ thuộc vào hay thậm chí còn được gắn liền một cách tích cực với mức độ sử dụng. Ví dụ như: tắm nắng ngoài đảo, mức độ sử dụng có thể không có bất kì ảnh hưởng nào đối với chất lượng chuyến đi.


Điều kiện 3: Phải đạt được sự nhất trí về mức độ tác động có thể chấp

nhận được

Cùng với bất kỳ loại giải trí nào ở mọi khu vực nào, không chỉ riêng Hòn Tằm cũng có những tác động khác nhau. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể loại trừ hay tránh khỏi các tác động mà những gì chúng ta có thể làm là đặt chúng dưới tầm quản lí.

Một điều rất có thể xảy ra là các nhóm người khác nhau có quan tâm đến khu vực này lại có quan điểm rất khác nhau về nội dung mức độ tác động có thể chấp nhận được.

Điều kiện 4: Mối quan hệ rõ ràng giữa mức độ sử dụng và các điều kiện về

xã hội, nguồn lực

Những nhà quản lý phải xây dựng những biện pháp cụ thể để xác định được mối quan hệ giữa lượng sử dụng giải trí và mức độ tác động về sinh thái và xã hội.

Điều kiện 5: Mức độ sử dụng phải được coi là quan trọng hơn cách xử sự

của khách du lịch trong việc xác định độ tác động

Để áp dụng tốt khái niệm sức chứa, mối quan hệ giữa mức độ sử dụng và tác động phải tương đối đơn giản và với điều kiện là các yếu tố khác có ảnh hưởng đến mức độ tác động phải ở mức độ tối thiểu.

Điều kiện 6: Cơ quan quản lý khu du lịch phải quản lý việc ra vào của khu

vực

Ngay cả khi tất cả các điều kiện từ 1 đến 5 thoả mãn, cơ quan quản lý này vẫn phải quản lý việc ra vào khu vực được bảo vệ, để có thể thực hiện giới hạn sức chứa. Nếu không có sự quản lý này thì cơ quan quản lý không có khả năng gây ảnh hưởng đến việc ra vào khu vực được bảo vệ và con số sức chứa chẳng có ý nghĩa gì hơn là những con số trên giấy tờ.

Điều kiện 7: Cơ quan quản lý khu vực bảo tồn phải có nguồn lực

(nhân viên, nguồn tài chính, thông tin… ) để quản lý việc thực hiện giới

hạn sức chứa

Một điều chắc chắn là sức chứa giải trí được thực hiện thông qua việc áp đặt một giới hạn về việc sử dụng giải trí. Rõ ràng là việc thực hiện sức chứa đòi hỏi một cam kết tài chính lâu bền và trong một khoảng thời gian dài mà đây là điều nhiều tổ chức không thể hoặc không muốn làm.

Bên cạnh đó, sự hiểu biết của giới chính trị gia và sự ủng hộ của họ đối với việc thực hiện các giới hạn sử dụng thường không phải có được mỗi khi ta cần đến.

Điều kiện 8: Phải đạt được sự nhất trí về mục tiêu của hệ thống đo kiểm

trong việc thực hiện sức chứa.

Trong các trường hợp nhu cầu vượt quá sức chứa, thì mức độ sử dụng phải được đo kiểm bằng các hoạt động quản lý. Những mục tiêu của hệ thống đo kiểm này phải được xác định rõ ràng trước khi thiết kế hệ thống đó.

Điều kiện 9: Phải đạt được sự nhất trí về việc giới hạn sức chứa thể hiện số người đến thăm khu vực đó ở mức tối tối ưu

Mặc dù vấn đề này chưa bao giờ được đề cập một cách rõ ràng. Như ở Bắc Mỹ nơi mà sức chứa đã được thiết lập, thì điều kiện này lại có quan hệ rất khăng khít với việc quản lý các giới hạn. Ví dụ: nếu mức độ sức chứa thể hiện số khách du lịch tối đa được phép, và sức chứa vượt quá nhu cầu thực tế (mức độ sử dụng), thì bất kì sự thiếu hiệu quả nào trong phương thức hoạt động của hệ thống đo kiểm đều có thể được lượng thứ một cách dễ dàng.

(Nguồn: Kreg Lindberg, Donald E. Hawkins - Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho

các nhà lập kế hoạch và quản lý - NXB. Cục môi trường, 1999).


2.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG

2.4.1 Làng du lịch ở Australia

Tiêu chuẩn chọn lựa (đặc trưng)

- Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ.

- Độ cao nhà của <=3 tầng.

- Kiến trúc: Nhà kiểu mới hay cổ phải hài hoà, cân bằng.

Tiêu chuẩn sinh thái

- Nông - lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử

dụng hoá chất nông nghiệp.

- Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3km, đặc biệt là đường cao tốc.

- Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng.

- Hàng hoá và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết, bán các sản phẩm địa phương.

- Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng, hoà hợp với môi trường,

phù hợp với cả người địa phương và trẻ em.

Tiêu chuẩn xã hội và du lịch

- Dân số cực đại của làng <=1.500 người.

- Nhà nghỉ: <= 25% nhà địa phương.

- Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương.

- Tránh xây khách sạn lớn.

- Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du

lịch.

- Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc rất ít cơ sở dịch vụ như làm dầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách, dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường (hệ thống đường mòn, đường đi dạo).

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học

quốc gia Hà Nội, 2001).

2.4.2 ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu

(Ecomost = European Community Models of Sustainable Tourism)

Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây ban Nha đây là một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Âu. Theo mô hình Ecomost, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chính là:

Bền vững về mặt sinh thái: bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học - phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái.

Bền vững về văn hoá - xã hội: bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy mọi

quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng.

Bền vững về kinh tế: đảm bảo hiệu quả về kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:

- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ bản sắc văn hoá.

- Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách.

- Không làm gì gây hại cho sinh thái.

Ecomost đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các nhân tố:

- Thành tố văn hoá xã hội: dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn

bản sắc văn hoá.

- Thành tố du lịch: thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo

trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở, giải trí.

- Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn, sự quan tâm đến môi trường.

- Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch.

Ecomost xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí