4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu chuyên ngành, từ sách tham khảo, các nghị quyết, chương trình của trung ương, chính phủ, thành ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; các đề án, kế hoạch, báo cáo, tổng kết của thành phố Hà Nội. Trong đó số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập và phân tích đánh giá từ đề án xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội; đề án xây dựng nông thôn mới của 19 huyện thị xã và 401 xã trên địa bàn thành phố Hà Nội; thu thập số liệu theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản thành phố Hà Nội tại thời điểm ngày 01/7/2011; thu thập số liệu về báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội trong các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013; thu thập số liệu từ báo cáo kết quả thực hiện đề án 1956 của thành phố Hà Nội về đào tạo vào giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ năm 2011 đến năm 2013.
4.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu qua chọn mẫu điều tra được thu thập thông qua chọn mẫu điều tra phi ngẫu nhiên. Cụ thể là kết hợp giữa phương pháp điều tra phân cấp và phương pháp điều tra theo tiêu thức kết hợp. Luận án đã có khảo sát một số huyện trong địa bàn thành phố Hà Nội và đã điều tra theo mẫu phiếu số 01/TĐTNN-HO của Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản trung ương trong đó tác giả luận án là trưởng ban chỉ đạo điều tra của toàn bộ các hộ thường trú ở khu vực nông thôn tại huyện Từ Liêm. Số liệu được thu thập và tổng hợp bằng công nghệ quét (scanning): phiếu mẫu số 01/TĐTNN-HO của Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản trung ương được ghi chép, bảo quản, vận chuyển cẩn thận theo đúng quy trình tránh bị quăn, rách, ẩm… và được bảo quản theo đúng quy trình trách nhiệm từ điều tra viên, tổ trưởng đến ban chỉ đạo các xã và huyện.
4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
4.2.2.1. Với số liệu thứ cấp
Có thể bạn quan tâm!
- Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 1
- Một Số Sách Tham Khảo, Chuyên Khảo Liên Quan Đến Đề Tài
- Khái Quát Những Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học Liên Quan Đến Đề
- Cơ Sở Lý Luận Việc Làm Và Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Với số liệu thứ cấp được sử dụng phân nhóm theo nội dung của đề tài nhằm chứng minh làm rõ những nội dung mà đề tài yêu cầu. Các số liệu thứ cấp này đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể
4.2.2.2. Với số liệu sơ cấp
Với số liệu sơ cấp luận án đã phân nhóm theo các tiêu thức phân tổ và tính các chỉ tiêu phân tích trên bảng tính excel.
4.2.3. Phương pháp khác
Đề tài sử dụng và tuân theo cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải phân tích các vấn đề. Cụ thể:
Trong đó luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học; phương pháp nghiên cứu hệ thống tổng hợp phân tích thống kê so sánh, phương pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc; phương pháp định tính và định lượng… đồng thời sử dụng phương pháp tổng kết tình hình thực tiễn để tìm ra những đặc trưng của vấn đề nghiên cứu và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu Chương 1: Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về
các phạm trù lao động và lực lượng lao động, việc làm, thất nghiệp, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các học giả ngoài nước và trong nước. Đề tài cũng đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu từ đó phân tích đánh giá tìm ra các vấn đề có tính kế thừa bổ sung và hoàn thiện, đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề còn chưa đầy đủ trong nghiên cứu về việc làm cho lao động nông nghiệp ở Thủ đô.
Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra những khái niệm cơ bản và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết việc làm, lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới, đồng thời đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn các vấn đề lao động giải quyết việc làm kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương trong nước để từ đó rút ra bài học cho Hà Nội.
Chương 3: Luận án sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng; phương pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, tổng hợp theo logic kết hợp và sử dụng một số sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm đánh giá thực trạng việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội. Các số liệu được tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu và dữ liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel để đưa ra cái nhìn trực quan hơn về tình hình việc làm và giải quyết việc làm của lao động nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.
Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp khái quát hóa nhưng vấn đề đã nghiên cứu ở chương 2 và chương 3 để rút ra phương hướng và giải pháp có tính khả thi giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, định hướng 2030.
5. Đóng góp của luận án
- Về lý luận: luận án hệ thống lại lý luận về vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Về thực tiễn: luận án đã phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội gắn với thời kỳ xây dựng nông thôn mới. Đưa ra một cái nhìn tổng thể nhất về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô giai đoạn 2008 – 2013. Luận án chỉ ra những tác động qua lại giữa quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tới việc làm cho lao động nông nghiệp trong điều kiện đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Trên cơ sở phân tích thực trạng việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, luận án đã đưa ra các phương hướng, giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
Việc làm cho người lao động là một vấn đề luôn được quan tâm. Bởi lẽ, đây không chỉ là vấn đề có liên quan đến cuộc sống của người lao động, mà còn liên quan đến tất cả các quá trình phát triển xã hội. Đây là một vấn đề có liên hệ, liên kết giữa các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu. Quá trình đó diễn ra trong mỗi quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người trong đó có liên quan đến các lợi ích kinh tế và luật pháp. Đây là vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Nhưng vào mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, giải quyết việc làm cho người lao động cũng có những đặc điểm khác nhau.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về việc làm cho người lao động được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cả trong và ngoài nước quan tâm. Trong phạm vi của luận án, chương tổng quan tình hình nghiên cứu chỉ tập trung giới thiệu một số công trình tiêu biểu liên quan đến việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội.
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Tài liệu chuyên khảo và tham khảo nước ngoài
1.1.1.1 Sách tham khảo và bài báo khoa học
* Các Mác (1818-1883) - nhà kinh tế học và triết học người Đức có công trình vĩ đại “Tư bản” được phát hành vào năm 1867 [5]. Sự xuất hiện của công trình này đã đưa ông trở thành nhà khoa học kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ XIX.
Trong tác phẩm nổi tiếng này, Ông đã đưa ra lý thuyết giá trị thặng dư và phân tích bản chất và những thành tố đặc biệt của hàng hoá sức lao động - một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình nghiên cứu, Các Mác đã phát hiện ra rằng, cái giá trị tăng thêm mà các ông chủ tư bản có được sau khi bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh chính là do lao động không
công của người công nhân làm thuê tạo ra. Song để có những giá trị thặng dư ấy, nhà tư bản phải tạo ra một chỗ làm việc cụ thể trong chuỗi kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ bằng cách đầu tư tư bản vào sản xuất, kinh doanh. Và hơn nữa, người lao động nếu không thể kết hợp sức lao động sống của mình với chỗ làm việc cụ thể do nhà tư bản tạo ra, thì bản thân họ cũng không thể chuyển sức lao động thành việc làm, và do đó cũng không thể tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Vấn đề việc làm được ông nghiên cứu chi tiết ở chương XXIII, tập 23 C.Mác - Ăngghen toàn tập về “Quy luật phổ biến của tích luỹ tư bản chủ nghĩa” [4], trong đó ông phân tích sự tăng thêm của tư bản đến vị trí của giai cấp công nhân và việc làm. Luận cứ quan trọng nhất của công trình này là sự biến đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản trong quá trình tích luỹ. C.Mác cho rằng, cùng với những điều kiện khác không thay đổi, kết cấu của tư bản cũng vẫn không thay đổi - nghĩa là để vận dụng một khối lượng tư liệu sản xuất hay tư bản bất biến nhất định, bao giờ cũng cần một khối lượng sức lao động như trước. Rõ ràng là lượng cầu về sức lao động và quỹ sinh hoạt của công nhân sẽ tăng lên một cách tỷ lệ với tư bản, và tư bản tăng lên càng nhanh bao nhiêu thì lượng cầu đó cũng càng tăng lên nhanh bấy nhiêu. Theo ông, đầu tư tăng (tăng tư bản) sẽ làm gia tăng cầu sức lao động, do đó, khả năng có việc làm của người lao động sẽ được gia tăng. Tuy nhiên, với mục đích có được càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, việc gia tăng tư bản của nhà tư bản luôn được tính toán làm sao tốc độ gia tăng tư bản bất biến nhanh hơn tốc độ gia tăng tư bản khả biến. Đầu tư cải tiến kỹ thuật công nghệ là biện pháp tốt nhất để tăng năng suất lao động, gia tăng sản xuất giá trị thặng dư. Do đó, sự gia tăng việc làm trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa không tăng cùng tỷ lệ với sự gia tăng đầu tư tư bản, mà có xu hướng giảm tương đối.
