Mô Hình Du Lịch Bền Vững Ở Hoàng Sơn – Trung Quốc

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc

gia Hà Nội, 2001).

2.4.3 Mô hình du lịch bền vững ở Hoàng Sơn – Trung Quốc

Hoàng Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền Đông Trung Quốc. Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoàng Sơn đầy danh lam thắng cảnh này đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như:

- Số loài động, thực vật giảm xuống. Sự xây dựng các công trình, đường xá và đường cáp treo qua núi cùng với dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc làm tổn hại đến thảm thực vật rừng.

- Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên. Xây dựng tràn lan

ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó.

- Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch các hệ thống thuỷ văn. Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước được xây dựng để đảm bảo cung cấp nước cho khách du lịch.

- Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách. Ở vào thời kỳ cao điểm, hàng ngày có đến 8.000 khách tới tham quan.

- Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Một số rác thải sinh hoạt lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước.


Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra, chính

quyền đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm:

- Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động hành chính và kế hoạch cần thiết.

- Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước.

- Phân tán du lịch ra một khu rộng lớn.

- Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến tham

quan một khu du lịch cụ thể nào đó.

- Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên.

- Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch. Như

vậy, cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa.

- Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan và các đặc

tính của địa phương.

- Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và đề cao sự giảm áp

lực đến hệ sinh thái.

- Tạo lập vườn thực vật và khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ cho công

việc bảo tồn gen và cho dự án khôi phục thảm thực vật.

- Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường.

Khu du lịch Hoàng Sơn vẫn còn tồn tại một vài biểu hiện suy thoái, nhưng các biện pháp kế hoạch cần thiết để đạt được một sự phát triển du lịch bền vững đã được lập và thi hành.

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc

gia Hà Nội, 2001).


2.4.4 Khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí HARMONY, Vịnh MAHO đảo VIRGIN

Khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí được thiết kế xây dựng theo nguyên tắc phát triển sinh thái bền vững. Nơi này đã sử dụng rộng rãi các nguyên liệu tái sinh, sử dụng các sản phẩm và nước đạt hiệu quả cao. Mỗi một phòng khách được sắp đặt cẩn thận, làm tối đa tác động qua lại để du khách đều cảm thấy có môi trường bên ngoài.

Cách thức làm cho du khách giảm thiểu việc sử dụng nước bằng một bài trình bày bằng phim đèn chiếu vào buổi tối và thảo luận, có các tour đi tham quan trang thiết bị để học hỏi về xây dựng, tính tự lực và các tập tục bảo tồn.

Các du khách cũng được giới thiệu một chương trình đào tạo gọi là “chương

trình bốn giờ cho cán bộ công nhân viên”, trong đó họ có thể làm việc và học hỏi

về “du lịch có trách nhiệm”. Việc điều hành khu quần thể ngay bản thân nó là một hoạt động diễn giải liên tục. Ví dụ:

- Mời ăn chay để khách có thể trải qua cách thức ăn giảm lượng thực phẩm

xuống.

- Nướng bánh trong lò nướng bằng năng lượng mặt trời và bán trong cửa hàng cùng với thông tin đi kèm về bản thân lò nướng.

- Yêu cầu du khách vét sạch đĩa ăn và để riêng thức ăn thừa để làm thức ăn cho

gia súc hoặc làm phân trộn.

- Mỗi phòng khách có một máy vi tính để xây dựng và theo dõi năng lượng sử dụng trong phòng. Khách có thể sau đó quyết định làm thế nào để họ sẽ tiêu trong khuôn khổ ngân sách của mình về sử dụng trang thiết bị nào và trong bao lâu.

(Nguồn: William T. Borrie F. McCool và Goerge H. Stankey - Hhướng dẫn cho

các nhà lập kế hoạch và quản lý, tập 2).


2.5 TỔNG QUAN VỀ KHÁNH HOÀ

2.5.1 Vị trí địa lý tỉnh khánh hoà

Khánh Hòa có diện tích 5.257 km2, dân số 1.031.262 người (1/4/1999). Phía Bắc giáp Phú Yên, phía Tây giáp Đắc Lắk, Lâm Đồng, Nam giáp Ninh Thuận, Đông giáp Biển Đông. Khánh Hoà cách thủ đô Hà Nội 1.278km, TPHCM - 450km, Huế - 630km, Đà Nẵng - 520km, Quy Nhơn 240km, Buôn Ma Thuộc - 195km, Đà Lạt - 240km, Phan Thiết - 260km, Cần Thơ 630 km. Nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi cho du lịch.


Hình 1: Bản Đồ địa lý tỉnh Khánh Hoà.

Khánh Hoà là tâm điểm của các tỉnh lân cận. Với điều kiện dễ lưu thông liên lạc và địa hình đa dạng mang đến cho Khánh Hoà một tiềm năng du lịch rất lớn.

Thủ phủ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang. Là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, an dưỡng, nghỉ mát, chữa bệnh lớn nhất nước. Nha Trang có diện tích tự nhiên là 238 km2, dân số 436.500 người, mật độ là 2.300 người/km2 (1/4/1999). Chỉ sau 25 năm giải phóng, diện tích thành phố đã tăng lên gấp 3 lần và dân số tăng lên gấp 4 lần.

Với điều kiện vị trí địa lý của Khánh Hoà như vậy rất thuận lợi cho việc phát

triển các loại hình du lịch nhất là du lịch sinh thái.

2.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.5.2.1 Kinh tế

Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế trong 3 năm vừa qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của từng năm tăng từ 7 - 11%, cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng tính cực: giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. GDP bình quân đầu người liên tục tăng theo từng năm: năm 2002 đạt 7.796.512 đồng/người, năm 2003 đạt 8.458.000 đồng/người.

Đến năm 2004 đạt 10.552.513 đồng/người. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhà máy mới được đưa vào sử dụng, góp phần làm tăng nhanh giá trị sản xuất của nhiều ngành kinh tế.

2.5.2.2 Diện tích và dân số

Diện tích tự nhiên: 5.197 km2, đất tự nhiên của hơn 200 đảo: trên 600 km2. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2005 dân số toàn tỉnh Khánh Hoà là 1.110.000 người với tốc độ tăng dân trung bình khoảng 1,34%. qui mô và tỷ lệ gia tăng dân số ở Khánh Hoà trong 3 năm gần đây thể hiện như sau:

Bảng 1: Dân số và tỷ lệ tăng dân số qua các năm


Năm

Qui mô dân số (người)

Tỷ lệ tăng dân số (%)

2002

1.086.639

1,45

2003

1.101.218

1,34

2004

1.110.000

1,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà - 3

(Nguồn: Cục thống kê Khánh Hoà)

Phân bố dân cư ở Khánh Hoà không đều, ở các thành phố, thị xã có mật độ dân cư tương đối cao như Cam Ranh. Số dân và tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn ở Khánh Hoà thể hiện như sau:

Bảng 2: Phân bố dân cư trong tỉnh Khánh Hoà


Đơn vị

hành chính

Số dân ở địa phương (Người)

Tỷ lệ dân (%)

Đô thị

Nông thôn

Đô thị

Nông thôn

Nha Trang

269.000

72.000

78,9

21,1

Ninh Hoà

21.860

203.214

9,7

90,3

Vạn Ninh

20.164

105.702

16,0

84,0

Diên Khánh

20.631

120.074

14,6

85,4

Khánh Vĩnh

4.114

25.903

13,7

86,3

Cam Ranh

88.636

123.044

41,9

58,1

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 2005 các địa phương).

Nhìn chung, dân số khu vực nông thôn trong 3 năm gần đây ở Khánh Hoà chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 60% tổng dân số.

Bảng 3: Tỷ lệ phân bố dân cư qua các năm


Năm

Tỷ lệ dân đô thị (%)

Tỷ lệ dân nông thôn (%)

2002

39,57

60,43

2003

39,46

60,54

2004

40,12

59,88


(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường các địa phương).

Lực lượng lao động: 46,6% dân số.

Mật độ dân số: 203 người/km2.

Cộng đồng các dân tộc anh em, có 32 dân tộc chung sống trên địa bàn tỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3%, dân tộc Ra-glay 3,4%, dân tộc Hoa 0,86%, dân tộc Cơ Ho 0,34%, dân tộc Eđê 0,25%.

Để khai thác thế mạnh của dân tộc và tôn giáo phục vụ du lịch cần quan tâm đến những đặc trưng phong tục, tập quán, lối sống, văn hoá, bản sắc của từng dân tộc, từng tôn giáo.

Qua số liệu thống kê từ năm 2002 - 2005 ta thấy: Khánh Hoà có một lực lượng lao động rất lớn được phân bố đều khắp tỉnh, đó là điều kiện thuận lợi để sử dụng nguồn lao động này vào hoạt động du lịch hiện nay, mang lại việc làm cho nhiều người dân trong tỉnh.

2.5.2.3 Giáo dục

Trong những năm qua, mức đầu tư cho ngành giáo dục luôn chiếm trên 20% tổng ngân sách địa phương. Với những nổ lực không ngừng, ngành quyết tâm phấn đấu đưa nền giáo dục Khánh Hoà phát triển mạnh, góp phần cung ứng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

Thành tựu nổi bật của ngành giáo dục - đào tạo Khánh Hoà trong những năm qua là sự phát triển mạnh mẽ về quy mô giáo dục. Năm học 2002 - 2003, số lượng học sinh ở các cấp học, bậc học, hệ giáo dục đều đạt và vượt mức kế hoạch. Đặc biệt, quy mô giáo dục ở các xã miền núi đã có chuyển biến mạnh mẽ: số lượng học sinh tăng nhanh qua từng năm học.

Tại thời điểm năm 2003, toàn tỉnh có gần 150 học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Cùng với sự phát triển về quy mô giáo dục, ngành giáo dục đào tạo Khánh Hoà đã không ngừng nổ lực nâng cao chất lượng giáo dục.


2.5.3 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải miền Trung nằm ở khu vực phía Đông Việt Nam, là nơi đầu tiên đón ánh nắng mặt trời. Khánh hoà với những ưu đãi của thiên nhiên về cảnh quan, khí hậu cùng với những nền tảng về lịch sử, nhân văn đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong cả nước. Nghị quyết số 63/HDBT đã xác định Nha Trang tỉnh Khánh Hoà là một trong 10 trung tâm du lịch của cả nước.

2.5.3.1 Địa hình

Là một tỉnh nằm ở phần cuối của dãy Trường Sơn, cấu trúc địa hình chủ yếu là dạng địa hình miền núi, bán sơn địa, diện tích đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là những đồng bằng nhỏ hẹp có độ nghiêng chung của địa hình từ Tây sang Đông. Địa hình có thể tạm chia ra các vùng núi và bán sơn địa, vùng đồng bằng, vùng bờ biển và vùng thềm ven biển.

Vùng núi và bán sơn địa

Hầu hết nằm phía Bắc, Tây Bắc và về phía Tây của tỉnh, có nhiều núi cao hiểm trở nối tiếp nhau trùng điệp, gắn với dãy Trường Sơn hùng vĩ, bốn mùa xanh tươi có nhiều suối, nhiều hồ.

Vùng đồng bằng

Diện tích khoảng 187.000 ha. Trong đó diện tích đất trồng lúa nước khoảng trên 35.000 ha gồm đồng bằng lớn Nha Trang - Diên Khánh và đồng bằng Ninh Hoà cùng với một số đồng bằng ven biển ở Cam Ranh và Vạn Ninh.

Vùng bề biển và thềm ven biển

Đổ dài bề biển khoảng 385 km (Tính theo mép nước) là một trong những đoạn khúc khuỷ nhất Việt Nam. Cùng với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng thu hút khách du lịch.

2.5.3.2 Khí hậu

Khánh Hoà có khí hậu gió mùa cận xích đạo, khô ráo và có trên 300 ngày nắng trong năm, Nha Trang ít bị ảnh hưởng gió bão, giờ nắng hàng năm: 2.380 giờ, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai dòng hải lưu nóng lạnh không xa ngoài khơi.

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.745mm. Ơ đây không thấy biểu hiện rõ rệt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Thời tiết quanh năm mát mẻ, ôn hoà, không oi bức và có gió nồm Đông Nam luôn thổi vào.

Riêng khu vực thành phố Nha Trang mưa chỉ kéo dài 2 tháng thuận lợi cho mùa du lịch dài ngày và có thể tổ chức du lịch quanh năm. Nơi này chiệu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu Đại Dương nên tương đối ôn hoà. Thời tiết quanh năm mát mẻ, không quá nóng, cũng không lạnh quá. Nhiệt độ trung bình hàng năm: 26,70C. Nhiệt độ cao nhất 39,50C, độ ẩm tương đối: 80,5%.

Ngay cả trong ngày nóng nhất, thời tiết Nha Trang cũng vẫn ôn hoà, không khí mát mẻ dễ chiệu do có gió rất thích hợp cho mùa du lịch.

2.5.3.3 Tài nguyên biển

Biển Khánh Hoà thuộc hệ thống ven hồ, thuộc loại có độ sâu bậc nhất của biển Việt Nam và tiếp giáp rất gần với Đại Dương. Đáy biển có độ dốc cao, gồ ghề, bao gồm tầng tầng, lớp lớp những rạn san hô, là nơi lưu trú của hàng triệu sinh vật biển.

Khánh Hoà có vịnh Cam Ranh, nơi được xếp vào một trong ba hải cảng có điều kiện tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60 km2 và độ sâu trung bình 18 - 20 m nước, xung quanh là núi và đảo Bình Ba chắn sóng tạo nên một vùng vịnh lý tưởng quanh năm yên tỉnh, thậm chí ngay cả trong ngày bảo lớn.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí