Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà - 1


Luận văn

Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu

du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội phát triển, nhu cầu đời sống của con người được nâng cao. Do đó sự can thiệp của con người vào tài nguyên môi trường đang làm cho sự suy thoái tài nguyên môi trường một cách trầm trọng như: giới hạn sinh thái bị phá vỡ, các thành phần môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và gây nhiều thảm hoạ.

Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, trong đó du lịch sinh thái là cách đưa mọi người về với cội nguồn để họ hiểu được lợi ích của thiên nhiên, từ đó mới có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Du lịch sinh thái bền vững không những là công cụ bảo vệ tài nguyên môi trường tốt mà còn mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao động trong vùng.

Tuy nhiên, tài nguyên và môi trường du lịch ở tất cả các vùng trong cả nước trong đó có Khánh Hoà đang bị những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế xã hội, có nguy cơ giảm sút và suy thoái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững (DLBV). Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do những hiểu biết về tài nguyên và môi trường du lịch còn chưa được đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Với xu thế phát triển du lịch sinh thái và sự ổn định của môi trường sinh thái trong giai đoạn phát triển bền vững, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà”.


Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà - 1

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang

Khánh Hoà.

- Xây dựng chương trình DLBV cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm dựa trên các tiêu chí kinh tế, văn hoá, môi trường phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng của khu du lịch sinh thái Hòn Tằm nhằm tạo nên một khu du lịch PTBV đầu tiên cho Nha Trang Khánh Hoà.

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong thực tế.

- Hoạch định kinh tế trong từng mô hình du lịch của đề tài nguyên cứu, phù hợp với tất cả đối tượng.

- Chương trình có những nét đặc trưng riêng, là một bước đổi mới trong du lịch

sinh thái Khánh Hoà.

- Chương trình du lịch sinh thái được xây dựng không chỉ đem lại thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy nền kinh tế trong tỉnh phát triển mà còn phải gắn liền với công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững tương lai.

1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1 Khảo sát hiện trạng khu du lịch sinh thái Hòn Tằm

- Khảo sát hiện trạng môi trường du lịch và hoạt động du lịch.

- Khảo sát hiện trạng môi trường do tác động của hoạt động du lịch.

- Khảo sát thị hiếu của du khách đối với khu du lịch sinh thái Hòn Tằm trong

cuộc sống hiện nay.

- Khảo sát hiện trạng của khu du lịch sinh thái Hòn Tằm về kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường từ ban quản lý.


1.4.2 Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho Hòn Tằm

- Nghiên cứu một số mô hình sinh thái bền vững và lựa chọn mô hình thích hợp áp dụng cho Hòn Tằm.

- Đánh giá tiềm năng phát triển của khu du lịch.

- Phân khu vùng.

- Xây dựng phương thức quản lý - chương trình du lịch bền vững.

- Nhận định hiệu quả khi áp dụng chương trình.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phương pháp luận

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kỳ ngành nào cũng cần đạt ba mục tiêu cơ bản là:

- Bền vững kinh tế.

- Bền vững tài nguyên môi trường.

- Bền vững về văn hoá và xã hội.

Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc.

Xu thế phát triển ngày nay thì du lịch sinh thái được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, và là loại hình duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

1.5.2 Phương pháp cụ thể

- Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Khánh Hoà, các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Khánh Hoà và tài liệu du lịch sinh thái, du lịch bền vững…

- Đi thực tế tại Hòn Tằm và các khu du lịch sinh thái trong tỉnh Khánh Hoà, quan sát, ghi chép, chụp ảnh…

- Tiềm hiểu và nghiên cứu sự phát triển của Hòn tằm hiện nay và trong tương

lai, từ đó có kế hoạch phát triển Hòn Tằm.

- Tham khảo các mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững trên thế giới, và xây dựng cho Hòn Tằm chương trình phát triển du lịch bền vững.

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh về sở thích có thể sử dụng dạng phiếu tra lời “có” hay “không” đối với khách tham quan du lịch.

- Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm bằng phương pháp tổng hợp tài liệu và so sánh giữa chương trình du lịch hiện tại và chương trình du lịch bền vững của Hòn Tằm.

- Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu, nhằm khai thác thông tin từ

ban quản lý, các hộ dân sinh sống và tham gia kinh doanh du lịch tại đây.

- Số lượng phiếu điều tra dành cho khách tham quan là 100 phiếu câu hỏi.


Rừng

Khu A

Khu Trung Tâm

Khu B

Điểm xuất phát

Điểm kết thúc

Biển

Vị trí phát phiếu điều tra theo sơ đồ sau:


Hình 1: Sơ đồ phát phiếu điều tra ở Hòn Tằm.


I HẠN ĐỀ TÀI

1.6 GIỚ

Không xây dựng chương trình phát triển bền vững cho toàn bộ các khu du lịch ở Nha Trang - Khánh Hoà mà chỉ áp dụng riêng đối với khu du lịch sinh thái Hòn Tằm, vì khu du lịch sinh thái Hòn Tằm hội đủ các tiêu chí để tiến tới phát triển bền vững.


2.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI (DLST)

Tại hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Vậy du lịch sinh thái là:

- Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên phát huy giá trị tài nguyên.

- Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về

bảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan.

- Du lịch trực tiếp mang lại nhiều nguồn lợi ích về kinh tế và cải thiện

phúc lợi cho cộng đồng.

- Loại hình du lịch phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

- Giảm tối đa tác hại của du lịch đến môi trường tự nhiên.

Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả bốn yếu tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững cùng với vai trò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

(Nguồn: Lê Huy Bá - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2005).

2.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA DU LỊCH SINH THÁI

2.2.1 Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (kinh tế, sinh thái và xã hội) cho cộng đồng địa phương, DLST lấy các cơ sở sau để phát triển:

- Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá.

- Giáo dục môi trường.

- Phải có tổ chức nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi trường.

- Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường.

(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí

Minh, 2003).

2.2.2 Nguyên tắc quản lý du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù làm đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững.

Khi quy hoạch hay thiết kế các khu du lịch sinh thái hay muốn phát triển

DLST cần phải tuân 4 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Yếu tố môi trường sinh thái đặc thù

khu du lịch sinh thái phải thực sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định, có đủ sức hấp dẫn du khách. Mặc khác, các nhà quản lý cũng cần xem xét khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái đó như thế nào. Khả năng gánh chiệu tải lượng ô nhiễm là bao nhiêu. Trong thời gian là bao lâu.

Do vậy, cần đánh giá tác động lên hệ sinh thái một cách nghiêm túc, chứ nhất thiết không thể qua loa như loại hình du lịch khác. Vì chúng ta biết, đối với các khu bảo tồn thêm một quãng đường đi là rút ngắn năm lần quãng đường sinh tồn của nó.

Nguyên tắc thứ hai: Yếu tố thẩm mỹ sinh thái

Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giải quyết trọn vẹn trước khi quy hoạch và phát triển hành động. Mặt khác cũng nên phân loại du khách theo các hình thức du lịch nghiên cứu, thưởng ngọn hay vui chơi, thậm chí kể cả xác định lượng khách tối đa cho mỗi lần thăm quan để không gây xáo trộn mỹ quan sinh thái, số người tham quan du lịch nếu quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú và mong đợi. Nếu thẩm mỹ sinh thái bị phá hoại thì du khách sẽ chán nản và không muốn quay trở lại khu du lịch này nữa.

Nếu muốn tăng sự hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phong phú các loại hình du lịch sinh thái, điều này sẽ dễ gây ra việc xâm hại các mỹ quan sinh thái. Do đó các nhà quy hoạch và thiết kế khu du lịch sinh thái phải thật sự cân nhắc kỹ các yếu tố thẩm mỹ sinh thái này.

Nguyên tắc thứ ba: Yếu tố kinh tế

Phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn nói chung ở các khu du lịch

sinh thái nói riêng phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phí sinh thái.

Mặc khác, du lịch sinh thái cũng nhằm mục đích nâng cao đời sống kinh tế của cư dân bản địa. Cũng cần tính đến việc huấn luyện dân địa phương biết chuyên môn về sinh thái du lịch, tạo công ăn việc làm cho họ.

Nguyên tắc thứ tư: Yếu tố xã hội

Khi xây dựng một khu vực thành khu du lịch sinh thái không quên mang theo một chức năng văn hoá xã hội. Điều có thể xảy ra là có sự bất hoà giữa cư dân địa phương, truyền thống văn hoá, tập tục sinh hoạt của cư dân địa phương bị du khách, nhất là du khách không có ý thức cao làm xáo trộn, tổn hại đến sinh thái nơi này.

Phải gắn những hoạt động du lịch với việc nâng cao nhận thức xã hội cho các cư dân địa phương. Vì vậy, cần khai thác các nguyên tắc trên theo cơ cấu du lịch sinh thái như sau:

- Tăng cường nô lực bảo vệ lợi ích của du lịch sinh thái ở khu vực đó bằng cách mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn khu vực, tôn trọng nền văn hoá bản địa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/08/2022