Như vậy, xét trên tổng thể, tư bản khả biến và cầu sức lao động giảm tương đối, số lượng việc làm tăng chậm hơn toàn bộ vốn của nền sản xuất xã hội. Từ đó Mác đưa ra nhận định về nạn nhân khẩu thừa tương đối trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông khẳng định, sự tăng lên của bộ phận tư bản khả biến bao giờ cũng gắn liền với những biến động mạnh mẽ của việc sản xuất
ra số nhân khẩu thừa tạm thời. Và cùng với sự tích luỹ tư bản do bản thân nó đẻ ra, nhân khẩu công nhân cũng sản xuất ra với một quy mô ngày càng lớn những phương tiện làm cho họ trở thành nhân khẩu thừa tương đối. Dân cư dôi dư này có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, đảm bảo lao động thường xuyên cần thiết cho xã hội và cũng là đòn bẩy quan trọng cho việc đẩy mạnh sản xuất giá trị thặng dư [dẫn theo 24].
Những nghiên cứu của C.Mác về hàng hoá sức lao động, về sự sản xuất ra giá trị thặng dư, về ngày lao động, sự phân công lao động, sự thay đổi trong đại lượng giá cả sức lao động và của giá trị thặng dư, sự chuyển hoá giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động thành tiền công, quá trình tích luỹ tư bản, nhất là lý luận của ông về tích luỹ tư bản... được chuyển tải trong tập 23 đã cung cấp những cơ sở khoa học cơ bản, trong đó có quan niệm về lao động, việc làm cho các nhà kinh tế Mác-xít, các nhà nghiên cứu về các nền kinh tế trên thế giới cũng như các vấn đề phát sinh trong xây dựng và phát triển kinh tế của các quốc gia [14]. Đồng thời, đây cũng là kim chỉ nam để Đảng và Nhà nước ta xây dựng đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới cũng như giải quyết việc làm cho người lao động trong đó có lao động nông nghiệp.
* John Maynard Keynes trong cuốn Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ [32] đã xem việc làm trong mối quan hệ chặt chẽ với sản lượng - thu nhập
- tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm. Vị trí trung tâm trong lý thuyết của ông là việc làm. J.M.Keynes cho rằng, tình trạng việc làm được xác định trong mối quan hệ giữa tác động các yếu tố thị trường lao động, sự vận động của thất nghiệp, tình trạng sản xuất, khối lượng sản phẩm, quy mô thu nhập, ông khẳng định: khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập tăng lên. Cùng với sự tăng lên của thu nhập, ông cho rằng, khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng lên, nhưng do tâm lý của quần chúng, tốc độ tăng tiêu dùng luôn thấp hơn tốc độ tăng thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập, dẫn đến một bộ phận hàng hoá không bán được. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng đến
sản xuất chu kỳ sau, do đó làm giảm việc làm, gia tăng thất nghiệp. Muốn khắc phục tình trạng đó, cần phải có một khối lượng đầu tư nhằm kích thích quần chúng tiêu dùng phần tiết kiệm của họ. Do vậy, theo ông, để tăng việc làm, giảm thất nghiệp phải tăng tổng cầu nền kinh tế, gồm cả cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Ông chỉ ra rằng, việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập đòi hỏi phải sử dụng các công cụ chính sách kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư và giảm tiết kiệm. Có như vậy mới giải quyết được tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp. Chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng để tăng tổng cầu thông qua các khoản chi tiêu chính phủ, hoặc thông qua các chính sách đầu tư.
Ông phê phán lý thuyết thất nghiệp của A.Pigou và cho rằng, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không tồn tại cơ chế nào có thể đảm bảo được việc làm đầy đủ, nguyên nhân của thất nghiệp và lạm phát không phải du nhập từ bên ngoài, mà chính ở trong hệ thống kinh tế đó, chứ không thể và cũng không phải là một hệ thống tự điều tiết.
Như vậy, theo J.M.Keynes, để tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp, cần gia tăng cầu tiêu dùng và đầu tư. Tăng cầu tiêu dùng và đầu tư nhằm kích thích lượng tiền cất trữ đưa vào lưu thông, từ đó sẽ giúp mở rộng quy mô nền kinh tế, làm tăng thu nhập. Và đến lượt nó, thu nhập tăng sẽ làm gia tăng đầu tư, tăng việc làm và tăng tiêu dùng [30].
* Nolwen Heraff - Jean Yves Martin trong cuốn Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới [29] đã nghiên cứu khái quát về tình hình lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1986-2000. Theo đó cho thấy, bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Việt Nam có một ưu thế lớn là có nguồn nhân lực dồi dào, khả năng mở rộng việc làm trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường rất lớn, song do chất lượng nguồn nhân lực thấp, đa số là lao động chưa qua đào tạo nghề nên khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển rất hạn chế.
Điểm đáng chú ý nhất ở tác phẩm này là đã chỉ ra những hạn chế của nguồn nhân lực và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta giai đoạn 1986-2000. Những kết quả nghiên cứu
của công trình này, cũng như nghiên cứu của Slandes [49] đã cung cấp cho người đọc có một cái nhìn tương đối khách quan, khoa học về lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là những tư liệu giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
* Tuan Francis, Somwaru Agapi, Diao Xinshen trong cuốn Lao động nông thôn di cư, đặc điểm và mô hình việc làm - Nghiên cứu dựa trên điều tra nông nghiệp Trung Quốc [28] cho rằng quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc và sự gia tăng năng suất trong nông nghiệp hàm ý rằng những lao động nông thôn sẽ được thu hút vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Kết quả là họ sẽ có nhiều cơ hội để tăng thu nhập phi nông nghiệp. Công trình này tập trung nghiên cứu cấu trúc lực lượng lao động nông thôn và những đặc điểm của lao động nông thôn để đánh giá tiềm năng di cư lao động nông thôn vào các lĩnh vực phi nông nghiệp. Công trình phân tích thị trường lao động nông thôn Trung Quốc dựa trên điều tra dân số nông nghiệp Trung Quốc lần thứ nhất, với những đặc điểm nhân khẩu học của lực lượng lao động nông thôn, tính liên kết giữa các loại công việc, nơi làm việc và di cư lao động của lao động nông thôn. Dựa trên sự phân bổ nhân khẩu học của lực lượng lao động nông thôn, các tác giả đã tìm ra được mối liên hệ giữa lao động nông thôn với việc phân bổ các nguồn lực khác, đặc biệt là quỹ đất đai ngày càng hạn chế, từ đó áp dụng kỹ thuật logit polytomous tổng quát để phân tích các mô hình sử dụng lao động nông thôn và dự báo quá trình di cư lao động nông thôn.Tác phẩm này cung cấp cho các nhà nghiên cứu cơ cấu của lao động nông thôn có khả năng chuyển đổi theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lao động và việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
* Ren Mu, Dominique van de Walle trong cuốn Left Behind to Farm? - Women’s Labor Re-Allocation in Rural China [34] chứng minh rằng sự chuyển đổi công việc và di cư lao động trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng