Xây dựng ngưỡng thông số sinh lý mủ trên một số dòng vô tính cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg - 19


3 Hướng sử dụng

- Định hướng năng suất mủ cao, trồng đại trà cho các vùng trồng cao su thuận lợi ở Đông Nam Bộ, Kampuchia, Nam Lào và vùng Tây Bắc;


DÒNG VÔ TÍNH RRIV 2

1 Nguồn gốc

- Xuất xứ: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982;

- Phổ hệ: RRIC 110 x RRIC 117

- Tên gốc: LH 82/156

- Công nhận giống: được Bộ NN&CNTP công nhận giống khu vực hóa năm 1994 (Quyết định số 1394 QĐ/NN-KHKT ngày 11/10/1994), khuyến cáo Bảng I trong cơ cấu giống cao su của Tổng Công ty Cao su Việt Nam giai đoạn 2002 - 2005.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

2 Đặc tính cơ bản

- Sinh trưởng: sinh trưởng rất khỏe cả trong thời gian KTCB và giai đoạn khai thác, tăng trưởng trong khi cạo khá đến cao;

Xây dựng ngưỡng thông số sinh lý mủ trên một số dòng vô tính cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg - 19

- Năng suất: năng suất khởi đầu trung bình và có xu hướng tăng dần vào các năm sau, năng suất bình quân đạt 1,3 tấn/ha/năm ở 5 năm đầu khai thác;

- Đặc tính hình thái: thân thẳng, tán thấp và rậm ở giai đoạn non, về sau cao, thoáng, phân cành trung bình, cành tự rụng và lưu lại một vài cành lớn;

- Chống chịu bệnh hại: nhiễm trên trung bình đến dễ nhiễm bệnh nấm hồng, nhiễm trung bình bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá, nhiễm Corynespora nhẹ đến trung bình;

- Thông số sinh lý mủ: hàm lượng đường sucrose rất thấp, lân vô cơ thấp, thiols thấp và TSC rất cao cho thấy hoạt động trao đổi chất trung bình và không ổn định;

- Đặc tính cao su: mủ nước màu trắng, mủ đông màu ngà, hàm lượng mủ khô trung bình, độ dẻo ban đầu Po khá (37), chỉ số lưu giữ độ dẻo PRI khá (68), độ nhớt Mooney trên trung bình (68).


3 Hướng sử dụng

- Không còn khuyến cáo sản xuất từ năm 2006 do năng suất thấp hơn nhiều dvt khác.

- Lưu ý: là giống triển vọng cho hướng sản xuất gỗ – mủ.


DÒNG VÔ TÍNH RRIV 3

1 Nguồn gốc

- Xuất xứ: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982;

- Phổ hệ: RRIC 110 x RRIC 117

- Tên gốc: LH 82/158

- Công nhận giống: được Bộ NN&CNTP công nhận giống khu vực hóa năm 1994 (Quyết định số 1394 QĐ/NN-KHKT ngày 11/10/1994), khuyến cáo Bảng I (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên có cao trình dưới 600 m và Nam Trung Bộ) trong cơ cấu giống cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.

2 Đặc tính cơ bản

- Sinh trưởng: khỏe trong thời gian KTCB, tăng trưởng trong khi cạo khá;

- Năng suất: năng suất khởi đầu khá và tăng dần vào các năm sau, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm ở 5 năm đầu và đạt 2 tấn/ha/năm từ năm thứ 5 trở đi;

- Đặc tính hình thái: thân thẳng, nhiều cành nhỏ, tán rậm ở giai đoạn KTCB và cây tơ nhưng về sau thưa;

- Chống chịu bệnh hại: nhiễm nhẹ đến trung bình các bệnh quan trọng, nhiễm Corynespora nặng ở Đông Nam Bộ;

- Chống chịu ngoại cảnh đặc biệt: tương đối kháng gió nhưng chịu rét kém;

- Đặc tính cao su: mủ nước hơi vàng, mủ đông màu ngà, hàm lượng mủ khô trung bình, độ dẻo ban đầu Po trung bình (33), chỉ số lưu giữ độ dẻo PRI cao (95), độ nhớt Mooney dưới trung bình (55).


3 Hướng sử dụng

- Không còn khuyến cáo sản xuất từ năm 2008 do nhiễm nặng bệnh Corynespora.


DÒNG VÔ TÍNH RRIV 4

1 Nguồn gốc

- Xuất xứ: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982;

- Phổ hệ: RRIC 110 x PB 235

- Tên gốc: LH 82/182

- Công nhận giống: được Bộ NN&CNTP công nhận giống khu vực hóa năm 1994 (Quyết định số 1394 QĐ/NN-KHKT ngày 11/10/1994), khuyến cáo Bảng I trong cơ cấu giống cao su của Tổng Công ty Cao su Việt Nam giai đoạn 2002 - 2005.


2 Đặc tính cơ bản

- Sinh trưởng: sinh trưởng khỏe và phát triển nhanh ở các năm đầu (giai đoạn KTCB), tăng trưởng trong khi cạo dưới trung bình đến kém;

- Năng suất: sản lượng rất cao từ những năm đầu, năng suất trung bình 5 năm đầu đạt trên 2,1 tấn/ha/năm tại Đông Nam Bộ;

- Đặc tính hình thái: thân thẳng, tròn, tán cao, hẹp, hơi thưa, phân cành cao, kích thước cành cấp 1 trung bình;

- Chống chịu bệnh hại: nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh nấm hồng, nhiễm trung bình đến dễ nhiễm bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá, nhiễm Corynespora nặng ở Đông Nam Bộ đặc biệt là vùng đất xám;

- Chống chịu điều kiện bất thuận: kháng gió kém;

- Đặc tính cao su: mủ nước màu trắng, mủ đông sáng màu và ít bị oxy hóa, hàm lượng cao su khô (DRC) rất cao, độ dẻo ban đầu Po cao (40), chỉ số lưu giữ độ dẻo PRI cao (80), độ nhớt Mooney trên trung bình (66).


3 Hướng sử dụng

- Không còn khuyến cáo sản xuất từ năm 2008 do nhiễm nặng bệnh Corynespora và dễ gãy đổ do gió báo.

- Lưu ý: vỏ nguyên sinh và tái sinh hơi mỏng.


DÒNG VÔ TÍNH RRIV 5

1 Nguồn gốc

- Xuất xứ: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982;

- Phổ hệ: RRIC 110 x RRIC 117

- Tên gốc: LH 82/198

- Công nhận giống: được Bộ NN&CNTP công nhận giống khu vực hóa năm 1994 (Quyết định số 1394 QĐ/NN-KHKT ngày 11/10/1994). Khuyến cáo Bảng I (Đông Nam Bộ) trong cơ cấu giống cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

2 Đặc tính cơ bản

- Sinh trưởng: sinh trưởng rất khoẻ và đống đều trong giai đoạn KTCB ở vùng thuận lợi, tăng vanh khá trong khi cạo;

- Năng suất: khá cao, sớm, trung bình 5 năm đầu đạt 2 tấn/ha/năm tại Đông Nam Bộ, đáp ứng thấp với chất kích thích mủ, năng suất giảm khi cạo gần gốc;

- Đặc tính hình thái: thân cong và cành cấp 1 lớn, tán nặng ở những năm đầu KTCB;

- Chống chịu bệnh hại: nhiễm bệnh phấn trắng và nấm hồng trên trung bình, chưa nhiễm Corynespora;

- Chống chịu điều kiện bất thuận: chịu rét trung bình, chịu hạn kém;

- Thông số sinh lý mủ: hàm lượng đường sucrose thấp, lân vô cơ khá cho thấy hoạt động tái tạo mủ ở mức trung bình và đáp ứng kích thích dưới trung bình, hàm lượng thiols cao và TSC dưới trung bình đưa đến thuận lợi về dòng chảy;

- Đặc tính cao su: mủ nước trắng, mủ đông màu sẩm, hàm lượng mủ khô dưới trung bình, độ dẻo ban đầu Po cao (41), chỉ số lưu giữ độ dẻo PRI cao (96),


độ nhớt Mooney trung bình (62), mủ chín có màu vàng rơm (màu Lovibond 4,5), không thích hợp chế biến cấp hạng cao su màu sáng như L, thích hợp cho các cấp hạng CV.

- Khả năng nhân ghép: khỏe trong vườn nhân, nhiều mắt, dễ ghép sống.

3 Hướng sử dụng

- Trồng quy mô vừa (Bảng II) ở vùng thuận lợi thuộc Đông Nam Bộ.

- Lưu ý:

+ Không thích hợp với vùng khô hạn và vùng đất dốc, không thích hợp trồng hàng kép do thân cong nên có xu hướng nghiêng ra khoảng trống;

+ Các năm đầu KTCB không cắt ngọn tạo tán, cần cân chỉnh cây lệch tán.


DÒNG VÔ TÍNH RRIV 106

1 Nguồn gốc

- Xuất xứ: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, lai tạo năm 1983;

- Phổ hệ: RRIC 110 x PB 252

- Tên gốc: LH 83/85

- Công nhận giống: được Bộ NN&PTNT công nhận giống khu vực hóa năm 1994 (Quyết định số 3492 QĐ/NN-KHKT ngày 09/9/1999), khuyến cáo Bảng II ở vùng thuận lợi (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung) trong cơ cấu giống cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

2 Đặc tính cơ bản

- Sinh trưởng: khỏe trong thời gian KTCB ở vùng thuận lợi thuộc Đông Nam Bộ và Miền Trung, tăng vanh trong khi cạo trung bình;

- Năng suất: đạt năng suất rất cao từ các năm đầu, năng suất trên mặt cạo BO-1 đạt 2,5 – 3 tấn/ha/năm tại Đông Nam Bộ, năng suất khá ở vùng có điều kiện khô hạn như Bình Thuận, Ngọc Hồi - Kon Tum;

- Đặc tính hình thái: thân thẳng, tròn, nhiều cành nhỏ, tán trung bình, cân đối, không có ưu thế ngọn, ít cong nghiêng trong giai đoạn KTCB ở vùng thuận lợi;

- Độ dày vỏ: vỏ nguyên sinh và tái sinh dày trên trung bình;


- Chống chịu bệnh hại: nhiễm nhẹ các bệnh phấn trắng, héo đen, nấm hồng và Corynespora;

- Chống chịu điều kiện bất thuận: chịu rét dưới trung bình, chịu hạn khá;

- Thông số sinh lý mủ: hàm lượng đường sucrose thấp, thiols khá, lân vô cơ và TSC cao chứng tỏ hoạt động trao đổi chất tích cực;

- Đặc tính mủ cao su: mủ nước trắng, hàm lượng mủ khô (DRC) khá cao (35%), đạt cấp hạng latex loại I, tuy nhiên mủ đông màu xám nhạt bề mặt dù được xử lý chống oxy hóa bề mặt cốm vẫn bị xám khi tiếp xúc không khí chỉ trong thời gian ngắn, độ dẽo ban đầu Po rất thấp (<25) tương ứng với độ nhớt Mooney cũng rất thấp (~40), tuy nhiên chỉ số duy trì độ dẽo PRI rất cao (>100) chứng tỏ có khả năng chống chịu lão hóa cao, mủ chín có màu nâu tối (màu Lovibond 10), không thích hợp chế biến các cấp hạng cao su L, 3L hoặc latex cô đặc, có thể chế biến RSS hoặc các cấp hạng cao su từ mủ đông như SVR 10.

3 Hướng sử dụng

- Khuyến cáo trồng đại trà cho các vùng trồng cao su thuận lợi ở Đông Nam Bộ và vùng khá thuận lợi ở Nam Trung Bộ với định hướng năng suất mủ cao;

- Lưu ý:

+ Các năm đầu KTCB không cắt ngọn tạo tán.

+ Nhân giống bằng ghép mắt có tỷ lệ sống thấp hơn nhiều giống phổ biến khác.


DÒNG VÔ TÍNH PB 235

1 Nguồn gốc

- Xuất xứ: Trạm Prang Besar, Công ty Golden Hope, Malaysia, lai tạo năm 1955;

- Nhập nội vào Việt Nam năm 1978;

- Phổ hệ: PB 5/51 x PB S/78;

- Công nhận giống: được Bộ NN&PTNT công nhận giống sản xuất diện rộng năm 1993 (Quyết định số 289 QĐ/NN-KHKT ngày 17/7/1993), khuyến cáo Bảng I trong cơ cấu giống cao su của Tổng Công ty Cao su Việt Nam từ năm 1991 đến


2001. Quy mô đã trồng ở Việt Nam: Chiếm tỷ lệ cao nhất trên diện tích cao su trồng từ 1976-2000 (34,7%), cao nhất ở Đông Nam Bộ (36,6 %), Tây Nguyên (29,7%) và miền Trung (16,6%).

2 Đặc tính cơ bản

- Sinh trưởng: khỏe ở vùng thuận lợi, giúp rút ngắn thời gian KTCB so với một số giống phổ biến cùng thời điểm như GT 1 và RRIM 600 từ 6 tháng đến 1 năm ở Đông Nam Bộ, tuy nhiên sinh trưởng không trội hơn nhiều so với GT 1 trong giai đoạn KTCB ở vùng bất thuận (Tây Nguyên có cao trình trên 600 m và Duyên hải miền Trung), tăng trưởng trong khi cạo khá;

- Năng suất: năng suất thay đổi theo điều kiện môi trường, năng suất cao sớm ở vùng thuận lợi Đông Nam Bộ nhưng trung bình ở vùng bất thuận Tây Nguyên, năng suất rất cao ở các nước có điều kiện thuận lợi như tại Malaysia có thể đạt tới 2,5 – 3 tấ/ha/năm, năng suất tập trung vào các tháng cuối năm, năng suất giảm khi cạo gần gốc;

- Đặc tính hình thái: thân thẳng, tròn đều, tán rậm trung bình về sau tán nhỏ với 1-2 cành chính vươn rất cao, phân cành cân đối ở giai đoạn đầu, về sau cành thấp tự rụng;

- Độ dày vỏ: vỏ nguyên sinh dày trung bình, tái sinh vỏ tốt;

- Chống chịu bệnh hại: dễ nhiễm bệnh phấn trắng; nhiễm trung bình bệnh héo đen đầu lá và nấm hồng, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh Corynespora, mẫn cảm với khô miệng cạo;

- Chống chịu ngoại cảnh đặc biệt: kháng gió kém;

- Thông số sinh lý mủ: hàm lượng đường sucrose rất thấp thấp, lân vô cơ khá, thiols và TSC cao chứng tỏ hoạt động trao đổi chất tích cực.

- Đặc tính cao su: Mủ nước hơi vàng, mủ đông màu sáng, ít bị oxy hóa, chỉ số duy trì độ dẽo PRI cao (85), độ nhớt Mooney cao (78).


3 Hướng sử dụng

- Không còn khuyến cáo sản xuất đại trà do diện tích trồng PB 235 đã quá nhiều, bên cạnh đó dvt này nhiễm phấn trắng nặng ở khu vực Tây Nguyên và rất dễ bị khô miệng cạo.

- Lưu ý:

+ Nên áp dụng chế độ cạo cường độ thấp;

+ Cần lưu ý trong việc áp dụng chất kích thích mủ vì dễ dẫn đến hiệu quả trái ngược nếu sử dụng không đúng cách;

+ Dễ gãy đổ, đặc biệt ở giai đoạn đầu khai thác;


DÒNG VÔ TÍNH PB 255

1 Nguồn gốc

- Xuất xứ: Trạm Prang Besar, Công ty Golden Hope, Malaysia, lai tạo năm 1955;

- Nhập nội vào Việt Nam năm 1978;

- Phổ hệ: PB 5/51 x PB 32/36;

- Công nhận giống: được Bộ NN&PTNT công nhận giống khu vực hóa năm 1994 (Quyết định số 1393 QĐ/NN-KHKT ngày 11/10/1994), khuyến cáo Bảng I trong cơ cấu giống cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam từ năm 1999 đến nay.

2 Đặc tính cơ bản

- Sinh trưởng: sinh trưởng khá trong giai đoạn KTCB ở vùng thuận lợi, biến thiên lớn theo điều kiện môi trường, phát triển chậm trong điều kiện kém thuận lợi, tăng trưởng khá ở giai đoạn thu hoạch mủ;

- Năng suất: năng suất rất cao ở vùng thuận lợi, bình quân 10 năm đầu không kích thích đạt 2 tấn/ha/năm và đạt 2,5 - 3 tấn/ha/năm với chế độ cạo có kích thích từ năm cạo thứ 4 trở đi, đáp ứng tốt với chất kích thích;

- Đặc tính hình thái: thân hơi cong, phân cành sớm, tán thấp;

- Độ dày vỏ: vỏ nguyên sinh dày và cứng, tái sinh vỏ trung bình;

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí