Rừng, Bản Nguyn Của Sự Sống Tây Nguyên


tập quán của người Tây Nguyên- chỉ được “sao chụp” lại. Bên cạnh đó cũng có nhiều truyện ngắn phản ánh văn hóa Tây Nguyên chỉ với mục đích là truyền bá hơn là biểu hiện nên người đọc tiếp nhật các giá trị ấy như là trong một tác phẩm ký. Nhưng dẫu sao văn hóa Tây Nguyên đã đem đến cho các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật viết về Tây Nguyên nhiều màu sắc sinh động, hấp dẫn người đọc bởi tính kỳ lạ độc đáo và đậm chất nguyên sơ. Ngược lại, chính các tác phẩm ấy đã làm hiện lên một cách khá hoàn chỉnh bức tranh văn hóa Tây nguyên đa sắc màu và đậm chất nhân văn để độc giả có thể hiểu và mến yêu cuộc sống của con người nơi đây. Tác phẩm văn xuôi của Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Y Điêng...chính là chiếc cầu nối để người đọc có thể đến với một vùng văn hóa đặc sắc ở Việt Nam. Sự đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên được thể hiện khá đầy đủ trong các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật. Ở đó chúng ta sẽ được tiếp xúc với một nền văn hóa vô cùng phong phú: sự hiền minh của rừng, niềm kiêu hãnh của làng, sự huyền hoặc của cồng chiêng, sự linh thiêng của lửa, sự “ngọt ngào” của nước, tính đa chức năng của nhà rông, cái độc đáo của rượu cần, sự đa dạng của lễ hội, sự kỳ lạ của những đêm kể khan v.v…

1.2 Rừng, bản nguyn của sự sống Tây Nguyên

Mỗi cộng đồng người đều gắn bó với những không gian sống cụ thể. Không gian hay môi trường tự nhiên ấy có ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm tính cách của con người, từ đó mà góp phần hình thành nên diện mạo văn hóa. Văn học phản ánh đời sống qua những hình tượng cụ thể, và thông qua các hình tượng ấy mà khái quát một vấn đề nhân sinh nào đó. Trong quá trình tái hiện đời sống, nhà văn luôn chọn không gian cho nhân vật hoạt động. Sự chọn lựa ấy phụ thuộc vào ý đồ biểu hiện của nhà văn, đồng thời cũng phụ thuộc vào môi trường trực tiếp. Đối với người Tây Nguyên, môi trường sống của họ là rừng. Rừng là bản nguyên của sự sống nên rừng cũng là cội nguồn của văn hóa nơi đây.


Tại sao nói rừng là bản nguyên của sự sống Tây Nguyên?

Khác với người Chăm phần lớn định cư ở vùng duyên hải nam Trung bộ, người Khơ-me định cư ở hạ lưu sông Mêkông; các dân tộc Tây Nguyên sống ở miền rừng núi - một vùng “rừng thiêng nước độc” đối với người Kinh. Ở Tây Nguyên, trừ những khoảng đất của làng ra còn lại là rừng, rừng mênh mông bất tận. Sự phong phú của rừng đã tạo dựng cho cư dân nơi đây một cuộc sống lấy rừng làm điểm tựa, cả vật chất lẫn tinh thần. Người Tây Nguyên bước ra khỏi làng là đến rừng. Về cơ bản, làng là văn hóa, rừng là tự nhiên. Cái thế giới tự nhiên ấy vừa thân tình vừa bí hiểm, vừa hiền lành vừa dữ dội, vừa hiện thực vừa huyền thoại. Nhà dân tộc học Jacques Dournes trong Rừng, đàn bà, điên loạn có viết: “Con người đứng trên một thế cân bằng kỳ lạ, và kỳ diệu: họ đứng “mấp mé”giữa làng và rừng, giữa văn hóa và hoang dã, giữa “cô gái làng” và “cô gái rừng”[82, tr.11]. Nói chung, rừng Tây Nguyên là tài nguyên vật chất, đồng thời là cội nguồn tâm linh. Rừng luôn ám ảnh con người nên rừng luôn hiện hữu trong các tác phẩm văn chương viết về Tây Nguyên. Do ra đời vào “thời thơ ấu của loài người” nên trong thần thoại sử thi, rừng là một thế giới huyền bí linh thiêng, là nơi ngự trị của thần linh ma quái với một sức mạnh dữ dội sẵn sàng đe dọa bất cứ ai. Trong văn học viết, rừng được phản ánh một cách khoa học và biện chứng hơn, nhưng các tác giả cũng không thể không quan tâm tâm đến tính linh thiêng của rừng; tức là “cô gái rừng” trong huyền thoại Tây Nguyên vẫn không thể không ám ảnh các nhà văn, nhất là những nhà văn đã từng sống nhiều với cư dân bản địa. Vì thực tế, người Tây Nguyên vẫn rất “sợ” rừng, vì rừng già chứa đầy bí ẩn: “Càng đi vào trong, cây cối càng rậm dày hơn, nhiều thân cây cao vút thẳng, che rợp bóng xuống thâm u, lá cành đều mọc một lớp lông dài để chống khí lạnh quanh năm bốc tỏa từ trong thớ đất ẩm ướt tuôn đầy lá mục. Một chất meo mốc quánh dẻo đóng vàng bên ngoài làm cho hình dáng cây cối trở nên cổ quái và kinh dị” [15, tr.33]. Dẫu vậy, họ vẫn


rất yêu rừng: “Già Đinh Lao hít một hơi thật mạnh cảm nhận mùi hương từ rừng như mùi hoa, trong như nước suối, tinh khiết như hơi sương tràn đầy lồng ngực”[17, tr. 46]. Yêu, vì rừng đã sinh ra, đã tạo dựng nên cuộc sống Tây Nguyên (theo quan niệm của người Tây Nguyên). Có thể nói rừng là nơi bắt đầu của mọi giá trị văn hóa. Nếu không hiểu rừng thì không hiểu gì về Tây Nguyên, con người Tây Nguyên, văn hóa Tây Nguyên.

Trập trùng núi cao và hun hút thung sâu làm nên vẻ đẹp riêng của núi rừng Tây Bắc: “…Đường đi trên các sống núi, ngước lên thăm thẳm màu xanh biên thùy, nhìn xuống thung sâu hun hút, lác đác những bản làng nhỏ xíu phơi mình trong nắng chói chang”[27, tr.110]. Khác với địa hình Tây Bắc, Tây Nguyên, trừ vùng cực bắc và cực nam có địa hình hiểm trở, còn lại là những cao nguyên mênh mông nối tiếp nhau nên rừng hiện lên trong những trang văn trước hết là một thế giới đầy thơ mộng và trữ tình. Những cánh rừng già bạt ngàn màu xanh, dập dìu mây trắng đã làm nên chất thơ trong những trang văn xuôi: “Chúng tôi dừng chân ngang sườn núi Chư Sao. Dưới chân chúng tôi, mùa thu rộng rãi và ngơ ngác phủ lên tất cả cao nguyên Buôn Hồ một màu xanh non pha vàng, êm dịu và buồn rười rượi”[30, tr.320]. Rừng cũng vang lên bản hòa âm độc đáo của các loài chim: “Lũ chim bắt đầu rời tổ ríu rít gọi đàn đi kiếm mồi, những con chim họa mi, chim chào mào, chim pơ rơ tơk, lại thi nhau hót vang rừng. Một đàn chim amră xòe đuôi, đôi chân bước uyển chuyển như một diễn viên múa thực thụ. Lũ chim tơ pơk, chim grăch, xơ rông, chim pơ liêu, pơ lang cũng bị thu hút vào vũ điệu”[19, tr.13]. Rừng Tây Nguyên hiện lên không chỉ như là bức tranh êm dịu mà con như một bản nhạc rộn rã âm thanh. Nhưng cái man mác trữ tình, hài hòa như một bài thơ ấy chỉ là ở mùa khô. Khi mùa mưa đến thì rừng Tây Nguyên trở thành một con thú hung dữ, lồng lộn, gầm thét: “Mùa mưa rừng Tây Nguyên ai đã nếm qua hẳn nhớ đời…Từng trái núi khổng lồ đổ ập xuống, và từng dãy núi dài cao vút mọc lên,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.


những hố sâu hun hút đột nhiên toác ra ở chỗ mới hôm trước là đất bằng, rừng già”[26, tr.168]. Núi rừng Tây Nguyên vào mùa mưa là thế, luôn mang phẩm chất của gã khổng lồ hung dữ sẵn sàng gây gổ với bất cứ ai. Có lẽ sự thâm u, bí hiểm và “gầm thét” của rừng già là nguồn gốc của nỗi sợ hãi làm nên “tín ngưỡng rừng”, làm nên các huyền thoại Tây Nguyên. Bên cạnh đó, vẻ hiền hòa của nó đã hình thành tình yêu rừng, bồi đắp tâm hồn phong phú, đầy chất nghệ sĩ của người Tây Nguyên. Trong văn xuôi viết về Tây Nguyên, các tác giả “khai thác” rừng chủ yếu dưới khía cạnh thân tình với con người. Vì trong thực tế, rừng không bao giờ đứng ở thế đối lập với con người, nhất là người Tây Nguyên rất hiểu rừng. Rừng chỉ hung dữ và trừng phạt khi con người đối xử tàn nhẫn đối với nó. Người Tây Nguyên luôn quan niệm: “Có rừng, có trảng, có đá là có thần”[7, tr. 54]. Rừng là thế giới của thần linh nên luôn bí hiểm. Tuy nhiên, sự bí hiểm của rừng không ngăn được con người đến với nó, bởi vì rừng là không gian sống chủ yếu, làng chỉ là một lát cắt của rừng, không gian làng vẫn bị nhấn chìm bởi không gian rừng, nhất là về đêm.

Văn hóa và con người tây nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000 - 4

Đời sống của người Tây Nguyên gắn bó mật thiết với rừng. Họ yêu rừng như ngư dân yêu biển. Họ trở về rừng như đứa con đi xa về với mẹ. Rừng là người mẹ chở che, rừng là người bạn tâm tình, rừng là người yêu chung thủy... Trong chiến đấu, người dân Tây Nguyên luôn dựa vào rừng để chống lại kẻ thù. Ở tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Núp cùng với dân làng Kông Hoa đã tận dụng mọi khả năng của rừng để có thể trường kỳ kháng chiến và đã làm cho giặc Pháp nhiều phen kinh hồn bạt vía. Người Tây Nguyên lấy cái ăn, cái uống từ rừng, khi gặp hiểm nguy thì họ cũng nhờ rừng chở che. Chính địa thế hiểm trở của rừng là một địa bàn lý tưởng cho chiến tranh du kích. Đội du kích của Núp đã lợi dụng từng con dốc, từng hòn đá, từng gốc cây để làm vũ khí chống lại kẻ thù. Họ dựa vào đồi dốc để làm bẫy đá, lấy cây rừng để làm “chông trên trời” và chông dưới đất. Họ lấy chất độc từ mủ cây tang-nang để tẩm vào mũi chông,


mũi tên. Họ lấy trái lô-pang ăn thay muối chờ ngày thắng lợi có muối Bok Hồ v.v...Đoạn văn sau đây là một chiến công ngoạn mục từ “vũ khí rừng”: “Giàng ơi! Đá chạy xuống, đá chạy xuống! Nó vụt chạy. Đá đuổi theo. Nó chạy chừng nào đá đuổi chừng ấy. Đá cứ chạy theo đường mòn, nhảy tưng tưng. Pháp sợ quá. Nó la um sùm. Nó chạy vô núi. Nó vấp một cái dây. Cái dây đứt phựt, bốn cái lao dài, nhọn, sáng phóng ra trúng thằng Pháp ở giữa ngực” [26, tr. 435] . Những trận đánh như thế này chỉ có ở núi rừng. Khi con người với rừng gắn bó máu thịt với nhau thì giặc dù có xe tăng, tàu bay, đại bác cũng không thể nào tiêu diệt được. Sức mạnh của con người Tây Nguyên bắt nguồn từ sức mạnh của rừng, rừng là nguồn năng lượng bất tận tiếp sức cho họ. Cuộc chiến đấu của Núp cùng với dân làng Kông Hoa thu được những thắng lợi quan trọng là nhờ họ biết tận dụng ưu thế của rừng.

