Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Và Văn Học


Văn Công Hùng trong bài viết Đa mang Thu Loan cũng cho rằng Thu Loan rất thành công trong mảng sáng tác về đề tài dân tộc Tây Nguyên, trong sáng tác của chị hiện lên “những người đàn bà Tây Nguyên, buôn làng Tây Nguyên, trẻ con Tây Nguyên, tâm thức Tây Nguyên, giá trị Tây Nguyên. Chị như một sứ giả mộng du trong ấy và gặp biết bao điều mới lạ, cả ngang trái và tốt đẹp, cả phiền não và hoang mang”[285, tr.17].

Một số nhà văn địa phương khác như Phạm Kim Anh, Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Hòa… cũng có những tác phẩm hay về Tây Nguyên nhưng chưa tạo được ấn tượng mạnh nên cũng chưa thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu.

Như vậy tình hình nghiên cứu văn học viết về Tây Nguyên chỉ “xôn xao” với tác phẩm của Nguyên Ngọc, còn với các tác giả khác thì khá lặng lẽ và thưa thớt. Tuy nhiên những gì có được cũng rất quí và đáng trân trọng .

Trên cơ sở tiếp thu những nhận xét, đánh giá quí báu của người đi trước, chúng tôi xác lập hướng nghiên cứu có tính chất tổng thể nhằm tìm ra hệ thống những giá trị văn hóa cũng như tính cách con người Tây Nguyên để khám phá những thành tựu nổi bật trong sáng tác về đề tài Tây Nguyên trong văn xuôi Việt Nam 1945-2000. Từ đó khẳng định tính độc đáo mới lạ làm nên đặc trưng Tây Nguyên trong các sáng tác, qua đó thấy được những đóng góp to lớn của các nhà văn đối với việc gìn giữ và phát huy nền văn hóa của một vùng miền vẫn còn nhiều bí ẩn cần khám phá và truyền bá nhiều hơn.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng

Trước năm 1945, ở Tây Nguyên hầu như chỉ có văn học dân gian. Văn học viết về Tây Nguyên chỉ thật sự được định hình từ năm 1945 với sự xuất hiện của Nguyên Ngọc. Vì vậy, đối tượng khảo sát của luận án là những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật đặc sắc viết về Tây Nguyên từ năm 1945 đến 2000, phần lớn l tc phẩm của Nguyn Ngọc. Sau đó là sáng tác của Vũ Hạnh, Trung


Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Đỗ Tiến Thụy, Thu Loan và một số nhà văn khác. Về tác giả là người dân tộc Tây Nguyên, người viết tìm hiểu các sáng tác của Y Điêng, H’Linh Niê (Linh Nga Niê Kđăm), Kim Nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Người viết chỉ tập trung khảo sát các tác phẩm phản ánh văn hóa và con người bản địa Tây Nguyên (trong không gian năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng). Các tác phẩm viết về người Kinh ở Tây Nguyên không thuộc phạm vi khảo sát của luận án.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Văn hóa và con người tây nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000 - 3

Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học khá đa dạng. Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu những vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn và một số tác phẩm ký giàu tính nghệ thuật) từ năm 1945 đến năm 2000.

Ngoài ra người viết còn tham khảo văn học dân gian Tây Nguyên, nhất là sử thi để có được một cái nhìn hệ thống và biện chứng các giá trị văn hóa trong văn học. Và người viết cũng sẽ xem xét những tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên sau năm 2000 để cảm nhận đầy đủ hơn một diện mạo văn học. Đồng thời cũng sẽ tìm hiểu tất cả những công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa Tây Nguyên từ xưa đến nay nhằm xác định hướng đi mới của mình, tránh sự trùng lặp. Để tiện so sánh, người viết cũng tham khảo những tác phẩm viết về miền núi phía Bắc và các vùng miền khác.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp xã hội học

Được vận dụng để nhìn nhận cơ sở xã hội của sáng tác và tiếp nhận, từ đó phân tích hiệu quả nghệ thuật của mối quan hệ tương tác giữa xã hội và văn học. Cơ sở xã hội của văn học viết về Tây Nguyên chính là xã hội Tây Nguyên


trong một khung thời gian nhất định làm nền cho những giá trị văn hóa và con người trong văn học.

4.2 Phương pháp hệ thống

Để có được cái nhìn cụ thể và lôgíc về vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên, người viết sẽ đặt các nội dung một cách hệ thống theo trục dọc trong các tác phẩm, từ đó mà phân tích khái quát nhằm làm nổi rõ vấn đề.

4.3 Phương pháp liên ngành

Để vấn đề được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo, người viết vận dụng những kiến thức về xã hội học, dân tộc học, lịch sử, tôn giáo, chính trị…để giải mã, cắt nghĩa các hiện tượng văn học. Trong quá trình tìm hiểu, phân tích những giá trị văn hóa và đặc điểm con người, người viết không tách rời tác phẩm văn chương với môi trường, thời đại và đặc trưng thẩm mỹ của văn học.

4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu

So sánh tác phẩm viết về Tây Nguyên với tác phẩm viết về các vùng đất khác. So sánh sáng tác của các tác giả với các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu. Đối chiếu với đời sống văn hóa và con người trong thực tế để thấy được giá trị hiện thực cũng như giá trị biểu hiện của hình tượng.

4.5 Thao tác phân tích, tổng hợp

Người viết chủ yếu đi vào phân tích những biểu hiện văn hóa cũng như tính cách con người Tây Nguyên để làm hiện lên một cách rõ ràng các giá trị về văn hóa và con người trong văn học. Từ đó khái quát đặc trưng văn hóa con người Tây Nguyên trong hệ thống văn hóa, con người Việt Nam.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Như đã nói ở trên, nghiên cứu đề tài này, người viết muốn đem đến một cái nhìn tổng thể toàn bộ sáng tác văn xuôi về Tây Nguyên. Và nó có tính chất


mở đường cho nghiên cứu về văn học viết về Tây Nguyên một cách có hệ thống.

Luận án góp phần làm nổi lên bức tranh văn hóa Tây Nguyên từ nhiều đường nét, màu sắc độc đáo để có thể khẳng định giá trị của một nền văn hóa có thể sẽ một đi không trở lại nếu không được hiểu đúng và ứng xử đúng về nó.

Luận án cũng góp phần vào việc phân tích tính cách và đặc điểm hình tượng con người Tây Nguyên thông qua cuộc sống sinh hoạt, lao động và chiến đấu của họ để từ đó có thể rút ra được những ý nghĩa sâu xa về sự tồn sinh, về nhân sinh quan tốt đẹp mà con người càng văn minh càng dễ bị đánh mất.

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được triển khai như sau: Chương 1: Văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000. Chương 2: Con người Tây Nguyên trong xuôi nghệ thuật 1945-2000.

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hóa con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000.


CHƯƠNG 1

VĂN HÓA TÂY NGUYÊN

TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT 1945 - 2000

1.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa khác nhau bởi mỗi người đứng dưới một góc độ để xem xét. Tuy nhiên dù ở phương diện nào cũng không nằm ngoài việc xác định văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong trường kỳ lịch sử để phục


vụ cho sự tồn tại của mình. Trong hàng trăm định nghĩa về văn hóa, có nhiều định nghĩa đã làm nổi rõ điều đó. Như định nghĩa của E.B. Tylor: “Văn hóa là một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”[80, tr.10]. Định nghĩa của UNESCO:”Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc”[80, tr. 10]. Từ những quan niệm về văn hóa, chúng ta thấy văn hóa có mặt trong toàn bộ đời sống của xã hội loài người. Mọi sự sáng tạo có giá trị của con người đều là văn hóa. Tuy nhiên cũng cần phải khu biệt khái niệm để cho công việc nghiên cứu văn hóa tránh sự trùng lặp với nhiều ngành khoa học khác. Văn hóa, theo cách hiểu thông thường nhất, chính là bộ mặt tinh thần và vật chất của xã hội. Văn hóa làm nên diện mạo của dân tộc này so với dân tộc khác. Văn hóa phản ánh mọi mặt đời sống của một dân tộc. Muốn tìm hiểu bản sắc của một dân tộc thì không có cách nào khác hơn là phải đi khảo sát văn hóa của dân tộc đó. “Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc bắt nguồn từ trong sức sống, khả năng sinh tồn của dân tộc ấy. Văn hóa là cái có tính chất nội sinh, vì vậy bản sắc văn hóa cũng là vẻ đẹp tự nhiên, là thuộc tính của mỗi nền văn hóa”[99, tr.45]. Văn hóa là sản phẩm của một cộng đồng người được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử. Trong ý nghĩa đó, mỗi một dân tộc dù ở trình độ văn minh nào thì cũng đều có nền văn hóa riêng của dân tộc mình. “Không có dân tộc nào lại không có văn hóa và cũng không có văn hóa nào lại không gắn liền với cuộc sống của một dân tộc cụ thể. Dân tộc là cội nguồn vĩnh cửu, là mảnh đất vô biên của văn hóa” [270, tr. 56]. Nền văn hóa ấy biểu hiện cụ thể trong đời sống vật chất cũng như tinh thần, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của họ trước sức mạnh của tự nhiên, trước sự khống chế của dân tộc khác.


Là nhân tố quan trọng bậc nhất, văn học của một dân tộc góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Dòng chảy của văn học có nguồn mạch từ những giá trị văn hóa dân tộc, cho nên: “Văn học nếu có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể phản ánh thông qua lăng kính văn hóa, thông qua “bộ lọc” của cá giá trị văn hóa [258, tr.67]. Văn học, trong ý nghĩa chung nhất là sản phẩm tinh thần dân tộc. Khi nói đến văn học của một dân tộc người ta hay nghĩ đến văn hóa của dân tộc đó. Và khi nói đến văn hóa của dân tộc người ta cũng quan tâm hàng đầu đến văn học. Những tác phẩm văn học có giá trị, được cộng đồng chấp nhận, trường tồn cùng thời gian thì đó cũng là sản phẩm văn hóa của dân tộc. Một tác phẩm văn học độc đáo, vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, có tính nhân loại thì trước hết tác phẩm ấy phải có tính dân tộc sâu sắc. Như vậy, văn hóa chính là cái nôi nuôi dưỡng cho văn học, tạo cho văn học một sắc thái riêng, mang đậm hơi thở của dân tộc mình. Về phần mình, văn học lại góp phần quan trọng trong việc tôn tạo, bổ sung những giá trị văn hóa làm cho đời sống văn hóa ngày càng phong phú hơn. Văn học luôn có những tác động tích cực đến văn hóa. Văn học như một tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Các tác phẩm văn học có thể giúp người ta nhận thức rõ hơn về hiện thực cuộc sống, ý thức sâu sắc hơn về cộng đồng, về dân tộc, về truyền thống lịch sử…Văn học cùng với các hình thức nghệ thuật khác cũng là nơi giữ gìn các giá trị văn hóa cổ xưa. Nhà văn bao giờ cũng có công lớn trong việc xây dựng các giá trị văn hóa, định hướng những chuẩn mực thẩm mỹ để hình thành tính nhân văn trong phẩm chất con người của dân tộc mình.

Văn học là một bộ phận của văn hóa, nó nằm trong cái tổng thể văn hóa. Quan hệ giữa văn học với văn hóa là quan hệ có tính biện chứng giữa cái tổng thể và cái bộ phận. Mà cái tổng thể bao giờ cũng chi phối cái bộ phận, cái bộ phận chịu sự qui định của cái tổng thể. Cái riêng chỉ tồn tại trong mức độ nó


liên hệ với cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Nói như thế không có nghĩa là văn học không có những qui luật riêng của mình, không có con đường đi riêng của mình. Cũng như cây xanh bám rễ từ đất để vươn lên bầu trời cao rộng, văn học có gốc rễ từ văn hóa dân tộc nhưng nó có xu hướng vươn tới những giá trị mới để hình thành những chuẩn mực thẩm mỹ mới. Nhưng những ngả đường dù có phong phú đến đâu nó cũng không vượt ra ngoài “khoảng trời văn hóa” mà nó tồn tại. Giá trị văn hóa là kết quả của quá trình hoạt động có ý thức của con người được thời gian gạn lọc, một khi được hình thành thì nó bao giờ cũng tác động tích cực đến ý thức cũng như hành động của con người, khi đó mọi hoạt động của con người đều bị chi phối bởi giá trị ấy.

Với phạm vi khái quát đời sống rộng lớn của mình: tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ý chí…của con người; phong tục, đạo đức, pháp luật, truyền thống, triết học, tín ngưỡng, tôn giáo…của xã hội; văn học là một bộ phận quan trọng bậc nhất của văn hóa. Vai trò to lớn đó đã khẳng định rằng, nghiên cứu văn hóa không thể không quan tâm đến văn học, đặc biệt là những nền văn hóa trong đó văn học đóng vai trò trung tâm như văn hóa Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa ở nước ta khi khái quát đặc điểm, bản sắc văn hóa dân tộc đã lấy cơ sở từ nhiều cứ liệu văn học, nhất là từ kho tàng tục ngữ, ca dao và những tác phẩm cổ điển của văn học thành văn của dân tộc. Xem các giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ thấy rõ điều đó.

Ở phía ngược lại, nghiên cứu văn học bao giờ cũng làm nổi bật các giá trị văn hóa mà nó chứa đựng, có như vậy mới có thể khám phá một cách đầy đủ và có chiều sâu một tác phẩm văn học, và quan trọng hơn là tránh được xu hướng đơn giản hóa, dung tục hóa tác phẩm. Dù muốn hay không, có ý thức hay không có ý thức phản ánh, thì văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong văn học. Bởi nhà văn bao giờ cũng là một con người cụ thể của một giai tầng và dân tộc, một thời đại


cụ thể; bởi thế giới nghệ thuật của anh ta bao giờ cũng tồn tại dưới một “bầu trời” văn hóa cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học với nhiều yếu tố khác có liên quan, trong đó văn hóa là một cơ sở quan trọng. Không thể hiểu một cách sâu sắc và đúng đắn tác phẩm văn học nếu không đặt nó vào cơ sở văn hóa.

Ngành nghiên cứu văn hóa ra đời và phát triển sau ngành nghiên cứu văn học rất lâu. Khi lý luận về nghiên cứu văn hóa được du nhập vào nước ta, thì đồng thời với nó lý luận về sự giao thoa giữa văn hóa và văn học cũng được giới thiệu. Và với mối liên hệ nội tại của văn hóa và văn học, nghiên cứu văn học ở phương diện văn hóa đã nhanh chóng phát triển nhờ vào ưu thế nổi bật của nó trong việc khám phá nhiều giá trị sâu sắc và phong phú của văn chương. Nếu con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội thì văn chương là tổng hòa các hình thái ý thức của con người. Nếu con người luôn có ý thức vượt thoát những giới hạn của sự hiểu biết thì nghiên cứu văn học cũng luôn có xu hướng thoát khỏi những ràng buộc có tính truyền thống của mình để khám phá nhiều chiều kích mới, đó là cơ sở để chúng ta tiếp nhận nhiều trường phái lý luận văn học mới. Nghiên cứu văn học không chỉ giới hạn trong tính nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ, cấu trúc ngôn từ nghệ thuật, hệ thống thi pháp, cá tính sáng tạo, tư duy hình tượng v.vmà luôn mở rộng phạm vi của lý thuyết hệ thống để đi vào những chân trời mới. Nghiên cứu văn hóa trong văn học nằm trong xu hướng ấy.

Trong các thể loại văn học thì văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết có sức khái quát đời sống xã hội vô cùng rộng sâu, cho nên nó có ưu thế rất lớn trong việc đi vào các nguồn mạch văn hóa, phản ánh các giá trị văn hóa một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Tất nhiên, văn hóa trong văn học thường được thể hiện một cách “nghệ thuật” chứ không phải chỉ là sự miêu tả ở phạm vi “hiện thực” của nó. Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm, các giá trị văn hóa- nhất là phong tục,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2022