4.11. Có sự khác biệt giữa giới tính và lý do dẫn đến quyết định đi du lịch không?
Nam quan tâm nhiều đến các hoạt động vui chơi, giải trí cho mình và những người xung quanh hơn so với nữ. Nam có thái độ đồng tình cao hơn nữ đối với lý do dẫn đến quyết định đi du lịch là gia đình / bạn bè / tổ chức lâu rồi không có cơ hội cùng nhau vui chơi, giải trí. Có hơn một nửa nam lựa chọn lý do trên. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nữ thì chỉ khoảng 38%.
4.12. Có sự khác biệt giữa tuổi tác và lý do dẫn đến quyết định đi du lịch không?
Những người trong độ tuổi còn đi làm thường đi du lịch chủ yếu để nghỉ ngơi và xả stress sau những ngày tháng lao động vất vả. Trong khi đó, những người lớn tuổi (trên 50) chủ yếu đi du lịch là để có cơ hội cho cả nhà/cả nhóm cùng nhau vui chơi, giải trí. Đối với những người trong độ tuổi còn đi học (18 - 22) thì chọn đi vì cả hai lý do trên. Đa số những người từ 50 tuổi trở xuống đều cho rằng mệt mỏi sau một thời gian lao động, học tập chính là lý do kích thích họ quyết định đi du lịch (trên 60%). Trong khi đó, đối với những người trên 50 tuổi thì việc mọi người trong gia đình / nhóm lâu rồi không có cơ hội cùng nhau vui chơi, giải trí mới là lý do chính (gần 60%). Điều này cũng tương tự đối với những người trong độ tuổi từ 18 đến 22 với trên 50% trong số họ đã lựa chọn lý do trên.
Những người trên 50 tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi lời giơi thiệu của người khác rồi dẫn đến quyết định đi du lịch hơn là những người từ 50 tuổi trở xuống. Có đến 41.2% những người trên 50 tuổi chọn lý do này khi quyết định đi du lịch trong khi tỷ lệ này ở những người ít tuổi hơn thì rất thấp. Cao nhất cũng chỉ khoảng 18% của những người trong độ tuổi 18 đến 22.
Biểu đồ Tuổi * Ấn tượng bởi lời giới thiệu của người khác
4.13. Có sự khác biệt giữa dự định đi du lịch và lý do dẫn đến quyết định đi du lịch không?
Đa số những người dự định đi du lịch trong nước là vì mệt mỏi sau một thời gian lao động học tập (trên 60%) và mọi người trong gia đình / nhóm lâu rồi không có cơ hội cùng nhau vui chơi, giải trí (trên 50%). Trong khi đó, đối với những người dự định đi du lịch nước ngoài thì phần lớn không chọn hai lý do trên mà có một bộ phận không nhỏ trong số họ chọn sở thích đi du lịch mới là lý do kích thích (gần 40%).
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Và Định Vị Thương Hiệu (Brand Positioning)
- Trong Thời Gian Sắp Tới (Từ Nay Đến Hết Năm 2009), Khách Hàng Sẽ Dự Định Đi Du Lịch Ở Đâu?
- Khách Hàng Quan Tâm Đến Các Tiêu Chí Nào Khi Quyết Định Lựa Chọn Một Tour Du Lịch?
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty du lịch Eden Travel đến năm 2015 - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
4.14. Có mối tương quan nào giữa các nguồn thông tin tham khảo của đáp viên không?
Có một mối tương quan đồng biến giữa nguồn thông tin tham khảo từ gia đình và nguồn thông tin tham khảo từ bạn bè/người quen của đáp viên khi họ quyết định đi du lịch. Họ càng bị ảnh hưởng bởi những ý kiến đóng góp cho việc đi du lịch từ gia đình bao nhiêu thì họ càng bị ảnh hưởng bởi những ý kiến đóng góp từ bạn bè/người quen bấy nhiêu. Tuy nhiên lại có sự tương quan nghịch biến giữa gia đình và truyền hình, internet trong việc ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của đáp viên. Họ càng bị
ảnh hưởng bởi những thông tin được cung cấp bởi gia đình thì họ càng không bị ảnh hưởng bởi những thông tin khi xem trên truyền hình và xem trên mạng internet.
4.15. Có sự khác biệt về độ tuổi đối với mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin tham khảo không?
Đại đa số những người trẻ tuổi (23 - 30) không quan tâm nhiều đến ý kiến của gia đình khi lựa chọn mua một tour du lịch. Điều này hoàn toàn trái ngược với những người từ 22 trở xuống và trên 30 tuổi. Đối với những người trên 50 tuổi, ngoại trừ các lời khuyên, ý kiến từ gia đình của mình thì họ rất ít bị ảnh hưởng bởi các thông tin trên báo chí, truyền hình và internet.
Biểu đồ tuổi* nguồn thông tin tham khảo (1: hoàn toàn không ảnh hưởng; 5: hoàn toàn ảnh hưởng)
4.16. Có sự khác biệt về thu nhập đối với mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin tham khảo không?
Những người có thu nhập khá (trên 6.5 triệu đồng/tháng) thường khá khó tính trong việc tham khảo thông tin khi quyết định mua một tour du lịch. Họ không dễ dàng tin tưởng vào các thông tin trên báo chí khi quyết định lựa chọn một tour du lịch ưng ý. Trong khi đó, những người có thu nhập thấp hơn (từ 3 đến 4.5 triệu đồng/tháng) thì bày tỏ thái độ trung lập.
Biểu đồ thu nhập hàng tháng * báo chí (1: hoàn toàn không ảnh hưởng; 5: hoàn toàn ảnh hưởng)
4.17. Có sự khác biệt về trình độ học v?n của đáp viên đối với mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin tham khảo không?
Những người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống hầu hết đều không dùng internet để tham khảo thông tin trước khi quyết định đi du lịch. Điều này hoàn toán trái ngược lại với một số người có trình độ học vấn trên đại học.
Biểu đồ học vấn * internet (1: hoàn toàn không ảnh hưởng; 5: hoàn toàn ảnh hưởng)
4.18. Có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân của đáp viên đối với mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin tham khảo không?
Ngoại trừ gia đình, những người có gia đình không bị ảnh hưởng bởi các thông tin tham khảo từ báo chí, internet trong việc tham khảo thông tin khi quyết định đi du lịch. Trong khi đó, những người độc thân thì tỏ thái độ trung lập đối với tất cả nguồn thông tin tham khảo trên.
Biểu đồ tình trạng hôn nhân * gia đình, báo chí, internet (1: hoàn toàn không ảnh hưởng; 5: hoàn toàn ảnh hưởng)
4.19. Có sự khác biệt về đối tượng đi du lịch chung hoặc mua tour cho của đáp viên đối với mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin tham khảo không?
Những người đi du lịch chung với gia đình thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong gia đình/nhóm trong việc chọn lựa một tour du lịch (4.1). Trong khi đó, những người đi du lịch chung với bạn bè và với đồng nghiệp thì không quan tâm lắm đến ý kiến của họ(2.91 và 2.42).
4.20. Có sự khác biệt về độ tuổi đối với các tiêu chí quan tâm khi lựa chọn một tour du lịch?
Đại đa số những người trong độ tuổi vừa mới ra trường đại học để đi làm thường không quan tâm nhiều đến các thành viên gia đình/nhóm của mình khi lựa chọn một tour du lịch. Điều này lại không đúng đối với những người dưới 23 và trên 30 tuổi, những người trong độ tuổi từ 23 đến 30 thường khá quan tâm đến các thành viên trong gia đình / nhóm của mình khi quyết định lựa chọn một tour du lịch. Trái lại với những người trẻ tuổi, những người trên 50 thường không quan tâm nhiều đến việc lưu trú cũng như các dịch vụ tại đây khi đi du lịch.
Trong tất cả các độ tuổi, duy nhất chỉ có những người từ 18 - 22 là không quan tâm đến tiêu chí hướng dẫn viên.
Biểu đồ tuổi * các tiêu chí quan tâm khi mua tour (1: hoàn toàn không quan tâm; 5: hoàn toàn quan tâm)
4.21. Có sự khác biệt giữa những người có trình độ học vấn khác nhau trong việc đánh giá các tiêu chí khi lựa chọn một tour du lịch không?
Những người có trình độ học vấn không chính thức và từ THPT trở xuống thích tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt tập thể trong chuyến đi. Tuy nhiên những người có trình độ học vấn trên ĐH thì lại không thích tham gia.
4.22. Có sự khác biệt giữa những người thu nhập khác nhau trong việc đánh giá các tiêu chí khi lựa chọn một tour du lịch không?
Những người có thu nhập khá (trên 6.5 triệu đồng/tháng) quan tâm nhiều đến thương hiệu của công ty du lịch hơn những người có thu nhập thấp hơn.
Biểu đồ thu nhập * các tiêu chí quan tâm khi mua tour (1: hoàn toàn không quan tâm; 5: hoàn toàn quan tâm)
4.23. Có sự khác biệt giữa những người có đối tượng đi du lịch chung hoặc mua tour cho khác nhau trong việc đánh giá các tiêu chí khi lựa chọn một tour du lịch không?
Khi đi du lịch một mình, khách hàng càng dễ dàng trong việc lựa chọn thời điểm thuận lợi để thực hiện chuyến đi. Khác hẳn với những người đi du lịch chung với người khác, họ bày tỏ thái độ trung lập đối với thời điểm dự định sẽ đi du lịch trong năm.
Khi đi du lịch chung với đồng nghiệp hoặc mua tour cho đồng nghiệp, những người trong các công ty, xí nghiệp và cơ quan rất quan tâm đến vấn đề bảo hiểm du lịch.
Biểu đồ đối tượng đi du lịch chung/mua tour cho * các tiêu chí quan tâm khi mua tour (1: hoàn toàn không quan tâm; 5: hoàn toàn quan tâm)
4.24. Có sự khác biệt giữa những người có tình trạng hôn nhân khác nhau trong việc đánh giá các tiêu chí khi lựa chọn một tour du lịch không?
Những người có gia đình rất quan tâm đến các thành viên trong gia đình/nhóm của mình trước khi lựa chọn một tour du lịch cho phù hợp (4.07). Trong khi đó thì những người độc thân lại bày tỏ thái độ trung lập đối với tiêu chí này (3.42).
4.25. Có mối tương quan nào giữa các tiêu chí không?
Có một mối tương quan đồng biến giữa giá tour với các chi phí trong chuyến đi và các chương trình khuyến mãi trong việc lựa chọn một tour du lịch của đáp viên. Họ càng quan tâm đến giá tour bao nhiêu thì họ càng quan tâm đến các chi phí trong chuyến đi và các chương trình khuyến mãi nhiều bấy nhiêu.
Có một mối tương quan đồng biến trong sự quan tâm của đáp viên giữa môi trường tự nhiên của điểm đến với môi trường văn hóa, kinh tế và chính trị - xã hội của điểm đến. Họ càng quan tâm đến môi trường tự nhiên của điểm đến thì họ càng quan tâm đến môi trường văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội của điểm đến.
4.26. Có sự khác biệt về giới tính đối với các loại hình du lịch yêu thích không?
Nam thích hình thức du lịch khám phá hơn so với nữ. Hơn một nữa nam giới chọn loại hình du lịch này trong khi nữ giới chỉ có khoảng 30% lựa chọn.
4.27. Có sự khác biệt về độ tuổi đối với các loại hình du lịch yêu thích không?
Những người từ 30 tuổi trở xuống có hơn một nửa thích loại hình du lịch khám phá. Trái lại thì trên 30 tuổi có rất ít người chọn loại hình du lịch này (chỉ khoảng 23%)
4.28. Có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân đối với các loại hình du lịch yêu thích không?
Tỷ lệ những người độc thân/góa thích đi du lịch khám phá (trên 46%) cao hơn hẳn những người đã có gia đình thích loại hình du lịch này (chỉ khoảng 26%).
4.29. Có sự khác biệt về độ tuổi đối với thời điểm thường đi du lịch trong năm không?
Đa số những người trong độ tuổi còn đi học và những người lớn tuổi rất thích đi du lịch vào dịp hè. Có hơn 80% những người trong nhóm tuổi từ 22 trở xuống và trên 50 thường xuyên đi du lịch vào dịp hè. Trong khi đó thì tỷ lệ này ở những người từ 23 đến 50 chỉ chiếm khoảng phân nửa(56%).
Biểu đồ tuổi * hè
4.30. Có sự khác biệt về độ tuổi đối với chi phí trung bình cho mỗi chuyến đi không?
Càng lớn tuổi, người ta càng chi nhiều tiền hơn cho việc đi du lịch. Tỷ lệ những người chấp nhận chi từ 5 đến 10 triệu/chuyến càng tăng ở những người có tuổi càng lớn. Có hơn 70% những người từ 22 tuổi trở xuống thường bỏ ra trung bình dưới 5 triệu đồng / chuyến du lịch. Những người từ 31 đến 50 tuổi có tỷ lệ chịu bỏ ra trung bình trên 10 triệu / chuyến du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại (hơn 25%)
Biểu đồ tuổi * Chi phí trung bình/người/chuyến
4.31. Có sự khác biệt về thu nhập đối với chi phí trung bình cho mỗi chuyến đi không?
Thu nhập càng cao, người ta càng chi nhiều tiền hơn cho việc đi du lịch. Tỷ lệ những người có thu nhập trên 6.5 triệu đồng/tháng sẵn sàng chi trên 10 triệu đồng/chuyến du lịch cao hơn hẳn tỷ lệ này ở những người có thu nhập thấp hơn.
Biểu đồ thu nhập hàng tháng * Chi phí trung bình/người/chuyến
4.32. Có sự khác biệt dự định đi du lịch đối với chi phí trung bình cho mỗi chuyến đi không? Những người đi du lịch nước ngoài sẳn sàng chi cho một chuyến đi du lịch nhiều tiền hơn so với những người đi du lịch trong nước. Trên 80% những người đi du lịch trong nước chi từ 1 đến dưới 5 triệu đồng cho một chuyến du lịch. Trong khi đó, khoảng 3/4 những người đi du lịch nước ngoài sẳn sàng chi trên 5 triệu đồng cho một chuyến đi của mình. Với họ thì chi phí trung bình trên 10 triệu đồng cho một chuyến đi là số tiền mà họ thường bỏ ra nhất.
Biểu đồ hình thức dự định đi du lịch * Chi phí trung bình/người/chuyến
4.33. Có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân đối với chi phí trung bình cho mỗi chuyến đi không? Những người đã có gia đình chi tiêu trung bình cho một người trong chuyến đi cao hơn những người độc thân/góa. Hơn 66% những người độc thân/góa chỉ chấp nhận chi dưới 5 triệu đồng/chuyến. Trong khi đó thì có hơn 63% những người đã có gia đình sẳn sàng chi từ 5 triệu đồng trở lên cho một chuyến đi du lịch.
Biểu đồ tình trạng hôn nhân * Chi phí trung bình/người/chuyến
4.34. Có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân đối với hình thức lưu trú khi đi du lịch không?
Khi chưa có gia đình/góa, người ta dễ chấp nhận lưu trú tại nhà trọ/nhà nghỉ hoặc nhà người thân, bạn bè hơn là những người đã có gia đình. Có gần 20% những người độc thân/góa chấp nhận ở nhà trọ/nhà nghỉ hoặc nhà người thân, bạn bè khi đi du lịch trong khi tỷ lệ này ở những người đã có gia đình chỉ có khoảng 2% mà thôi.
Biểu đồ tình trạng hôn nhân * hình thức lưu trú
4.35. Có sự khác biệt về giới tính đối với việc yêu cầu các loại hình dịch vụ tại điểm lưu trú không?
Nam thích loại hình dịch vụ xông hơi tại nơi lưu trú hơn nữ. Có một bộ phận nam giới rất thích loại hình dịch vụ này (khoảng hơn 1/5). Trong khi đó thì nữ có rất ít người sử dụng (chỉ khoảng 7%).
Nam thích loại hình dịch vụ hồ bơi hơn nữ. Với gần 50% nam yêu cầu trong khi nữ chỉ có khoảng 30% yêu cầu loại hình dịch vụ này.
Biểu đồ giới tính * hồ bơi, xông hơi
4.36. Có sự khác biệt về độ tuổi đối với việc yêu cầu các loại hình dịch vụ tại điểm lưu trú không? Những người trong độ tuổi từ 23 đến 50 có tỷ lệ những người thích sử dụng dịch vụ massage nhiều hơn hẳn những người trong hai nhóm còn lại với gần 30% so với chỉ khoảng 10% những người dưới 23 và trên 50.
Những người trên 50 có tỷ lệ yêu thích dịch vụ xông hơi cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại (khoảng 30%).
Biểu đồ tuổi * massage, xông hơi
4.37. Có sự khác biệt về thu nhập đối với việc yêu cầu các loại hình dịch vụ tại điểm lưu trú không?
Thu nhập càng cao, người ta càng thích đi massage, xông hơi. Tỷ lệ những người có thu nhập từ 4.5 triệu đồng/tháng trở lên yêu cầu dịch vụ massage, xông hơi cao hơn tỷ lệ này ở những người có thu nhập thấp hơn.
Biểu đồ thu nhập hàng tháng * massage, xông hơi
4.38. Có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân đối với việc yêu cầu các loại hình dịch vụ tại điểm lưu trú không?
Những người độc thân/ góa thường sử dụng dịch vụ xông hơi tại nơi lưu trú nhiều hơn những người đã có gia đình. Có hơn 20% những người chưa có gia đình/góa thường xuyên yêu cầu dịch vụ này tại nơi lưu trú. Nhiều hơn so với 10% những người đã có gia đình thường yêu cầu nó.
4.39. Có sự khác biệt về giới tính đối với các hoạt động trong khoảng thời gian tự do không?
Trong khoảng thời gian tự do thì nữ thường thích đi mua sắm nhiều hơn nam. Có đến hơn 70% nữ lựa chọn hoạt động này. Còn nam thì một nửa thích, một nửa còn lại thì không.
4.40. Có sự khác biệt về giới tính khi đánh giá một hướng dẫn viên không?
Đa số nữ hầu như không quan tâm đến khía cạnh giới tính của hướng dẫn viên. Trong khi đó, nam lại có sự đánh giá không đồng đều (Std Deviation = 1.498). Nhìn chung thì nam hầu như không quan tâm
lắm đến giới tính của hướng dẫn viên nhưng trong đó cũng có nhiều người lại rất quan tâm. Đa số trong số họ thích một hướng dẫn viên nữ đi chung với mình nhiều hơn là một hướng dẫn viên nam.
Trái ngược hẳn với những người thích đi du lịch chung với gia đình, bạn bè và đi một mình, những người đi du lịch chung với người yêu / vợ rất thích những tour du lịch cao cấp.
Biểu đồ đối tượng đi du lịch chung/mua tour cho * thích mua những tour du lịch cao cấp (1: hoàn toàn không đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý)
4.41. Có sự khác biệt về thu nhập đối với khoảng thời gian lên kế hoạch đi du lịch không?
Thu nhập càng cao thì người ta càng kỹ lưỡng trong việc lên kế hoạch đi du lịch. Có khoảng 60% những người có thu nhập từ 4,5 triệu đồng/tháng trở lên lên kế hoạch đi du lịch trước trên 2 tuần đến trên 3 tháng cho mỗi lần đi du lịch. Trong khi đó, 60% những người có thu nhập thấp hơn thì chỉ cần lên kế hoạch trong vòng 1 đến 2 tuần.
Biểu đồ thu nhập hàng tháng * khoảng thời gian lên kế hoạch đi du lịch
4.42. Có sự khác biệt về độ tuổi đối với việc đánh giá các bất lợi của việc đi du lịch dưới dạng mua tour không?
Những người lớn tuổi là nhóm người rất cần nhiều thời gian tự do, sự thoải mái trong chuyến đi. Bằng chứng là họ có tỷ lệ những người cho rằng ràng buộc về chương trình là nhược điểm của đi du lịch dưới dạng mua tour chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn những người còn lại với hơn ¾ lượng người đồng tình.
4.43. Có sự khác biệt về độ tuổi đối với ý thức trung thành với một công ty du lịch không?
Những người trong độ tuổi từ 23 đến 30 có tỷ lệ trung thành thấp hơn hẳn so với những người trong các nhóm tuổi còn lại với chỉ khoảng 40% lượng người trung thành. Nhóm tuổi có tỷ lệ trung thành cao nhất là từ 31 đến 50 tuổi với 66% lượng người trong độ tuổi này.
Biểu đồ tuổi * sự trung thành