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, rừng là biểu tượng cho tinh thần cách mạng của những thế hệ con người nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu bảo vệ dân làng. Rừng xà nu gắn bó sâu sắc với cộng đồng Xô man. Tnú và Mai học bằng cái bảng xông khói xà nu. Dân làng Xô man tập trung tại nhà ưng cũng dưới ngọn đuốc xà nu. Tnú bị bọn thằng Dục đốt mười đầu ngón tay bằng vải tẩm dầu xà nu. Cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú trong đêm anh về thăm làng dưới ngọn đuốc xà nu bập bùng v.v… Những lớp cây xà nu tương ứng với các thế hệ người dân Xô Man kiên cường: cụ Mết- cây xà nu già, Tnú- cây xà nu lớn, bé Heng- cây xà nu con. Sức sống của rừng xà nu là sức sống của của các thế hệ con người mà không một sức mạnh nào có thể tàn phá nổi: “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời...”[26, tr. 133]. Trùng trùng lớp lớp cây xà nu gợi sức mạnh tiềm tàng, bất diệt của con người Tây Nguyên. Có ai đọc Nguyên Ngọc mà không bị ám


ảnh bởi rừng xà nu. Hình ảnh rừng xà nu là biểu trưng cho câu chuyện về anh Tnú và làng Xô Man quật cường, là sự trường tồn của cuộc sống Tây Nguyên.

Vũ Hạnh trong truyện ngắn Núi rừng bất khuất đã ngợi ca tinh thần bất khuất của dân làng Chò. Trước sự đe dọa của lính Pháp, người làng Chò “theo rừng” để không theo giặc: “Ông Dô và dân làng đi mãi vào rừng sâu. Bàn tay kẻ thù không đủ chiều dài để với tới họ, viên đạn kẻ thù không đủ sức mạnh để ngăn chặn họ. Họ ở nơi này ít lâu, họ lại dời đi nơi khác. Chỗ nào trong núi rừng này chẳng nuôi sống được những con người bất khuất”[12, tr.249]. Và địa thế hiểm trở đã giúp họ thiêu cháy quân Pháp trong cơn lửa rừng ngút ngàn thù hận.

Điểm tựa rừng còn được tác giả Trung Trung Đỉnh thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết Lạc rừng. Khi đội du kích làng Đê Chơ Rang thất thế, thì rừng là nơi che giấu họ một cách kín đáo nhất, bởi vì “Rừng già có khả năng yên tĩnh tới mức, chiến tranh chừng như cũng không khuấy động nổi nó”[5, tr. 105]. Và, cũng như đội du kích Kông Hoa, đội du kích Đê Chơ Rang cũng dựa vào rừng để đánh địch. Trong thế chênh lệch về trang bị và lực lượng, rừng là địa bàn lí tưởng cho chiến tranh du kích. Nhờ đó mà các dân tộc Tây Nguyên thu được nhiều thắng lợi quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, góp phần to lớn vào chiến thắng chung của dân tộc.

Trong cuộc sống hòa bình, thế ứng xử của con người Tây Nguyên trước rừng luôn uyển chuyển, họ luôn tôn trọng rừng không phải chỉ do quan niệm rừng là vị thần toàn năng mà còn do chính giá trị của rừng trong đời sống con người: Cái rừng cái núi nó nuôi chúng ta” là câu văn được lặp lại rất nhiều lần trong các sáng tác về Tây Nguyên của Vũ Hạnh. Con người Tây Nguyên từ ngàn đời nay đã xây dựng một nền văn hóa trong mối tương tác với rừng. Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong chiến đấu chống kẻ thù, rừng còn là môi trường sống chính yếu đối với họ, cho nên người bản địa Tây Nguyên không bao giờ


tàn phá rừng một cách tàn nhẫn, mặc dù họ sản xuất bằng cách đốt rừng làm rẫy. “Núi rừng che chở cho chúng ta, chúng ta phải bảo vệ núi rừng”[12, tr.241]. Lời của già Dô tuyên bố trước dân làng Chò trong tiểu thuyết Lửa rừng của Vũ Hạnh đã thể hiện rõ ý thức và hành động của người Tây Nguyên với rừng.

Khó có thể tìm được trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Tây Nguyên một thứ gì mà lại không liên quan đến rừng. Hạt gạo cũng được làm từ một khoảng đất của rừng. Thức ăn cũng từ rau rừng, thú rừng. Cái khố để mặc cũng từ vỏ cây rừng. Nhà sàn để ở, nhà rông để sinh hoạt đều làm từ cây rừng. Chất men rượu cần được chế từ những loại thảo mộc trong rừng. Các loại nhạc cụ phần lớn cũng đều được làm từ những sản vật rừng...Trong Đất nước đứng lên, Núp nói với dân làng: “Trong rừng Bana cái gì cũng quí. Sợi mây làm nhà, ngọn rau ăn no bụng, cây to làm cột, cây nhỏ làm củi”[26, tr. 425]. Có thể khẳng định: rừng gần như là tất cả đời sống của người Tây Nguyên. Người Tây Nguyên đi vào rừng như đi vào bản nguyên tâm linh của mình, cho nên họ rất thích lang thang trong rừng. Chỉ khi sống với rừng thì con người Tây Nguyên mới bộc lộ tất cả phẩm chất của mình: “Bơn cũng là nhân vật lạ. Anh ta chậm cả đôi chân lẫn chậm cái đầu. Chỉ lúc cầm súng vào rừng săn thú, anh mới thực sự là anh Bơn khác. Cái anh Bơn ủ dột, yếm thế lúc nào cũng gườm gườm không còn nữa, mà rõ là anh Bơn của núi, của rừng”[6, 93]. Đối với anh hùng Núp thì còn hơn thế nữa, sức mạnh của Núp là sức mạnh của rừng, thiếu rừng, Núp liền ngã bệnh. Thiếu rừng, người Tây Nguyên họ sẽ trở nên lạc lõng, sẽ không còn là chính họ nữa, và vì thế sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên.

Trong đời sống hàng ngày, người Tây Nguyên có thể suốt ngày đi lang thang trong rừng mà không sợ bị lạc hay thú dữ. Họ đi tìm niềm vui và lẽ sống trong chính người bạn rừng, họ xa rừng như cá xa nước: “Càng đi Dinh càng


nhận thấy anh không thể nào thiếu được Y Kla giữa chốn núi rừng. Y Kla là sự dẫn lối, là sức chở che, Y Kla rẽ lá, vạch cây, xuống dốc, lên đồi, trầm tĩnh khôn ngoan. Y Kla đi giữa núi rừng như các lội trong sóng nước”[12, tr.193]. Y Kla (Lửa rừng- Vũ Hạnh) lấy chồng người Kinh, cô được chồng đưa về đồng bằng. Xa rừng cô chịu không nổi, nên chỉ được một ngày cô bỏ chồng trở về với núi rừng thân yêu của mình. Làm sao có thể xa được rừng, vì con người Tây Nguyên sinh ra và lớn lên với rừng, rừng làm nên khí chất và tính cách của họ; tâm hồn của họ là những cánh rừng ngút ngàn, trái tim của họ luôn hướng về rừng:

Y Kla muốn vươn mình lên trên những ngọn núi xa kia như bắt chộp lấy hồn mình ở đấy. Phải tìm trở lại những gì làm nên sức mạnh, làm nên sự sống, làm nên máu tủy của mình. Phải đòi lấy nó, ôm ghì được nó, đắm mình trong nó, lăn lộn từng hồi, uống ngợp từng dòng, no nê vì cái núi rừng, đau khổ vì cái núi rừng, sao cho đá núi cào tuôn máu ở đôi chân, gai rừng đâm nát mấy lần da thịt, khói núi mờ mịt che mù đôi mắt [12, tr.202].

Tâm trạng da diết nhớ rừng của Y Kla cho thấy rằng núi rừng chính là cuộc đời của người Tây Nguyên. Một cuộc đời như vậy đối với người sống ở đồng bằng có lẽ là hơi buồn tẻ vì môi trường tiếp xúc ấy chỉ là thiên nhiên. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, nó chính là một lẽ sống tinh khiết, trong sạch. Con người càng hiện đại, họ càng khát khao được trở về với tự nhiên. Bây giờ người ta chẳng phát triển loại hình du lịch sinh thái đó sao? Các dân tộc khác họ thường có tôn giáo của mình để gội rửa linh hồn được trong sạch và tạo dựng niềm tin cho cuộc đời. “Tôn giáo” của người Tây Nguyên đó là rừng. Có thể trong thời hiện đại nhiều tôn giáo của phương Tây như Thiên Chúa, Tin Lành đã du nhập vào Tây Nguyên và họ cũng rất sùng đạo, nhưng ở phương diện truyền thống, rừng vẫn giữ một vai trò không thể thay thế. Ngày nay, một bộ phận người Tây

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 16/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí