- Trần Thị Hằng: Về phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay.
- Tống Văn Đường: Đổi mới cơ chế phân phối thu nhập và tiền lương ở Việt Nam.
- Đăng Quảng: Kích cầu và phân phối thu nhập.
- Nguyễn Công Nghiệp: Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xX hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. (Đề tài cấp Nhà nước KX 01-10. 2005).
Những công trình nghiên cứu trên, về quy mô, có bốn công trình lớn, đó là: Công trình của GS.TS. Lương Xuân Quỳ, đề tài cấp Nhà nước, giai đoạn 1996- 2001; Công trình của GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, đề tài cấp Nhà nước, giai
đoạn 2001-2005; Công trình của Nguyễn Công Như, quy mô một cuốn sách; và công trình của GS.TS. Mai Ngọc Cường và GS.TS. Đỗ Đức Bình cũng với quy mô một cuốn sách. Những công trình có quy mô khá lớn này bàn về phân phối thu nhập có tính hệ thống. Những công trình còn lại là những bài báo, đăng tạp chí bàn về những khía cạnh khác nhau của phân phối thu nhập. Nhìn chung, những nghiên cứu về phân phối ở Việt Nam có hai đặc điểm: i, Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng trong nền kinh tế thị trường. ë đây phân phối được xem xét ở góc độ xX hội của phân phối. ii, Có vài công trình nghiên cứu phân phối thu nhập trong phạm vi doanh nghiệp, nhưng những công trình này chủ yếu phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện phân phối thu nhập trong doanh nghiệp.
Những công trình nghiên cứu về thu nhập nêu trên có nhiều ý kiến, quan
điểm phù hợp có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả kế thừa trong việc giải quyết những vấn đề nghiên cứu trong đề tài luận án, đồng thời cũng thấy được những khía cạnh hạn chế cần phải xem xét và khắc phục.
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng quan hệ phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 1
- Vận dụng quan hệ phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 3
- Quan Hệ Giá Trị Là Quan Hệ Kinh Tế Cơ Bản Và Quy Luật Giá Trị Là Quy Luật Kinh Tế Cơ Bản Của Kinh Tế Thị Trường.
- Cơ Chế Phân Phối Trong Nền Kinh Tế Thị Trường.
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Những công trình nghiên cứu về phân phối nêu trên chưa trực tiếp vận dụng những lý luận phân phối của nền kinh tế thị trường vào việc giải quyết vấn đề phân phối trong một doanh nghiệp trong bối cảnh đang chuyển đổi từ hệ kinh tế
kế hoạch hoá tập trung sang hệ kinh tế thị trường, dưới góc độ kinh tế chính trị.
3, Mục đích và nhiệm vụ của luận án.
* Mục đích của luận án.
- Làm rõ những lý luận phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường, hình thành những lý luận cho việc xem xét sự hình thành quan hệ, cơ chế, chế độ phân phối thu nhập trong một doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường.
- Vận dụng lý luận về phân phối thu nhập, phân tích, đánh giá, định dạng kiểu phân phối thu nhập trong Tổng công ty điện lực Việt Nam. Nêu rõ nguyên nhân và ý nghĩa của kiểu phân phối thu nhập đó đối với phát triển ngành công nghiệp điện.
- Luận giải những phương hướng và những giải pháp cho việc tiếp tục đổi mới cơ chế phân phối thu nhập trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
* Nhiệm vụ.
- Hệ thống hoá các lý luận về phân phối, hình thành cơ sở lý luận cho việc xem xét, đánh giá sự đổi mới quan hệ, cơ chế và chế độ phân phối.
- Đánh giá đúng tính chất phân phối trong Tổng công ty điện lực Việt Nam,
định dạng kiểu phân phối và phân tích rõ nguyên nhân cơ bản của kiểu phân phối trong Tổng công ty điện lực Việt Nam cũng như tác động của kiểu phân phối đó
đến hoạt động kinh doanh, đến sự phát triển của ngành công nghiệp điện.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp cần thiết để hình thành một cơ chế phân phối thu nhập thích hợp giúp cho Tổng công ty điện lực Việt Nam chuyển nhanh sang chế độ kinh doanh theo cơ chế thị trường và thúc đẩy ngành công nghiệp điện phát triển thích hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường giai đoạn hiện nay.
4, Giới hạn của luận án.
* Về thời gian: Luận án nghiên cứu phân phối thu nhập của Tổng công ty
điện lực Việt Nam từ khi Tổng công ty được thành lập đến nay.
* Về phạm vị địa bàn: Luận án phân tích phân phối thu nhập của Tổng công ty điện lực Việt Nam trong mối quan hệ với sự phát triển của ngành công nghiệp điện của Việt Nam.
* Về phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề phân phối cá nhân trong Tổng công ty, trong mối quan hệ với phân phối chung của cả nước. Điều này hàm nghĩa, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là phân phối thu nhập cá nhân trong phạm vi Tổng công ty điện lực Việt Nam.
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
* Cơ sở lý luận của luận án:
- Lý luận kinh tế chính trị Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phân phối và những quan điểm của Đảng về phân phối trong các văn kiện Đại hội, Nghị quyết, các chỉ thị của Đảng.
- Tham khảo lý luận phân phối của kinh tế học cổ điển, kinh tế học hiện đại và kinh tế học phát triển.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Phương pháp trừu tượng hoá của kinh tế chính trị học.
- Phương pháp lịch sử – logíc.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp thống kê – so sánh.
6, Đóng góp của luận án.
- Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về phân phối thu nhập, làm rõ lý luận phân phối thu nhập của nền kinh tế thị trường, đặc biệt, trên cơ sở lý luận về phân phối của nền kinh tế thị trường, nhận thức lại nguyên tắc phân phối theo lao
động trong nền kinh tế thị trường.
- Trên cơ sở đánh giá thực trang kinh doanh và phân phối thu nhập trong EVN, luận án làm rõ sự tương thích giữa cơ chế kinh doanh và cơ chế phân phối, từ đây đưa ra nhận xét tổng quát, để hình thành chế độ phân phối theo lý luận phân phối của hệ kinh tế thị trường, điều quyết định là đổi mới, chuyển hẳn hoạt
động kinh tế của doanh nghiệp sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện phân phối thu nhập theo cơ chế thị trường, là một phần tất yếu của việc biến hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp thành hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.
- Luận giải những cơ sở cho quá trình chuyển hoạt động kinh tế của doanh nghiệp sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, đồng thời đề xuất một số giải pháp và điều kiện chủ yếu cho việc hình thành và thực hiện cơ chế phân phối của một doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường.
7, Kết cấu của luận án.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án được chia thành 3 chương:
Chương 1. Lý luận về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường Chương 2. Thực trạng phân phối thu nhập trong EVN: Đặc điểm , tính chất
và tác động phân phối thu nhập đến phát triển ngành công nghiệp điện Chương 3. Tiếp tục Đổi mới và hoàn thiện phân phối thu nhập trong EVN
Chương 1
Lý luận về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường.
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về phân phối thu nhập.
1.1.1. Thu nhập và phân phối thu nhập – một khâu cơ bản của quá trình tái sản xuất.
* Để hiểu bản chất của phân phối thu nhập, vị trí và vai trò của nó trong toàn bộ quá trình tái sản xuất, đồng thời hiểu được cái gì quyết định phân phối cũng như phân phối diễn ra theo những quy luật, nguyên tắc nào và với những hình thức ra sao, trước hết ta cần làm rõ khái niệm thu nhập và sự hình thành thu nhập ra sao.
Trong “Phê phán cương lĩnh Gôta”, K.Marx phê phán phái Lassalle về phân phối thu nhập. Theo K.Marx, cái sai lầm cơ bản của Lassalle là ở hai điểm cơ bản: Một là, ông ta đX không hiểu về quá trình lao động sản xuất và phương thức sản xuất ra của cải vật chất, xét ở góc độ tái sản xuất; Hai là, không hiểu được cấu trúc của của cải vật chất và thu nhập do lao động sản xuất tạo ra. Từ hai sai lầm này, phái Lassalle đX đưa ra cương lĩnh sai lầm về phân phối. Theo K.Marx, sản phẩm được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định gồm hai phần cơ bản: a, Phần bù đắp những hao phí về tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất. Đây là phần khôi phục, hay tái sản xuất ra những tư liệu sản xuất cần thiết cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. b, Phần của cải mới được sáng tạo ra. Phần của cải mới sản xuất ra này chính là thu nhập. Phần của cải mới được sáng tạo ra này gồm hai phần chính: phần tất yếu và phần thặng dư. Phần tất yếu thích ứng với nhu cầu khôi phục sức lao động và tái sản xuất ra đời sống của người sản xuất; Phần thặng dư là phần tích lũy cho tái sản xuất mở rộng. Vậy thu nhập với tính cách là phạm trù kinh tế, là phần của cải mới được sản xuất do các ngành, các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế dùng để khôi phục lại sức lao động, tái sản xuất ra đời
sống của người sản xuất và tích lũy tăng thêm vốn vật chất cho sản xuất, hay
thực hiện tái sản xuất mở rộng. Tuỳ vào sức sản xuất, cấu trúc của thu nhập có sự thay đổi thích ứng. Trong thời đại của làn sóng nông nghiệp, sức sản xuất thấp nên thu nhập chỉ thích ứng với nhu cầu sinh tồn của người sản xuất, tức chỉ sản xuất ra được phần tất yếu. Sự tiến hoá của kinh tế chính là quá trình tăng lên của sức sản xuất, do đó không những người ta nới rộng được giới hạn của phần tất yếu trong quan hệ với việc nâng cao mức và trình độ tiêu dùng, do đó thay đổi việc thoả mXn những nhu cầu sống, mà còn tạo ra và tăng không ngừng phần thặng dư bên trong thu nhập lên. Xét trong toàn bộ tiến trình kinh tế, với tính cách là nguồn tích lũy, hay chức năng tích lũy tái sản xuất mở rộng, phần thặng dư trong thu nhập là phần quyết định toàn bộ sự phát triển của kinh tế và của xX hội. F.¨ngghen đX từng chỉ ra, toàn bộ văn minh của nhân loại là xây dựng trên sự hình thành và phát triển của thặng dư kinh tế. Có thể nói, thặng dư kinh tế là chỉ số của phát triển và nhân loại bước vào thời đại phát triển, chính là bằng việc xác lập phương thức sản xuất và phát triển không ngừng thặng dư lên. K.Marx đX từng khẳng định:
Nếu không có một năng suất nào đó của lao động thì sẽ không có một thời gian rỗi như thế cho người lao động; Nếu không có một thời gian dôi ra như thế thì cũng không có lao động thặng dư và do đó cũng không có nhà tư bản, và lại càng không có chủ nô, nam tước phong kiến, nói tóm lại, không có giai cấp đại sở hữu[43,11].
Ngày nay, kinh tế học đX đi sâu và hiểu tường tận về thu nhập và cấu trúc của thu nhập, cũng như phương pháp đo lường và phản ánh thu nhập cả về lượng và về chất, đồng thời hiểu được những quy luật thu nhập được sản xuất ra và tăng lên như thế nào.
Đặt trong quá trình tái sản xuất, sau sản xuất, tức thu nhập được sản xuất ra, là trao đổi và phân phối. Phân phối với tính cách là một phạm trù kinh tế, có hai khía cạnh cơ bản: a, Phân bổ các nguồn lực giữa các ngành, các lĩnh vực sản xuất; b, Phân chia thu nhập giữa những người tham gia vào quá trình tạo ra thu
nhập. Xét về mặt lượng, phân phối thu nhập là việc xác định tỷ lệ mỗi nhân tố sản xuất, mỗi người tham gia tạo ra thu nhập được nhận trong tổng thu nhập.
Để hiểu được thực chất phân phối thu nhập, xét về mặt nội dung của quá trình sản xuất, ta cần xem sự phân bổ và phân chia đó diễn ra trên cơ sở nào.
Nếu đặt trong tương quan với sản xuất, phân phối thu nhập là phân phối kết quả của sản xuất. ë đây, phân phối là khâu tiếp theo của sản xuất. Với tính cách là kết quả của sản xuất, phân phối phụ thuộc vào sản xuất và cấu trúc của phân phối là do cấu trúc của sản xuất quyết định. ë đây, việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành, các lĩnh vực… như thế nào và phân chia thu nhập ra sao giữa những người tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập được quyết định bởi cấu trúc của sản xuất và phương thức sản xuất. Có thể nói, phân bổ và phân chia thu nhập là theo những quy luật nội tại của quá trình sản xuất. Nói khác đi, phân bổ và phân chia của cải nói chung, thu nhập nói riêng xét cho cùng, không phải là những định đoạt chủ quan của những người tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập. Phân phối thu nhập là một quá trình được quyết định sâu sa bởi các quy luật của bản thân việc sản xuất ra của cải vật chất.
K.Marx viết:
Đối với tư bản thì ngay từ đầu nó nhận được hai tính quy định: 1, Là nhân tố sản xuất; 2, Là nguồn của thu nhập, là nhân tố quyết định những hình thức phân phối nhất định. Vì vậy lợi tức và lợi nhuận biểu hiện ra với tư cách như vậy trong sản xuất, trong chừng mực chúng là những hình thức trong đó tư bản tăng thêm và phát triển, do đó là những yếu tố sản xuất bản thân tư bản. Với tính cách là những hình thức phân phối, lợi tức, lợi nhuận giả định phải có tư bản, coi là nhân tố của sản xuất. Chúng là những phương thức phân phối dựa trên tiền
đề coi tư bản là nhân tố của sản xuất. Chúng cũng đồng thời là phương thức tái sản xuất ra tư bản[44,606].
K.Marx đX coi:
Những quan hệ phân phối và phương thức phân phối chỉ thể hiện ra là mặt trái của những nhân tố sản xuất. Một cá nhân tham gia vào sản xuất dưới hình thức lao động làm thuê, thì lại tham dự vào sản phẩm, vào kết quả của sản xuất dưới hình thức tiền công. Cơ cấu của phân phối hoàn toàn do cơ cấu của sản xuất quyết định. Bản thân sự phân phối là sản vật của sản xuất, không những về mặt nội dung, vì người ta chỉ có thể đem phân phối những kết quả của sản xuất thôi, mà về cả hình thức, vì phương thức tham gia nhất định vào sản xuất quy định hình thái đặc thù của phân phối, quy định hình thái theo đó, người ta tham dự vào phân phối. Thật ảo tưởng hoàn toàn khi xếp ruộng đất vào sản xuất và đưa tô vào phân phối, v.v…[44,609]
Theo K.Marx, phân phối sản phẩm đX có nguồn gốc trong phân phối các
điều kiện vật chất của sản xuất. Bởi vậy, xem xét sản xuất và phân phối tách rời nhau là một sai lầm. «ng viết:
Rõ ràng phân phối sản phẩm chỉ là kết quả các sự phân phối đó, sự phân phối này đX bao hàm trong bản thân quá trình sản xuất quyết
định. Xem xét sản xuất một cách độc lập với sự phân phối đó, sự phân phối bao hàm trong sản xuất, thì rõ ràng đó là một sự trừu tượng trống rỗng, còn phân phối sản phẩm thì trái lại, đX bao hàm trong sự phân phối ngay từ đầu đX là một yếu tố của sản xuất[44,609].
Sự phân tích của K.Marx về sản xuất và mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa sản xuất và phân phối cho ta thấy: a, Sản xuất và phân phối là những mặt nội tại không tách rời nhau, quy định lẫn nhau trong quá trình tái sản xuất; b, Nếu xét sản xuất và phân phối như hai quá trình tương tác lẫn nhau, thì quan hệ biện chứng của chúng là ở chỗ, phân phối chịu sự chi phối nội tại bởi các yếu tố sản xuất thích ứng. Không có sản xuất và các yếu tố sản xuất thì đương nhiên không có cái phân phối, và không có phương thức phân phối thích ứng. Nhưng phân phối là hình thức qua đó các yếu tố của sản xuất được tái sản xuất ra một cách có quy luật. Ta biết rằng, sản xuất có những tiền đề, điều kiện và các yếu tố