Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 1


MỤC LỤC


Trang


MỞ ĐẦU 5

Chương 1 12

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 12

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 12

1.2. Khái quát những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra 31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Chương 2 34

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 1

NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 34

2.1. Cơ sở lý luận việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông

nghiệp 34

2.2. Mối quan hệ giữa việc làm cho lao động nông nghiệp với quá trình xây dựng nông thôn mới 58

Chương 3 69

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI 69

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội có ảnh hướng đến giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới 69

3.2. Tác động của việc xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội tới việc làm cho lao động nông nghiệp 75

3.3. Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông

nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội 93

Chương 4 117

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

........................................................................................................................... 117

4.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong

quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội 117

4.2. Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong

quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội 124

KẾT LUẬN 161

PHỤ LỤC 171


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Các nước Đông Nam Á

NN-ND-NT Nông nghiệp – Nông dân- Nông Thôn

CNH Công nghiệp hóa

NTM Nông thôn mới

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Thu nhập quốc dân

HĐH Hiện đại hóa

ILO Tổ chức lao động quốc tế

KH&CN Khoa học và công nghệ

LLLĐ Lực lượng lao động

UBND Ủy ban nhân dân

USD Đô la Mỹ

WTO Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành 72

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2011-2013 và đóng

góp của các ngành vào mức tăng trưởng chung 73

Bảng 3.3: Dân số từ 15 tuổi trở lên và dân số trong độ tuổi lao động có việc làm chia theo huyện ở khu vực nông thôn (năm 2012) 97

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động nông nghiệp có việc làm trong tuổi LĐ ở khu vực nông thôn Hà Nội năm 2012 chia theo trình độ CMKT và giới tính 108

Bảng 4.1: Dự kiến tốc độ tăng trưởng dân số 119

Bảng 4.2: Dự báo dân số Thủ đô Hà Nội có tác động tới việc làm 120

Bảng 4.3: Dự báo cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới 121

Bảng 4.4: Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 121

Bảng 4.5: Kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 123


DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1. Số cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ huyện Từ Liêm từ năm 2010 đến năm 2013 84

Hình 3.2. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của huyện Từ Liêm các

năm 2010 đến 2013 84

Hình 3.3. Sự thay đổi về mục đích sử dụng đất ở Huyện Từ Liêm 85

Hình 3.4. Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở huyện Phúc Thọ qua các năm 86

Hình 3.5. So sánh cơ cấu kinh tế giữa huyện Ba Vì và huyện Từ Liêm năm 2011 ... 87 Hình 3.6. So sánh cơ cấu lao động giữa huyện Ba Vì và huyện Từ Liêm 88

Hình 3.7. So sánh về trình độ lao động giữa huyện Từ Liêm và Ba Vì năm 2011 88

Hình 3.8. So sánh thu nhập của lao động nông nghiệp giữa huyện Từ Liêm và Ba Vì 89

Hình 3.9. Cơ cấu lao động nông nghiệp phân theo mức độ tham gia 98

Hình 3.10. Phân bổ lao động nông nghiệp ở các huyện trên địa bàn Hà Nội 99

Hình 3.11. Phân bổ lao động nông nghiệp trẻ ở các huyện trên địa bàn Hà Nội 99

Hình 3.12. Cơ cấu lao động nông nghiệp Hà Nội 2009 100

Hình 3.13. So sánh cơ cấu lao động nông nghiệp ở huyện Ba Vì và Hoài Đức101 Hình 3.14. So sánh chất lượng lao động giữa huyện Phúc Thọ và huyện Từ Liêm.. 103 Hình 3.15. Cơ cấu lao động nông nghiệp Hà Nội phân theo trình độ chuyên môn .. 104

Hình 3.16. So sánh trình độ lao động nông nghiệp huyện Từ Liêm, Sóc Sơn,

Phúc Thọ 104

Hình 3.17 . Phân bố làng nghề tại các huyện trên địa bàn Hà Nội 107


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, giải quyết việc làm đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhà nước đã dành ngân sách lập Quỹ Quốc gia hỗ trợ và giải quyết việc làm, cho vay trực tiếp với các dự án có mục tiêu để thu hút lao động, tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vấn đề việc làm đang đứng trước các mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế; giữa nhu cầu giải quyết việc làm với trình độ tổ chức, quản lý, trình độ, kỹ năng của người lao động chưa theo kịp yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trong cả nước.

Trong gần 30 năm đổi mới, Hà Nội đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế ngoại thành trong đó có việc giải quyết việc làm cho người lao động theo chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là từ sau mở rộng địa giới hành chính Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về xây dựng nông thôn mới (NTM) với quan điểm chỉ đạo là: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là khâu then chốt” [22]; Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011-2015 [55] với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới Thủ đô Hà Nội có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được


xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nông thôn được bảo đảm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại”; Thực hiện Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của Hội đồng nhân dân Thành phố về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030 [31]. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội những năm qua đã làm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại; nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới tạo thêm nhiều việc làm trong khu vực phi chính thức phù hợp với lao động nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới thúc đẩy mở rộng không gian đô thị, cải tạo, xây dựng phát triển hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng, tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn và cơ hội cho lao động nông nghiệp chuyển dịch sang các ngành nghề khác.

Xây dựng nông thôn mới làm thay đổi cơ cấu việc làm thúc đẩy nâng cao chất lượng lao động, chất lượng việc làm và năng suất lao động.

Sự thay đổi cơ cấu việc làm trong quá trình xây dựng nông thôn mới làm cho thị trường lao động nông nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tiến trình xây dựng nông thôn mới ngày càng cao thì tốc độ tăng trưởng việc làm ngày càng lớn. Sự gia tăng cung – cầu lao động cùng với môi trường kinh tế năng động là những điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển mạnh mẽ các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, giáo dục, đào tạo nghề, dịch vụ thông tin thị trường lao động,... Vì vậy, lao động nông nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ việc làm hiện đại, thực hiện các giao dịch trên thị trường lao động.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng có sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp Hà Nội: Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm một bộ phận lao động nông


nghiệp không đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn mới theo yêu cầu hiện đại về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động. Bộ phận lao động nông nghiệp này phần lớn đã lớn tuổi hoặc trình độ học vấn thấp không còn cơ hội đào tạo nâng cao trình độ và không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới của doanh nghiệp, của nền kinh tế, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của họ rất hạn chế. Đây là vấn đề kinh tế - xã hội khá phổ biến trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo sức ép về việc làm đối với lao động nông nghiệp, nông thôn dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Xây dựng nông thôn mới làm tăng lượng lao động nhập cư ngày càng cao gây sức ép lớn về việc làm và sự quá tải về kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục,... ở các khu đô thị.

Quá trình xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những cơ hội và thách thức về lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Hà Nội. Do đó việc phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa việc làm cho lao động nông nghiệp với quá trình xây dựng nông thôn mới, việc đánh giá thực trạng việc làm cho lao động nông nghiệp và đề xuất các giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn năm 2015 – 2020, định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, đề tài “Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội” được lựa chọn để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nhận thức cơ sở khoa học về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới

- Đánh giá, phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2008 -2013.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp để gắn giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 định hướng 2030.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi đề tài: Luận án tập trung nghiên cứu việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số huyện của Thủ đô Hà Nội theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2013.

4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu

4.1. Phương pháp tiếp cận

Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận theo vùng: Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới khác nhau. Theo đó, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp cũng không giống nhau ở mỗi địa phương về quy mô, số lượng, chất lượng, cơ cấu. Do đó tiếp cận vùng sẽ cho phép nghiên cứu những yếu tố riêng biệt của mỗi vùng từ đó có những giải pháp cụ thể phù hợp với mỗi vùng.

Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình lao động, việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội được sử dụng trong đề tài:

- Cơ cấu lao động nông nghiệp phân loại theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn.

- Cơ cấu lao động nông nghiệp phân loại theo ngành nghề.

- Cơ cấu lao động nông nghiệp phân loại theo độ tuổi, giới tính.

- Phân bố lao động nông nghiệp phân loại theo vùng.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp có việc làm và lao động nông nghiệp thiếu việc làm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2024