Vẻ Đẹp Hình Thức Của Người Tây Nguyên


trong lĩnh vực văn học luôn khái quát con người dưới cơ sở văn hóa, được soi rọi bởi ánh sáng văn hóa.

Không như văn hóa với con người, con người với văn học có phần dễ nhận diện hơn. Văn hóa, văn học đều là sản phẩm có ý thức của con người. Cũng như văn hóa, văn học ra đời nhằm đưa con người lên một bước tiến mới trên hành trình làm người, để con người được là “người” hơn. Con người vừa là chủ thể sáng tạo thẩm mỹ vừa là đối tượng khám phá của nghệ thuật. Toàn bộ sự sáng tạo đều hướng tới mục đích vì con người. Mục đích cuối cùng của văn học nghệ thuật là hướng con người đến với những gì tốt đẹp nhất, tức là hướng đến cái chân, thiện, mỹ. Con người luôn ở vị trí trung tâm của thế giới hiện thực cho nên nó luôn đóng vai trò chính yếu trong thế giới nghệ thuật. Dù viết về cái gì xa lạ đến mấy đi chăng nữa, viết về cái xấu có tệ hại như thế nào chăng nữa thì cuối cùng văn học cũng phải hướng về con người với những gì đẹp đẽ và cao thượng nhất. Thủ pháp “lạ hóa” của văn học thực chất là để tiếp cận con người trên nhiều bình diện hơn. Mục đích vì con người, do đó là thước đo cho giá trị của tác phẩm văn học. “Con người vừa là yếu tố nhận thức chủ yếu trong văn học, vừa là cái đích để sáng tạo văn học hướng tới. Các sáng tạo về phương pháp, phong cách, thể loại ngôn ngữ, kết cấu chung qui đều góp phần tạo nên hình tượng nghệ thuật mới mẻ”[228, tr.223]. Mọi ngả đường đi vào văn học đều có đích đến là con người hiện thực và lý tưởng. Phản ánh con người hiện thực là nhằm khẳng định, xây dựng con người lý tưởng là để ngợi ca, để mở rộng phạm vi hiện thực vốn quá chật hẹp so với tâm hồn con người. Văn học không chỉ là sự phản ánh hiện thực, nó còn thể hiện quan niệm của nhà văn về hiện thực. Trong các quan niệm đó, quan niệm về con người có ý nghĩa then chốt, nó chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tầm tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn phụ thuộc vào cách nhà văn nhìn đời, nhìn người như thế nào.


Con người trong văn học thống nhất nhưng không đồng nhất với con người ngoài đời sống. Từ đời sống, con người bước vào văn học với tính thẩm mỹ của nó để người đọc dễ nhận diện. Nhận diện con người cũng có nghĩa là hiểu nội dung đời sống và khám phá được tư tưởng của nhà văn. Con người trong văn học luôn được “phóng to” lên nhiều lần. Cái xấu, cái đẹp luôn được đưa đến phía cực đỉnh của nó. Tả cái xấu thì phải xấu như Thị Nở, tả cái đẹp thì phải đẹp như Thúy Kiều. Tuy nhiên, thẩm mỹ là chức năng hàng đầu nên văn học có xu hướng ưu tiên phản ánh những cái đẹp trong thiên nhiên và con người. Cái đẹp được nhận diện thường ở thế tương phản với cái xấu. Cho nên, muốn khẳng định cái đẹp thì nhà văn hay dùng cái xấu làm phương tiện. Nói như thế không có nghĩa là con người trong văn học xa lạ với đời sống, nó được chắt lọc từ đời sống, nên thông qua con người cụ thể, người đọc có thể nhận diện được cộng đồng.

Con người luôn vận động không ngừng nghỉ trong môi trường sống của mình. Trong sự chuyển mình ấy luôn chứa đựng những sự “trở dạ” trong chính bản thân con người và trong cuộc sống. Âm thầm và dữ dội, nó tạo nên những bước ngoặt. Nhiệm vụ của văn học là phải làm sống dậy sự vận động đó để có thể đi sâu khám phá mọi ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn và tính cách, làm nổi bật giá trị vốn được xem như những tấm gương của cuộc đời. Vì lấy con người làm trung tâm nên hơn ở đâu hết, trong văn học, toàn bộ đời sống từ của một con người cho đến của một dân tộc hiện lên một cách rõ nét. Những tác phẩm của Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải…đã làm hiện lên khá rõ nét con người Tây Bắc. Những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc…cho ta hiểu hơn con người Nam bộ. Những tác phẩm của Nguyên Ngọc, Y Điêng, Trung Trung Đỉnh… cũng đem đến một diện mạo của người Tây Nguyên.


