Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng công thương Việt Nam nghiên cứu điển hình chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng công thương Việt Nam nghiên cứu điển hình chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - 1

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG


Họ tên sinh viên : Hoàng Huy Thành

Lớp : Anh 6

Khóa 45

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Lệ Hằng


Hà Nội, tháng 5 năm 2010


LỜI MỞ ĐẦU


Trong vài năm gần đây chủ đề văn hoá doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Là một vấn đề rộng và là tài sản vô cùng quan trọng đối với mỗi tổ chức, các doanh nghiệp đã dần nhận ra vai trò của văn hoá trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Và hơn bao giờ hết trong thời điểm hiện nay, vấn đề văn hoá doanh nghiệp cần phải được đặt lên hàng đầu trong việc hoạch định các chiến lược phát triển, sản xuất - kinh doanh. Văn hoá doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định then chốt và không thể thiếu để doanh nghiệp bước vào hành trình mới đầy thử thách trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận, các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng bàn về vấn đề này, nhưng trên thực tế hiểu văn hoá doanh nghiệp như thế nào cho chuẩn xác thì vẫn còn tồn tại rất nhiều những ý kiến khác nhau. Từ chỗ chưa nhận thức đầy đủ về văn hoá doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, nên trong một chừng mực nhất định, các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được sức mạnh của mình. Vì vậy mà văn hoá doanh nghiệp cần được tìm hiểu và nghiên cứu thêm nữa để tạo ra cái nhìn hoàn thiện hơn, góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. Trên cơ sở đó, tôi đã quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Văn hoá doanh nghiệp của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Nghiên cứu điển hình Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


- Làm rõ các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng

- Đề xuất giải pháp cho việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề mang tính lý luận về văn hoá doanh nghiệp và thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng.

- Phạm vi nghiên cứu: tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng và số liệu nghiên cứu từ năm 2007 – 2009.

Phương pháp nghiên cứu


- Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra (40 phiếu khảo sát), thống kê toán học, phân tích tổng hợp. Nguồn thông tin sử dụng:

+ Thứ cấp: Các báo cáo, quy chế, văn bản do Ngân hàng cung cấp.


+ Sơ cấp: Thông tin thu được qua phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát.

- Quy trình làm phiếu khảo sát:


+ Xác định mục đích, đối tượng đề tài cần hướng tới để thiết kế mỗi phiếu 18 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến VHDN.

+ Tiến hành phát phiếu điều tra tại các Phòng ban của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng.

+ Thu nhận, tập hợp các phiếu điều tra, kiểm tra các thông tin thu được.


+ Tổng kết điều tra, đánh giá kết quả.


+ Số lượng phiếu phát ra: 40 phiếu

+ Số lượng phiếu thu về: 40 phiếu


+ Nội dung phiếu khảo sát: tập trung vào sự nhận thức của cán bộ công nhân viên về VHDN và thực tế VHDN tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng, từ đó thấy được thực trạng VHDN tại ngân hàng và đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển VHDN tại Chi nhánh.

Bố cục đề tài


Chương I: Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp


Chương II: Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng

Chương III: Định hướng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP‌‌


I. Văn hoá doanh nghiệp


1. Một số khái niệm


1.1. Văn hoá


Cho đến nay, đã xuất hiện vô vàn định nghĩa khác nhau về văn hóa tuy nhiên ngay cả những định nghĩa có giá trị nhất cũng vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Văn hoá là một vấn đề rất đa dạng và phức tạp, do đó sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí ngay trong một định nghĩa về văn hóa cũng đã tồn tại yếu tố văn hóa. Tuy vậy, dù được tiếp cận từ góc độ nào, khái niệm văn hóa cũng đều làm lộ ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những đặc trưng về con người và về đời sống của con người. Từ đó, ta có thể hiểu văn hóa là một khía cạnh của quan hệ giữa con người với thế giới bên trong và bên ngoài nó.

Trong tiếng Hán cổ, Văn là vẻ đẹp nhân tính, cái đẹp của tri thức có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản than và sự cai trị đúng đắn của người cầm quyền. Hoá là việc đem cái hay, cái đúng, cái đẹp để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời sống. Nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo nên tính người cùng những gì thuộc về bản chất nhất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, lao động sản xuất. Nói tới văn hoá là nói tới những nguồn nội lực để con người có thể gieo trồng (sáng tạo, xây dựng) và điều chỉnh (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới các giá trị chân thiện mỹ. Nó được xem là nền tảng cho sự phát triển ngày càng thăng bằng và bên vững hơn của con người và xã hội.

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn

sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá. văn hoá ko fải là giá trị cố định, bất biến. văn hoá là phát triển, thúc đẩy phát triển, là động lực và mục tiêu của phát triển. Một trong những định nghĩa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra, ông xem văn hoá là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội”.

Định nghĩa có thể nói là rộng nhất về văn hoá là của Edouard Herriot, “Văn hoá là cái còn lại khi tất cả những cái khác đã bị lãng quên”. Một định nghĩa được sử dụng khá phổ biến khác, tiệm cận gần hơn với bản chất văn hoá, do ông Frederico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.

1.2. Văn hoá doanh nghiệp


Mỗi xã hội đều có nền văn hoá của nó, và một doanh nghiệp cũng có văn hoá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại là để sản xuất của cải vật chất và làm dịch vụ. Mọi hoạt động sản xuất đều gắn liền với một dây chuyền công nghệ nhất định. Để vận hành được các khâu của dây chuyền này, trong doanh nghiệp phải có hệ thống tổ chức, quản lý thật chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối. Điều này có nghĩa là trong các hoạt động của doanh nghiệp, mọi người đều phải tuân theo những giá trị – chuẩn mực cụ thể nào đó và thực hiện theo những “ khuôn mẫu văn hoá” nhất định. Như vậy, mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh là một không gian văn hoá. VHDN là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền

thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. VHDN gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó rất phong phú và đa dạng.

Tổ chức lao động quốc tế I.L.O - International Labour Organization cho rằng: “VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, thái độ, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Hay theo tạp chí Business Harvard Review, “VHDN là những giá trị, lòng tin, truyền thống và hành vi thường được các thành viên của tổ chức chia sẻ và thực hiện”. Một định nghĩa được coi là phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất, vừa ngắn gọn vừa phản ánh cả bản chất lẫn quá trình hình thành của văn hoá doanh nghiệp là định nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edga H.Schein: “VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề môi trường xung quanh”.

Từ những khái niệm trên, ta hiểu rằng VHDN là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vấn đề cấp thiết trong hiện tại. Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. Các thành viên của tổ chức doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu. VHDN là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động

của các thành viên. Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh.

Như vậy, nội dung của văn hoá doanh nghiệp không phải là một cái gì đó tự nghĩ ra một cách ngẫu nhiên, nó được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh thực tiễn, trong quá trình liên hệ, tác động qua lại và có quan hệ, như một giải pháp cho những vấn đề mà môi trường bên trong và bên ngoài đặt ra cho doanh nghiệp. VHDN thể hiện được những nhu cầu, mục đích và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp có được màu sắc riêng, tức là nhân cách hóa doanh nghiệp đó. Văn hoá doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. chính vì vậy, có thể nói thành công hoặc thất bại của các doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không xây dựng được văn hoá doanh nghiệp theo đúng nghĩa của khái niệm này.

2. Thành phần của văn hoá doanh nghiệp


Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống giá trị, là cái hồn của doanh nghiệp song nó không chỉ bao hàm những yếu tố vô hình, khó nhận biết mà rất hữu hình, thể hiện rõ một cách vật chất, chẳng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của cán bộ công nhân viên, mà cả trong hành hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng. Những tính chất của văn hoá doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường hướng tới việc hình thành một tập hợp các khuôn mẫu hành vi được áp dụng trong các mối quan hệ xã hội trong tổ chức. Văn hoá trong một doanh nghiệp, ở bề nổi là các biểu trưng trực quan, những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy ví dụ như phong cách, màu sắc, kiểu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022