Một Số Sách Tham Khảo, Chuyên Khảo Liên Quan Đến Đề Tài


của Trung Quốc diễn ra rất mạnh mẽ, song có vấn đề tồn tại là sự phân bổ lại lao động nông nghiệp truyền thống đối với những người phụ nữ nông thôn. Báo cáo nghiên cứu phương thức làm việc và phân bổ thời gian của những người phụ nữ không di cư nhưng chịu ảnh hưởng bởi sự di cư của những người thân trong gia đình. Thực tế cho thấy, những người phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn đang phải làm nhiều công việc đồng áng hơn trước, và điều này diễn ra trong thời gian dài chứ không chỉ là tạm thời đảm nhiệm. Trong khi đó, đối với những người đàn ông bị bỏ lại ở nông thôn thì không gặp phải trường hợp này. Các chuyên gia kinh tế đã đặt câu hỏi về mô hình thu nhập tổng hợp của hộ gia đình dựa trên những bằng chứng thực nghiệm, những khả năng phát sinh có thể đi kèm với các hiệu ứng phân phối trong các hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh tế tổng thể.

Đối tượng nghiên cứu của công trình này là những phụ nữ nông thôn không di cư, phương cách làm việc, phân bổ thời gian lao động và sức khỏe của họ bị ảnh hưởng khi sống trong những gia đình có người di cư. Những vấn đề về bình đẳng giới thường chỉ chú ý đến việc trao quyền cho người phụ nữ mà bỏ quên các khía cạnh khác của họ về phúc lợi, như các loại công việc và thời gian để giải trí. Phụ nữ có thể được trao quyền nhiều hơn nhưng họ phải làm việc nhiều hơn, ít có thời gian giải trí và ít chăm sóc sức khỏe bản thân hơn. Thu nhập hộ gia đình có thể gia tăng cùng với lượng kiều hối của người di cư, nhưng hạnh phúc của người phụ nữ có thể không tăng lên.

Tìm hiểu lợi ích của những người phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng chung và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Những cải thiện hay hỗ trợ người phụ nữ trong việc cung cấp các dịch vụ công cho trẻ em và chăm sóc người cao tuổi có thể giúp làm giảm bớt gánh nặng của công việc đồng áng đối với những người phụ nữ này. Dịch vụ khuyến nông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có học vấn và kiến thức về nông nghiệp thấp trong các gia đình có người di cư. Ngoài ra những chính sách xóa đói giảm nghèo thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tín dụng, việc làm phi


nông nghiệp và mạng lưới an sinh xã hội an toàn cũng sẽ giúp những phụ nữ này có cuộc sống tốt hơn. Từ đó, nghiên cứu đã đề nghị những chính sách nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chăm sóc toàn diện đối với người phụ nữ bị bỏ lại ở nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong quá trình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị. Nội dung nghiên cứu của công trình sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn thực tế, quan tâm nhiều hơn đến lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong đó có lao động nữ tại nông thôn Việt Nam.

* Li Luping trong báo cáo Biến đổi thu nhập hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc [33] đã nghiên cứu những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp và hệ thống sinh kế của bốn khu vực nông thôn Trung Quốc trên cơ sở hai đợt khảo sát các hộ gia đình trong giai đoạn 1999-2009. Kết quả cho thấy, trong các yếu tố quan trọng giải thích cho sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình thì giáo dục là yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập của các hộ gia đình. Thời gian đi học của người dân càng tăng lên thì thu nhập bình quân đầu người của họ càng tăng lên nhiều hơn. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa đã tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp hơn cho các hộ gia đình ở nông thôn, đồng thời quá trình đô thị hóa lại hấp thụ một lượng lớn lao động nông thôn trong lĩnh vực dịch vụ. Kết quả của phân tích những biến động thu nhập của hộ gia đình nông thôn Trung Quốc cho thấy nông dân nghèo là những người có thu nhập bình quân đầu người tăng nhiều nhất trong một thập kỷ qua. Như vậy có thể thấy công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn đã và đang cung cấp nhiều hơn những cơ hội cho người nghèo thoát nghèo và tăng thu nhập bình quân đầu người cho họ. Vấn đề còn lại là ở chính những người nông dân đó, tự họ có đủ năng động để tranh thủ những cơ hội thoát nghèo đó hay không. Những nội dung này cũng được đề cập trong cuốn Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp” [25].


1.1.1.2. Tạp chí khoa học nước ngoài

* Jennifer Cheung trong bài viết China's Inland Growth Gives Rural Laborers More Opportunities Near Home [6] khẳng định rằng các khu vực kinh tế nội địa Trung Quốc đang trên đà phát triển trong khi các vùng duyên hải có xu hướng bão hòa khiến cho lao động di cư của Trung Quốc có xu hướng tính đến những cơ hội việc làm ở gần nhà hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Tứ Xuyên, một tỉnh của Trung Quốc vốn được mệnh danh là nơi xuất khẩu lao động nông thôn đã có tình trạng người lao động nông thôn làm việc ở nhà ngày càng nhiều hơn. Sáu tháng đầu năm 2012, đã có 10,9 triệu lao động nông thôn Tứ Xuyên làm việc ở trong tỉnh, tăng 23,7% so với năm trước và 10,1 triệu lao động nông thôn di cư khỏi tỉnh, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Điều này đã trở thành một xu hướng mới của người lao động, “ly nông bất ly hương”.

Bài báo phân tích quan điểm của những người lao động nông thôn đã trở về nhà sau nhiều năm di cư cho rằng hiện nay, với sự phát triển kinh tế của những khu vực nội địa Trung Quốc đã làm giảm đáng kể khoảng cách thu nhập của lao động di cư với lao động làm việc gần nhà. Thêm nữa, với việc làm gần nhà, các lao động nông thôn có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình của mình. Sự trở về của các lao động di cư cũng khiến cho những người lao động ở lại các khu vực thành thị và các khu công nghiệp có nhiều lợi thế hơn khi thương lượng về mức lương với những ông chủ sử dụng lao động. Trong nửa đầu năm 2012, tiền lương công nhân nhập cư đã tăng 15%, nhanh hơn so với lao động thành thị.

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 3

Không chỉ lao động di cư bị thu hút bởi cơ hội việc làm gần nhà, mà ngay chính họ - những người lao động đã từng di cư cũng có thể thành lập các doanh nghiệp mới trên địa bàn tỉnh với các kỹ năng và kinh nghiệm thu được từ nhiều năm làm việc tại các tỉnh ven biển. Đây là triển vọng cho các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhưng không làm gia tăng sức ép lên các đô thị lớn ở Trung Quốc.


* Arnab K. Basu trong Impact of Rural Employment Guarantee Schemes on Seasonal Labor Markets: Optimum Compensation and Workers' Welfare [1] cho rằng việc ban hành Đạo luật quốc gia về Bảo lãnh việc làm nông thôn ở Ấn Độ được ca ngợi như một chính sách cung cấp một mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo nông thôn để tăng thu nhập, ổn định sản xuất nông nghiệp và làm giảm tốc độ di cư từ nông thôn ra đô thị. Bài báo phân tích tác động của Chương trình đảm bảo việc làm trong bối cảnh của một nền kinh tế nông nghiệp đặc trưng bởi lao động thất nghiệp theo mùa vụ như một hệ quả của hợp đồng ràng buộc lao động. Dựa trên những kết quả kiểm tra lao động và sản lượng đáp ứng thị trường để có thể thực hiện đề án “Bảo lãnh việc làm cho lao động nông thôn và xác định việc bồi thường cho người lao động phù hợp với các mục tiêu”: (i) hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp và (ii) phúc lợi tối đa hóa của người lao động. Từ đó, tác giả cung cấp khung lý thuyết cho việc đánh giá những quan sát và kết quả thực nghiệm về tác động của đề án: bảo lãnh việc làm cho lao động nông thôn với tiền lương nông nghiệp, việc làm, đầu ra của nông nghiệp và nhấn mạnh tầm quan trọng của năng suất tương đối của người lao động trong các chương trình này với đối tác của họ khi tham gia sản xuất nông nghiệp.

* Jonna Estudillo và các cộng sự trong Labor markets, occupational choice, and rural poverty in four Asian countries [26] đã khám phá những cơ chế cơ bản trong thị trường lao động nông thôn dẫn đến tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn của Philippines, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka. Việc gia tăng thu nhập phi nông nghiệp, trong đó tăng thu nhập từ việc làm chính thức, được xem là một động lực quan trọng của tăng trưởng thu nhập và giảm nghèo. Vì vậy, để giảm đói nghèo ở nông thôn, các chính phủ cần phải có chính sách nhằm tạo ra nhiều việc làm chính thức, vì vấn đề chất lượng công việc có tác động lớn trong việc cải thiện mức sống của người lao động nông thôn.

Từ một số công trình nêu trên của các tác giả nước ngoài, có thể thấy, vấn

đề việc làm cho lao động nông thôn, lao động nông nghiệp có mối quan hệ hữu


cơ với các yếu tố khối lượng đầu tư, khối lượng sản phẩm được tạo ra và chất lượng của nguồn nhân lực [27]. Các nhân tố có những quan hệ luôn luôn biến động, và sự điều chỉnh của nó không dễ dàng. Các chính sách điều chỉnh của nhà nước chỉ có tác dụng khi có sự tác động đến tổng thể các yếu tố của quá trình kinh tế xã hội.

1.1.2. Tài liệu chuyên khảo, tham khảo trong nước

1.1.2.1. Đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ

* Đề tài KX.04 Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Nguyễn Hữu Dũng làm chủ nhiệm [35] đã nghiên cứu các nội dung sau: Xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách giải quyết việc làm của Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Khuyến nghị một số chính sách quan trọng nhất trong lĩnh vực việc làm; Đề xuất mô hình tổng quát và hệ thống biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện chính sách quốc gia xúc tiến việc làm. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã đóng góp một số luận cứ, cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước ta trong việc hình thành các chủ trương, chính sách về giải quyết vấn đề việc làm thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

* Đề tài cấp Bộ Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009 (Lao động và việc làm nông thôn) do Bùi Quang Dũng làm chủ nhiệm [3] tập trung nghiên cứu một số vấn đề trong quá trình phát triển xã hội nông thôn năm 2009 như tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, đào tạo nghề cho lao động, tình trạng di dân đô thị và nghèo đói của người lao động ở nông thôn Việt Nam,... Kết quả nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, tình trạng thất nghiệp mùa vụ ở nông thôn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự di dân như một chiến lược kinh tế của người nông dân. Đô thị trở thành “cái túi” chứa lao động nông thôn, với sức ép gia tăng ngày càng lớn về việc làm, y


tế, giáo dục, ổn định xã hội,... Người lao động di cư đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mưu sinh ở thành thị dẫn đến hiện tượng dòng di cư “đảo chiều” về nông thôn, gây nên tình trạng thiếu việc làm cho lao động nông thôn không di cư. Phân tích các chính sách giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở nông thôn, tác giả cũng chỉ ra những bất cập trong xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước.

Ngoài ra, đề tài cấp Bộ Hiện trạng cung - cầu nguồn lao động kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và định hướng giải pháp đào tạo, sử dụng cho giai đoạn tới 2010 do Nguyễn Trần Dương làm chủ nhiệm [45] cũng đề cập đến rất nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến chủ đề nghiên cứu này. Đặc biệt, đề tài đã cung cấp một hệ thống giải pháp đào tạo, sử dụng lao động kỹ thuật cho thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo rất tốt khi tìm kiếm các giải pháp về lao động, việc làm cho thủ đô Hà Nội.

1.1.2.2. Luận án Tiến sỹ

* Luận án của Trần Thị Bích Hạnh [57] đã nghiên cứu để tìm kiếm các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lao động, xem đây là những vấn đề có tính chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của khu vực. Tuy vậy, luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu, tìm kiếm các biện pháp, các cách thức dưới góc độ quản lý, gợi mở các phương án có tính kỹ thuật, luận án chưa đi sâu nghiên cứu về bản chất của tình hình lao động, việc làm để từ đó có thể đề ra những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài, có thể dẫn dắt các biện pháp có tính tình thế trong việc xử lý các vấn đề lao động, việc làm khi có phát sinh. Bên cạnh đó, công trình trên chưa phát hiện được những vấn đề có tính quy luật của sự vận động về việc làm và chất lượng nguồn lao động, nên các giải pháp đưa ra mang đậm tính kỹ thuật, thiếu một sự khái quát có tính nguyên lý, giúp cho chúng ta có thể kế thừa nó trong việc nhận diện các hiện tượng nảy sinh về vấn đề việc làm, lao động trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, tiến trình đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới nói riêng.


* Luận án của Phạm Đức Chính [47] với mục tiêu cải thiện việc sử dụng nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc sau khi xuất khẩu lao động ở nước ngoài trở về, đã nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách về sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động, phân tích thực trạng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nói trên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Luận án đã xác định những đặc trưng, đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động với ưu thế là sự thích ứng cao với nền kinh tế thị trường, làm rõ vai trò của nhà nước cùng với những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực thi chính sách, hệ thống các lĩnh vực liên quan đến điều kiện tái hòa nhập và lập nghiệp, tạo việc làm cho người lao động sau khi trở về nước trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp trong điều kiện quản lý ở nước ta hiện nay.

Phân tích thực trạng chính sách của nhà nước đối với nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động trong thời gian qua, luận án đã nghiên cứu, làm rõ những nội dung của chính sách cần được điều chỉnh như: Các đối tượng thực thi chính sách cần nắm bắt được kế hoạch nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động về nước hàng năm, vì nhu cầu sử dụng trong nước là không nhỏ nhằm bảo đảm sự tác động, tính đáp ứng của chính sách cũng như hiệu lực của chính sách; Khắc phục tình trạng chỉ có khoảng 20% số lao động trở về được sử dụng. Nhà nước cần bổ sung những nội dung cụ thể nhất là sự đồng bộ của hệ thống chính sách để tăng tính hiệu quả và tính phù hợp, thích đáng của chính sách. Trên cơ sở phân tích, đánh giá chính sách thời gian qua và định hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn tới trong đó có mục tiêu của hoạt động xuất khẩu lao động, luận án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động, nhưng chưa có giải pháp cụ thể để sử dụng nguồn nhân lực này đưa về nông thôn bổ sung cho lực lượng lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là những vấn đề được tác giả Nguyễn Lương Trào nghiên cứu khá kỹ trong luận án tiến sỹ của mình nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài [40].


1.1.2.3. Một số sách tham khảo, chuyên khảo liên quan đến đề tài

* Cuốn Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung [37] nghiên cứu về chính sách việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nội dung công trình có thể khái quát trên một số vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận chính sách việc làm. Các tác giả cho rằng: “vấn đề cốt lõi, bao trùm nhất là phải tạo ra điều kiện và cơ hội để người lao động có việc làm, thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội. Đó là nội dung cơ bản của chính sách việc làm”.

Thứ hai, tiếp cận phương pháp nghiên cứu chính sách việc làm. Các tác giả cho rằng, chính sách việc làm phải được đặt trong hoàn cảnh của quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như chủ trương đa phương hoá các quan hệ quốc tế. Đồng thời, chính sách việc làm cũng phải dựa trên sự sáng tạo của quần chúng nhân dân, nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của nhân dân, phục vụ hiệu quả công cuộc đổi mới phát triển đất nước.

Thứ ba, công trình đã hệ thống khái niệm về lao động, việc làm. Các tác giả đã nghiên cứu và đề cấp đến các nội dung chủ yếu như: quan niệm cơ bản về lao động và việc làm; hệ thống khái niệm cơ bản về lao động và việc làm được vận dụng ở nước ta. Ở những nội dung này, trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu có trước, các phạm trù: việc làm, lực lượng lao động, người có việc làm, người thất nghiệp, những người không thuộc lực lượng lao động được tác giả giới thiệu một cách khái quát, nhằm phục vụ cho mục tiêu làm rõ những vấn đề có liên quan đến chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam.

Thứ tư, công trình phân tích làm rõ nguyên nhân và những mâu thuẫn chủ yếu của vấn đề thị trường lao động và việc làm ở Việt Nam trong những năm đầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ năm, công trình đề xuất hệ thống quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2024