Thông qua các tác phẩm văn xuôi, đặc điểm, tính cách con người Tây Nguyên hiện lên khá trọn vẹn. Tính cách là sự thống nhất giữa yếu tố di truyền bẩm sinh, truyền thống văn hóa và môi trường tự nhiên. Môi trường xã hội Tây Nguyên đầu thế kỷ XX trở về trước còn ở cuối thời kỳ nguyên thủy. Từ khi người Pháp, người Mỹ đặt sự cai trị ở đây; rồi hòa mình lập lại, cho đến tận những năm tám mươi của thế kỷ XX thì xã hội vẫn là những mối quan hệ đơn giản phi lợi nhuận. Điều đó đã khiến con người Tây Nguyên có được tính hồn nhiên, trong sáng, chân thành, sùng bái thần linh...Môi trường tự nhiên với núi non hùng vĩ, bình nguyên bao la, sông suối hiền hoà và dữ dội đã rèn đúc khí chất cường tráng, mạnh mẽ; tâm hồn cao thượng, tình cảm dạt dào...

Những năm tháng cùng sống, cùng chiến đấu với đồng bào đã giúp Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy…hiểu biết sâu sắc bản chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên. Với vốn sống phong phú cùng tình cảm trân trọng thương yêu và cảm hứng ngợi ca, các nhà văn đã đem đến cho người đọc hình ảnh con người Tây Nguyên với những phẩm chất đẹp đẽ nhất của họ. Đó là những con người khỏe mạnh về thể chất, hiền lành chất phác, luôn sống hết mình và chan hòa với cộng đồng, với cả những người tốt ngoài cộng đồng...Họ có tâm hồn trong sáng, thích lang thang phiêu bạt và chất nghệ sĩ thấm vào trong máu. Trong chiến đấu chống kẻ thù, người Tây Nguyên có tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường, lòng gan dạ dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước trước bạo tàn...Nhìn chung, con người Tây Nguyên cũng mang phẩm chất chung của dân tộc nhưng họ cũng có những đặc điểm riêng, xuất phát từ môi trường sống thuần tự nhiên đậm chất núi rừng cùng những mối quan hệ truyền thống buôn làng tốt đẹp của mình.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

2.2 Vẻ đẹp hình thức của người Tây Nguyên

Tục ngữ có câu “Người ta là hoa đất”, có nghĩa con người là tinh hoa của đất. Đất như thế nào thì người sẽ như thế ấy. Đất đai tốt tươi, mỡ màu thì con người xinh tươi, tràn đầy sức sống; đất đai khô cằn thì con người cũng héo úa. Tất nhiên, mọi thứ đều có tính tương đối. Có những loài hoa đẹp vẫn nở trên sa mạc, giữa chốn bùn lầy vẫn thơm ngát hương sen. Môi trường tự nhiên là một trong những yếu tố tạo nên tính cách: người miền biển “ăn sóng nói gió”, người miền núi “ruột để ngoài da” v.v...Môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng đến hình thức con người. Người xứ nóng có nước da đen, người xứ lạnh có nước da trắng. Người thành phố có vóc dáng thon thả, người nông thôn có thân hình vạm vỡ… Con người Tây Nguyên là con người của những thảo nguyên mênh mông, của những cánh rừng bát ngát, của những ngọn núi vòi vọi, của những thác nước hùng vĩ, của những dòng sông con suối trữ tình… Cũng như văn hóa đậm chất nguyên sơ, về cơ bản, con người Tây Nguyên mang vẻ đẹp của tính tự nhiên, tức là một vẻ đẹp từ “công nghệ làm đẹp của tự nhiên” chứ không phải là công nghệ làm đẹp của xã hội như các dân tộc văn minh.

Văn hóa và con người tây nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000 - 13

Ngợi ca là cảm hứng chủ đạo của văn học viết về Tây Nguyên (điều này có nguyên nhân lịch sử của nó). Các tác giả đã đem đến cho chúng ta một bức tranh văn hóa đầy màu sắc, đồng thời cũng giúp chúng ta nhận diện vẻ đẹp về phẩm chất cũng như hình thức con người Tây Nguyên. Con người Tây Nguyên hiện lên trong tác phẩm với những gì đẹp đẽ nhất và ở những nét riêng biệt nhất có thể có, từ sự quan sát đậm nhạt của mỗi nhà văn. Tức là có những tác phẩm đã dựng được một diện mạo riêng về con người Tây Nguyên, và cũng có tác phẩm miêu tả vẻ đẹp con người Tây Nguyên không khác gì mấy so với vẻ đẹp con người ở các vùng miền khác. Nhưng điều này có lẽ cũng bình thường, vì dù ở đâu, về cơ bản, con người vẫn giống nhau.


Cái đẹp vừa mang tính khách quan vừa có tính chủ quan. Cái đẹp không chỉ tồn tại ở bản thân nó mà còn phụ thuộc ở quan niệm về nó. Tộc người Padong ở Thái Lan cho rằng cổ của người phụ nữ càng cao, đeo được nhiều chiếc vòng đồng nhất thì càng đẹp. Người Việt trước đây quan niệm “răng nhánh hạt huyền”, “tóc bỏ đuôi gà” là đẹp. Người Tây Bắc lại cho rằng búi tóc cao hình sừng và quấn những vòng khăn sặc sỡ trên đầu là đẹp v.v…Đối với người Tây Nguyên, các tác giả đã đem đến cho chúng ta một sự ngạc nhiên về quan niệm cái đẹp của họ. Cảm quan thẩm mỹ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi thời đại là khác nhau. Người Tây Nguyên hôm nay có thị hiếu thẩm mỹ không khác với người Kinh là bao. Nhưng trước đây, họ có những xu hướng thẩm mỹ riêng, tạo nên vẻ đẹp riêng của họ. Theo phong tục của người Tây Nguyên, một người đẹp không phải có hàm răng đều đặn, trắng ngà mà là hàm răng phải được mài nhẵn tận lợi. Cùng với nó là vành tai của các cô gái phải được căng thật rộng mới hấp dẫn được bạn tình. Quan niệm này đã dẫn đến tục “cà răng căng tai” phổ biến ở Tây Nguyên. Lúc đến tuổi trưởng thành, các cô gái lỗ ở dái tai phải to để đeo vòng thật nặng: “…Trong đó có bà Haly là người đàn bà có nước da đen bóng, lại có đôi tai căng to sắp chấm đến vai”[39, tr.64]. Và hàm răng trên phải được cà đến tận lợi, hàm dưới chỉ cần bốn đến sáu cái: “Trong số những người tới gùi thịt có cô BDên hay cười. Cô cười phô cái lợi đỏ vì cô đã cà hết dãy hàm trên, theo phong tục, nên nom cô cứ ngồ ngộ thế nào”[5, tr. 106]. Sự cảm nhận của nhân vật “tôi” về cô gái BDên cho thấy rằng, mỗi một quan niệm nói chung và quan niệm thẩm mỹ nói riêng đều có hạt nhân hợp lý của nó, chỉ khi ở trong cùng “hệ ý thức” mới nhận ra chiều sâu của cái đẹp.

Bến nước là nơi xôn xao nhất ở làng mỗi khi chiều về. Ở đó, các cô gái sau khi đi làm rẫy về, cởi áo, để ngực trần thoải mái tắm gội. Ngày nay, khi đã tiếp xúc nhiều với người Kinh, các cô gái Tây Nguyên mới mặc áo, chứ trước


đây họ thường để ngực trần: “BDên ở trần, thực ra cô mặc áo ló… nó gần như hở hai phần ba bầu vú căng tròn và lỗ rốn rất chi tự nhiên. Mãi sau này tôi mới hiểu, quan niệm của người Bana khi còn trẻ, nhất là khi chưa có chồng, vẻ đẹp cơ thể con người mới được phô ra, chỉ khi đã có con, người ta mới che lại”[5, tr. 106]. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng phán ánh điều này trong truyện ngắn Tháng Ninh Nông: “Con gái Tơtrá ngày trước vốn để ngực trần, khoe sức xuân kiêu hãnh như hai chồi xà nu nhọn hồng của họ”[26, tr. 169]. Đây là một quan niệm thẩm mỹ hết sức độc đáo. Bản năng của con vật là đi tìm cái ăn, bản năng của con người là đi tìm cái đẹp. Hành trình mải miết của một đời người là đi tìm cái đẹp chứ không phải đi tìm sự giàu sang. Cái đẹp là một giá trị vì nó đem đến những cảm hứng thẩm mỹ, vậy thì việc gì mà phải che giấu nó đi? Người Tây Nguyên yêu cái đẹp, tôn sùng cái đẹp đến nỗi, nếu ai ăn cắp cái tẩu thuốc bình thường thì bị phạt rất nặng, còn ăn cắp tẩu thuốc đẹp thì chẳng có gì nghiêm trọng. Vì tẩu thuốc bình thường anh có thể làm được mà đi ăn cắp, chứng tỏ anh lười biếng. Còn tẩu thuốc đẹp, anh không làm được, anh bị cái đẹp hấp dẫn, anh lấy nó theo sự thôi thúc của cái đẹp, thì anh không có tội (ý của Jacques Dournes). Quan niệm thẩm mỹ của người Tây Nguyên rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Một thực tế ở Tây Nguyên trước đây là con người sinh ra đã bị sự sàng lọc dữ dội của tự nhiên. Do việc sinh đẻ và tập tục còn rất lạc hậu (như vừa sinh ra là người mẹ đã ẳm bé xuống suối tắm) nên đứa bé yếu đuối sẽ chết sau thời gian ngắn, chỉ những đứa trẻ có tố chất khỏe mạnh mới sống và lớn lên được: “Người làng Sập có tục tắm cho đứa trẻ mới lọt lòng bằng nước suối. Dòng nước chảy ra từ rừng thiêng núi hiểm quanh năm mát lạnh. Đấy là thử thách đầu đời, nếu vượt qua nó sẽ như thân cây cứng cáp vượt qua mọi nắng lửa giông rừng”[39, tr.64]. Sự đào thải của tự nhiên ấy đã làm nên những con người Tây Nguyên có một vẻ đẹp khỏe mạnh. Dưới đôi mắt của các nhà văn, do đặc


điểm của hình tượng nghệ thuật, con người được nhìn nhận chủ yếu ở phương diện cái đẹp, và vẻ đẹp của người Tây Nguyên hiện lên khá phong phú và rất cụ thể trên những trang văn.

Không như người Việt xưa quan niệm một cô gái đẹp là phải có vóc dáng liễu yếu đào tơ, mảnh mai yếu đuối. Một cô gái Tây Nguyên đẹp trước hết phải là một người mạnh khỏe, rắn chắc: “Lần đầu tiên Yang thích ngắm cô bé H’Nhoan. Cô có bắp chân chắc nịch, đôi cánh tay tròn trĩnh như tre lồ ô, khuôn mặt xinh tươi như con trăng giữa tháng”[41, tr. 257]. Cái đẹp của cô gái miền xuôi thường đem đến cho người khác cảm giác muốn che chở, cái đẹp của cô gái Tây Nguyên lại gợi cảm giác được chở che. Đó là những nét đẹp tràn đầy sức sống: “Loang loáng như vừa mang gùi bước cửa gian chủ đing ok nhà dài, một người con gái có đôi mắt đen thật ướt, cặp vú nở như con ngựa giống quí ông thường cưỡi mỗi khi thăm đất đai, đôi chân dài khỏe, cặp mông tròn như trái bí. Da cô ấy mát rượi trong làn nước suối Ea Siêr”[24]. Và những nét đẹp căng mọng nhựa sống: “Con gái làng Trấp ngực căng tròn như trái núi, mắt trong veo như nước suối, môi nồng hực như rượu cần ủ chín”[34, tr. 245]. Rượu cần ủ chín khiến người ta muốn uống, đã uống rồi là say, là mê. Cái đẹp của các cô gái Tây Nguyên có sức hấp dẫn kỳ lạ khiến những ai đã bị hút lấy rồi thì không bao giờ dứt ra được, mãi mãi đắm chìm. Trong thực tế, có rất nhiều chàng trai người Kinh đã bị “nhấn chìm” trong cái đẹp đầy mê hoặc của các cô gái Tây Nguyên. Trong văn học cũng không hiếm: anh bộ đội trong Tháng Ninh Nông, anh Nguyễn Văn Nguyên trong Lửa nguyên thủy của Nguyên Ngọc, anh bộ đội trong Đêm nguyệt thực của Trung Trung Đỉnh. Hình như trong các cô gái Tây Nguyên còn có một chút gì của “cô gái rừng” lạ lẫm trong huyền thoại.

Nếu người miền xuôi thường dùng các loại cây trái để so sánh với vẻ đẹp của cô gái như mặt trái xoan, má bồ quân, mắt hạt nhãn, mũi dọc dừa…thì người Tây Nguyên lại hay dùng hình ảnh của núi rừng để so sánh: “ Cái tóc


của nó dài tha thướt như một lớp mây giăng qua đỉnh núi xanh. Con suối chảy từ đỉnh núi Chư Yang Sơn cũng phải thua. Con mắt của nó, con hông sai có đôi mắt tinh nhất đàn vẫn còn bỏ sót nhụy hoa trên cành. Nước da trái ô man của nó mịn màng và hồng hào”[7, tr. 59-60]. Con người Tây Nguyên là tặng phẩm của núi rừng, cho nên một con người đẹp phải mang vẻ đẹp của núi rừng: “Khuôn mặt Y Thin tròn như trăng rằm, mắt long lanh như mắt chim, môi đỏ như pơ lang buổi sớm. Dáng chị Y Thin thon thả, đi lại nhẹ nhàng, uyển chuyển như con công, con trĩ trong rừng múa hát giữa mùa thay lá”[39, tr.204]. Chính môi trường tự nhiên đã tạo dựng cảm quan thẩm mỹ cho con người. Người phương Đông vốn yêu thiên nhiên và sống gần với thiên nhiên, họ rất tôn trọng thiên nhiên. Nhưng trong thời hiện đại, khi các dân tộc văn minh đã quay lưng lại với thiên nhiên bằng sự tàn phá khủng khiếp thì người Tây Nguyên vẫn hết sức tôn trọng thiên nhiên, biểu hiện rõ nhất là họ rất tôn trọng rừng. Rừng đối với họ không chỉ làm nên sự sống, rừng còn là chuẩn mực thẩm mỹ, cho nên cái đẹp của người Tây Nguyên mang tính chất của cái đẹp núi rừng.

Nước da “trong ngọc trắng ngà” là một tiêu chuẩn cái đẹp của cô gái Kinh. Cô gái Tây Nguyên có nước da nâu vàng mịn màng là đẹp: “H’Lâm, con gái ông, đẹp nổi tiếng khắp mấy buôn vùng chung quanh chân núi Cư M’Gar này. Nước da nâu nhạt càng làm cho màu hồng trên má cô gái ưng ửng lên thật dễ coi”[20, tr.182], “Trong làng hồi ấy có một cô gái đẹp tên là Ly. Tóc nàng chảy dài đen như da rắn than. Nước da óng vàng như tia nắng mặt trời buổi sớm và lưng eo như lưng kiến vàng”[42, tr. 54]. Tây Nguyên có nhiều tộc người, có những tộc người nước da rất trắng. Nhưng đa số các tộc người có nước da nâu nên làn da nâu là cái đẹp đặc trưng của các cô gái Tây Nguyên.

Vẻ đẹp hoang dã của núi rừng hiện diện rõ nhất trong đôi mắt của các cô gái. Cô gái Tây Nguyên có đôi chân mày rất rậm, đôi hàng mi cong dài, đôi mắt to và rất sắc, hơi vàng và trong veo. Có thể nói người Tây Nguyên đẹp nhất là ở

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 16/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí