Xác định hàm cầu nhập khẩu vật tư nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới lấy ví dụ phân bón Urê - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Nguyễn Thế Hòa


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

1.2 Một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 9

1.4 Phạm vi nghiên cứu của luận án 9

1.5 Phương pháp nghiên cứu 10

1.6 Những đóng góp của luận án 10

1.7 Kết cấu của luận án 11

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẦU NHẬP KHẨU URÊ CHO NÔNG NGHIỆP 12

2.1 Vai trò của urê với sản xuất nông nghiệp 12

2.2 Các nhân tố cơ bản tác động tới cầu nhập khẩu urê 17

2.3 Cung, cầu phân đạm của một số thị trường lớn trên thế giới 28

2.4 Mô hình cầu nhập khẩu của Leamer 37

2.5 Mô hình cầu nhập khẩu các nhân tố 46

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CUNG, CẦU URÊ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 49

3.1 Thực trạng tiêu dùng urê ở Việt nam 49

3.2 Thực trạng cung urê ở Việt Nam 66

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH HÀM CẦU NHẬP KHẨU URÊ CỦA VIỆT NAM, DỰ BÁO LƯỢNG NHẬP KHẨU URÊ TRONG CÁC NĂM TỚI VÀ KIẾN NGHỊ 85

4.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam 85

4.2 Khả năng phát triển sản xuất urê & phân bón có liên quan trong nước 88

4.3 Xác định hàm cầu nhập khẩu urê 90

4.4 Dự báo lượng cầu nhập khẩu urê cho các năm 2007, 2008, 2009 107

4.5 Đánh giá thực trạng cung cầu phân đạm của VN qua hàm cầu NK urê 113

4.6 Kiến nghị một số giải pháp nhằm ổn định & phát triển thị trường urê 119

KẾT LUẬN 127

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 129

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ LỤC 136

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Việt

Viết đầy đủ tiếng Anh

CĐN

Cố định đạm


ĐC

Đối chứng


BVTV

Bảo vệ thực vật


CEE

Trung & ĐôngÂu

Central &East European

CIF

Giá cả hàng nhập khẩu tính cả phí bảo hiểm

Cost, Insurance and Freight


và vận chuyển


CIS

Cộng đồng các quốc gia độc lập

Commonwealth of



Independent States

NN&CNTP

Nông nghiệp &Công nghiệp thực phẩm


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


EEC

Cộng đồng kinh tế Châu Âu

European Economic



Community

EFMA

Hiệp hội sản xuất phân bón Châu Âu

European Fertilizer



Manufacturers Association

ECU

Đơn vị tiền tệ chung Châu Âu

European Currency Unit

EU

Liên minh Châu Âu

European Union

EU15

Liên minh Châu Âu gồm 15 nước Tây Âu


FAO

Tổ chức nông nghiệp và lương thực (Liên

Food and Agricultural


hiệp quốc)

Organization

FOB

Giá cả hàng xuất khẩu chưa tính phí bảo

Free On Board


hiểm, vận chuyển


HST

Hệ sinh thái


IFIA

Hiệp hội phân bón quốc tế

International Fertilizer



Industry Association

IMF

Quĩ tiền tệ quốc tế

International Monetary



Fund

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

Intergrated Pest



Management

KHKT

Khoa học kỹ thuật


LT

Tổng sản lượng lương thực


NK

Nhập khẩu


NN

Nông nghiệp


NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHTM

Ngân hàng Thương mại


SL

Sản lượng


SX

Sản xuất


SXNN

Sản xuất nông nghiệp


TB

Trung bình


TN

Thu nhập


TT

Thị trường


UBKHNN

Uỷ ban kế hoạch Nhà nước


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Xác định hàm cầu nhập khẩu vật tư nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới lấy ví dụ phân bón Urê - 1


Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Việt

Viết đầy đủ tiếng Anh

UBNN

Uỷ ban nhân dân


VND

Đồng Việt Nam


VTNN

Vật tư nông nghiệp


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization

XK

Xuất khẩu


1995/96

Thời gian canh tác nông nghiệp tính cho



một năm kể từ vụ đông năm 1995 cho đến



vụ hè thu năm 1996



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2-1: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt 13

Bảng 2-2: Tiêu dùng và nhập khẩu N của EU15 giai đoạn 1989/90-1997/98 31

Bảng 3-1: Sản lượng lương thực có hạt đạt được trong giai đoạn 1990-2006 51

Bảng 3-2: Các nông sản xuất khẩu chủ yếu của VN 53

Bảng 3-3: Tiêu thụ phân vô cơ ở Việt Nam giai đoạn 1985/86-2004/2005 57

Bảng 3-4: Mức tiêu thụ các chất dinh dưỡng cơ bản trên mỗi ha 59

Bảng 3-5: Lượng phân chuồng mỗi năm của các loại gia súc 61

Bảng 3-6: Tỉ lệ các chất dinh dưỡng có trong phân chuồng 62

Bảng 3-7: Dân số và số lượng đàn gia súc của VN 62

Bảng 3-8: Lượng các chất dinh dưỡng cơ bản từ 63

Bảng 3-9: Khả năng tiết kiệm đạm khoáng của phân vi sinh cố định nitơ 64

Bảng 3-10: Hiệu quả sử dụng phân vi sinh cố định nitơ 64

Bảng 3-11: Giá Urê (FOB) năm 2004 và 2005 tại Baltic và Persian Gulf 71

Bảng 3-12: Giá Urê (FOB) năm 2005 và 2006 tại Baltic và Persian Gulf 71

Bảng 3-13: Tình hình NK khẩu phân vô cơ của VN giai đoạn 1990-2005 75

Bảng 3-14: Những doanh nghiệp nhập nhiều urê trong tháng 2/2007 81

Bảng 4-1: Số liệu thống kê về lượng urê NK, sản lượng lương thực, giá 95

Bảng 4-2: Phân phối F cho ( , , ) = ( , 0, 1) trong mô hình 99

Bảng 4-3: Các kết quả kiểm định DF về nghiệm đơn vị 100

Bảng 4-4: Các giá trị đặc trưng cho kiểm định DW = 0 102

Bảng 4-5:Kiểm định đồng tích hợp giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích 102 Bảng 4-6: Kết quả mô hình hồi qui (4-16) 104

Bảng 4-7: Kết quả mô hình hồi qui (4-17) 104

Bảng 4-8: Dự báo giá thực của urê, sản lượng lương thực và lượng cung urê .109 Bảng 4-9: Dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình cho các năm 112

Bảng 4-10: Dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình cho các năm 113


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2-1:Cung-cầu lương thực thế giới giai đoạn 1995-2005 15

Hình 2-2: Cầu nhập khẩu khi hàng hóa sản xuất 40

Hình 3-1: Tổng sản lượng lương thực của VN giai đoạn 1986-2006 52

Hình 4-1: Cầu nhập khẩu urê khi urê nhập khẩu là hàng hóa thay thế 93

Hình 4-2: Lượng urê nhập khẩu của VN giai đoạn 1986-2006 94

Hình 4-3: Giá thực của urê tại thị trường VN giai đoạn 1986-2006 95

Hình 4-4: Tổng sản lượng lương thực của VN giai đoạn 1986-2006 96

Hình 4-5: Lượng cung urê trong nước giai đoạn 1986-2006 96

Hình 4-6: Tổng diện tích canh tác nông nghiệp giai đoạn 1986-2006 96

Hình 4-7: Năng suất lúa của VN giai đoạn 1986-2006 97


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Sau 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã thực sự thay đổi về chất, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tăng trưởng rất mạnh trong hầu hết các ngành, đặc biệt trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nước ta từ một nền kinh tế rất lạc hậu, khủng hoảng triền miên và thiếu lương thực trầm trọng trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới với mức xuất khẩu ổn định trên 4 triệu tấn/năm, chỉ sau Thái Lan, đảm bảo an ninh lương thực. Sản xuất nông nghiệp đã thực sự là chỗ dựa vững chắc để chúng ta tiến hành Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Trong khi giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp nhưng một trong những vật tư nông nghiệp quan trọng là phân bón urê - sản phẩm của ngành công nghiệp - có giá rất cao. Cho tới năm 2003, ngành sản xuất urê trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 7,1% nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, còn lại chúng ta phải nhập khẩu và phụ thuộc vào giá cả và cung cầu urê của thế giới; riêng năm 2003 cả nước phải nhập khẩu hơn 1,9 triệu tấn urê. Hệ thống phân phối urê còn thiếu đồng bộ, thị trường urê nhiều khi rối loạn. Từ năm 2003, giá urê thế giới tăng mạnh và đứng ở mức cao do giá dầu lửa và khí ga tăng. Từ tháng 9/2004, Nhà máy phân đạm Phú Mỹ đi vào sản xuất với sản lượng 720.000 tấn urê/năm. Sản lượng urê của Phú Mỹ cũng chỉ đáp ứng 30-35% nhu cầu thị trường trong nước. Việc Nhà nước giao cho Nhà máy Phú Mỹ điều tiết ổn định giá thị trường urê với mức giá thấp hơn giá nhập khẩu 1%-5% tỏ ra không hiệu quả. Năm 2005, giá cả urê không kiểm soát nổi gây tác động xấu đến tâm lý và hoạt động nhập khẩu urê của các nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu urê không dám nhập vì sợ thua lỗ, thiếu cung urê trầm trọng xảy ra, tình trạng đầu cơ phân bón xuất hiện, phân bón giả và chất lượng kém tràn lan, thị trường urê trong nước bất ổn trong thời gian dài. Căng thẳng về


nguồn cung urê làm cho người nông dân đứng trước nhiều khó khăn, tiêu dùng urê giảm sút mạnh, năng suất cây trồng và sản lượng cây trồng do đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó hoạt động dự báo về tiêu dùng urê của các cơ quan quản lý Nhà nước là rất khác nhau và sai lệch rất nhiều so với thực tế. Việc xác định hàm cầu nhập khẩu urê và xây dựng một môdul dự báo có tính khoa học, khách quan về lượng cầu nhập khẩu urê cho các năm tới là hết sức cần thiết. Đồng thời cần có những giải pháp nào để có thể ổn định & phát triển thị trường urê ở VN. Vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài luận án:

“Xác định hàm cầu nhập khẩu vật tư nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (lấy ví dụ phân bón URÊ)”

1.2 Một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Tổng quan về cầu NK một số vật tư NN nhập khẩu chính của VN

Vật tư nông nghiệp theo nghĩa tổng quát là tất cả các loại nguyên, nhiên, vật liệu, trang thiết bị được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Do đó vật tư nông nghiệp bao gồm rất nhiều chủng loại, tuy nhiên tuỳ theo lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi …) mà vật tư nông nghiệp cũng được hiểu theo nghĩa hẹp cụ thể hơn. Trong nền nông nghiệp sản xuất lúa nước của VN, ông cha ta đã đúc kết lại vai trò của vật tư nông nghiệp quan trọng trong câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Các loại vật tư nông nghiệp được nhập khẩu chính vào nước ta hiện nay là phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, giống lúa lai.

Về nhập khẩu phân vô cơ. Trước năm 1990, sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu mang tính tự cấp tự túc, lượng phân bón vô cơ nhập khẩu không đáng kể chủ yếu là phân đạm từ Liên Xô (cũ). Sau khi nền kinh tế chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với sự gia tăng của sản lượng lương thực và năng suất cây trồng, lượng phân bón nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên; nếu như năm 1990 lượng nhập khẩu là 2,085 triệu tấn phân bón các loại, trong đó urê là 786.000 tấn, thì năm 2003 có lượng nhập khẩu phân bón cao nhất là 4,135 triệu tấn, trong đó urê là 1,926 triệu tấn. Hiện nay, trong tổng số nhu cầu phân bón vô cơ cần cho sản xuất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023