đảng lúc bấy giờ. Một mặt, ông đã chú trọng tăng cường giáo dục, truyền bá tư tưởng giai cấp vô sản của đảng, mặt khác triển khai cuộc vận động Chỉnh phong Diên An. Trong bài viết: ―Chỉnh đốn tác phong của Đảng‖ Mao Trạch Đông đã chỉ ra, nội hàm của đảng phong bao trùm trên nhiều phương diện như: tác phong sinh hoạt, tác phong làm việc, tác phong chính trị và tác phong tư tưởng. Mao Trạch Đông cho rằng, xây dựng tác phong là mắt xích quan trọng trong công tác xây dựng đảng và có vai trò then chốt để củng cố và phát triển đảng. Trong báo cáo Đại hội VII ĐCS Trung Quốc, ông đã nhấn mạnh muốn thực hiện mục tiêu xây dựng nền dân chủ mới cần phải xây dựng tác phong làm việc theo chính đảng của Chủ nghĩa Mác và lần đầu tiên khái quát ba tác phong quan trọng của đảng, đó là: ―ĐCS Trung Quốc được vũ trang về tư tưởng dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tác phong mới được hình thành trong nhân dân Trung Quốc chủ yếu là tác phong kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tác phong gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, tác phong tự phê bình và phê bình‖ [156, tr.1094]. Mao Trạch Đông cũng chỉ rò, tác phong kết hợp giữa lý luận và thực tiễn là nắm vững và vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp của Chủ nghĩa Mác, kiên trì thực sự cầu thị, không ngừng nâng cao trình độ lý luận và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn theo tư tưởng Chủ nghĩa Mác; xây dựng tác phong gắn bó mật thiết với quần chúng của đảng là cần phải kiên trì đường lối quần chúng, kiên trì toàn tâm toàn ý vì nhân dân phục vụ, coi lợi ích của nhân dân là điểm xuất phát cũng là đích đến. Mao Trạch Đông còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân dân. Ông nói: ―Dựa vào quần chúng nhân dân mới có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù nào, mới có thể khắc phục mọi khó khăn, rời xa quần chúng nhân dân thì cuộc cách mạng ắt sẽ là vô nghĩa‖ [155, tr.381]; xây dựng tác phong tự phê bình và phê bình cần phải kiên trì chân lý, để ngăn ngừa và sửa chữa sai lầm, giải quyết những mâu thuẫn trong đảng, duy trì kỷ luật đảng, là vũ khí để duy trì sự đoàn kết trong đảng. Sau khi Trung Quốc mới thành lập, ĐCS Trung Quốc phải đối mặt trước tình hình xuất hiện tư tưởng hủ hoá, những tác phong lệch lạc trong đội ngũ cán bộ đảng, Mao Trạch Đông cho rằng ―cần làm cho các đảng viên tiếp tục giữ vững tác phong khiêm tốn, thận trọng, không kiêu ngạo, không nóng vội, cần phải làm cho các đồng chí chúng ta tiếp tục duy trì tác phong chiến
đấu gian khổ‖ [156, tr.257], và yêu cầu toàn đảng triển khai các phong trào ―Tam phản‖, ―Ngũ phản‖ nhằm xoá bỏ những tác phong xấu trong đảng. Nắm được những tác hại nghiêm trọng của hiện tượng tham nhũng, Mao Trạch Đông cũng đã đề xuất một loạt các qui định trong đảng, quyết định thành lập cơ quan chuyên giám sát. Ông muốn phải xử lý nghiêm các phần tử tham ô, hủ hoá và đã nhắc nhở toàn đảng: ―Đảng viên hết thảy vì công tác của đất nước, vì công tác của đảng và của đoàn thể nhân dân, lợi dụng chức quyền tham ô và lãng phí đều là những hành vi phạm tội nghiêm trọng‖ [160, tr.208].
Thứ hai, Mao Trạch Đông kế thừa và phát triển lý luận về chế độ tập trung dân chủ của Mác - Lênin, coi chế độ tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức căn bản của đảng. Mao Trạch Đông cho rằng, xây dựng đảng về tổ chức là tăng cường sự đoàn kết thống nhất của đảng, là bảo đảm quan trọng để phát triển đội ngũ của đảng. Đối với việc kiên trì và kiện toàn chế độ tập trung dân chủ, Mao Trạch Đông cho rằng: ―Muốn đảng có sức mạnh phải dựa vào chế độ tập trung dân chủ để thúc đẩy tính tích cực của toàn đảng‖ [154, tr.278]. Ông đã kết hợp với thực tiễn cách mạng và phát triển đưa ra nhiều luận điểm quan trọng, nhấn mạnh cần phải chú trọng quan hệ biện chứng giữa dân chủ và tập trung, phát triển và hoàn thiện nguyên tắc tổ chức của đảng. Cụ thể như: dân chủ và tập trung có hai mặt vừa mâu thuẫn xong lại vừa là thống nhất; dân chủ và tập trung giống như là tự do và kỷ luật, tự do phải trong khuôn khổ phạm vi cho phép của kỷ luật, kỷ luật trên cơ sở tôn trọng tự do, giống như dân chủ phải dưới sự chỉ đạo tập trung, tập trung trên cơ sở phát huy dân chủ. Năm 1948, Mao Trạch Đông đã khởi thảo ―Nghị quyết về kiện toàn chế độ cấp ủy‖, trong đó qui định rò toàn đảng phải thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo kết hợp chặt chẽ với cá nhân phụ trách. Tập thể lãnh đạo là biểu hiện cụ thể của chế độ tập trung dân chủ, là sự bảo đảm để quán triệt đúng đắn đường lối, phương châm và chính sách của đảng, không có tập thể lãnh đạo sẽ rất khó để đưa ra quyết sách đúng đắn, nhưng nếu không gắn liền với cá nhân phụ trách các quyết định được đưa ra sẽ rất khó thực hiện. Tuy nhiên, vì dưới thời Mao Trạch Đông, ĐCS Trung Quốc là một đảng cách mạng chuyển sang đảng cầm quyền, đường lối của ĐCS Trung Quốc lúc đó là đảng phải củng cố chính quyền mới, khôi phục phát triển kinh tế, tiếp tục
sự lãnh đạo nhất nguyên của đảng tức là đảng lãnh đạo toàn diện, hết thảy mọi công tác dẫn đến tình trạng không có sự phân tách r ràng giữa đảng và chính quyền, đảng thậm chí bao biện làm thay chính quyền nên hình thức cầm quyền cơ bản vẫn là đảng trị và nhân trị, quyền lực quá tập trung vào bí thư cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng.
Thứ ba, Mao Trạch Đông cũng nhiều lần nhấn mạnh về tổ chức kỷ luật. Ngay từ thời kỳ cách mạng ở Cảnh Cương Sơn, Mao Trạch Đông đã từng chỉ ra: ―Nghiêm khắc chấp hành kỷ luật, nghiêm cấm hiện tượng vô kỷ luật‖ [154, tr.90]. Để tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với quân đội nhân dân và tăng cường tính kỷ luật của tổ chức, ông đã đưa ra “Ba kỷ luật quan trọng” và “Tám điều chú ý” trở thành những nguyên tắc mà quân đội phải tuân thủ. Thời kỳ cách mạng ở Diên An, Mao Trạch Đông đã chỉ r : ―Là đảng viên thì không thể không chấp hành kỷ luật thép‖ [155, tr. 416]. Ông cho rằng, có tổ chức kỷ luật mới có được đội ngũ cách mạng kiên cường, thúc đẩy đoàn kết thống nhất trong đảng. Ngay sau khi Trung Quốc mới thành lập, căn cứ theo quyết định thành lập UBKL từ trung ương đến địa phương của Bộ Chính trị Trung Quốc (tháng 11 1949), đảng uỷ các cấp đã thực hiện thành lập UBKL là ban chuyên quản lý về xây dựng kỷ luật. Bên cạnh đó, Mao Trạch Đông cũng nhấn mạnh về công tác tổ chức cán bộ và có một số chính sách đúng đắn. Mao Trạch Đông đã cho rằng, cán bộ phát huy vai trò quyết định thành bại trong sự nghiệp của đảng, ―sau khi đường lối chính trị được xác định, cán bộ chính là nhân tố quyết định‖ [155, tr.526], do đó, ―muốn có đảng vĩ đại phải có nhiều cán bộ tốt nhất‖ [154, tr.277], cần phải kiên trì lựa chọn cán bộ vừa có đức vừa có tài, vừa hồng lại vừa chuyên, tiêu chuẩn về chính trị đặt lên hàng đầu, tuy nhiên nếu cán bộ chỉ làm biết chính trị mà không hiểu về kỹ thuật và nghiệp vụ cũng không đạt, v.v…
Tóm lại, kể từ khi đảng thành lập đến khi Trung Quốc bước vào thời kỳ đầu xây dựng nền dân chủ mới, điểm nổi bật trong tư tưởng của Mao Trạch Đông là chú trọng phát triển lý luận xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác về tư tưởng, tác phong, tổ chức và có luận giải sâu sắc hơn về nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng. Đó
có thể coi là những thành quả ban đầu trong quá trình thực hiện Trung Quốc Chủ nghĩa Mác của ĐCS Trung Quốc.
2.3.2 Tư tưởng về xây dựng đảng trong hệ thống lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
2.3.2.1 Tư tưởng về xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình trên cơ sở lý luận về xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và của Mao Trạch Đông, từ việc đi sâu tổng kết quá trình xây dựng đảng cầm quyền của các quốc gia XHCN, đặc biệt là bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng cầm quyền của ĐCS Trung Quốc, đối với lý luận về xây dựng đảng ông cũng đưa ra được những quan điểm mới. Giải phóng tư tưởng và thực sự cầu thị là đường lối tư tưởng mới và yêu cầu mới của đảng mà Đặng Tiểu Bình đã đưa ra và trở thành nền tảng lý luận và thực tiễn trong tư tưởng xây dựng đảng của các thế hệ lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc sau này.
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Và Một Số Tác Nhân Khác
- Đcs Trung Quốc Đối Mặt Với Bốn Thách Thức
- Lý Luận Chủ Nghĩa Mác - Lênin Về Xây Dựng Đảng
- Thực Hiện Giữ Vững Lập Trường Vì Nhân Dân, Làm Vững Chắc Nền Tảng Chính Trị
- Xây Dựng Văn Hoá Chính Trị Lành Mạnh, Vun Đắp Môi Trường Chính Trị
- Tăng Cường Công Tác Giáo Dục, Học Tập Lý Luận Chính Trị
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Tại Hội nghị Trung ương 3 khoá XI của ĐCS Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã chỉ r đường lối chính trị cũng là trọng tâm công tác của ĐCS Trung Quốc là ―Xây dựng hiện đại hoá XHCN là đường lối chính trị lớn nhất của Trung Quốc hiện nay‖ [158, tr. 226]. Ông nhấn mạnh: ―Cuộc cách mạng của một đất nước, hạt nhân chính là đảng. Có một đảng tốt mới có thể dẫn dắt cách mạng đi tới thắng lợi‖ [157, tr.347]. Nhận thức rò những hạn chế, nhược điểm trong chế độ lãnh đạo của đảng, nhà nước và công tác cán bộ, chủ yếu là tình trạng quan liêu, quyền lực quá tập trung, lạm quyền, hay chế độ chức vụ suốt đời đối với cán bộ lãnh đạo và hiện tượng đặc quyền, v.v…, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra phương án cải cách, hoàn thiện chế độ và phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Có thể nói, đây chính là điểm mới nổi bật có ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng đảng về chế độ và thể chế hoạt động của ĐCS Trung Quốc trong thời kỳ này. Đến Đại hội XII ĐCS Trung Quốc đã xác định rò nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng, bắt đầu có sự phân tách vai trò và làm rò hơn mối quan hệ của đảng và nhà nước, yêu cầu đảng thực hiện lãnh đạo chủ yếu về chính trị, tư tưởng và tổ chức, những vấn đề trọng đại liên quan đến công tác chính quyền, công tác kinh tế đều phải do đảng ra quyết sách, v.v… Trong phương diện xây dựng qui định chế độ trong đảng, Đặng Tiểu Bình cho rằng, càng cải cách mở cửa thì ngày càng phải nghiêm túc chấp hành pháp luật, kỷ cương của đảng, kỷ luật đảng phải nghiêm minh. Đại hội XII ĐCS Trung Quốc chính
thức lần đầu tiên chỉ r qui định trong Điều lệ đảng là đảng phải hoạt động trong phạm vi hiến pháp và pháp luật, bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng phải tuân thủ và sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu vi phạm [97, tr.8]. Nếu như trong đảng không có chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ dẫn đến sai lầm của cán bộ đảng, do đó, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: ―Bộ phận quản lý cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình công tác thực tế của cán bộ. Đồng thời Uỷ ban giám sát thường xuyên tiến hành kiên quyết đấu tranh với tất cả các phần từ vi phạm Điều lệ Đảng và kỷ luật đảng, thực hiện kiểm tra thường xuyên và xử lý các vụ vi phạm pháp luật, làm rối loạn kỷ cương‖ [168, tr.216-217]. Đồng thời với việc cho rằng phải hoàn thiện chế độ giám sát trong đảng, tăng cường sự giám sát của quần chúng đối với cán bộ đảng viên thì ông cũng nhấn mạnh cần phải quyết tâm đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng hủ hoá: ―Trong quá trình cải cách mở cửa, cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong đảng là không thể tránh khỏi‖, ―nếu như để các phần tử tham nhũng hủ bại tồn tại trong đảng thì sẽ làm đảng suy yếu và thất bại‖, ―quản lý đảng phải nghiêm, kỷ luật đảng phải nghiêm‖ [151, tr.58]. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành cải cách mở cửa xây dựng CNXH, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra nhiều yêu cầu chiến lược đối với đảng công tác xây dựng đảng, thể hiện sự kiên trì coi lý luận về xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và của Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo của đảng, tăng cường xây dựng đảng toàn diện, làm cho đảng duy trì được bản sắc và tính chất của đội quân tiên phong giai cấp vô sản. Cụ thể như:
Thứ nhất, ông nhiều lần nhấn mạnh cán bộ, đảng viên ―lúc nào cũng cần phải coi trọng chính trị‖ [152, tr.116], luôn xuất phát từ chính trị để quan sát và giải quyết vấn đề. Đồng thời, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, trong đó, ông yêu cầu toàn đảng cần nỗ lực tăng cường sự lãnh đạo về đường lối tư tưởng của đảng, tăng cường giáo dục niềm tin lý tưởng. Ông cho rằng:
―Nhất định phải đặt công tác tư tưởng chính trị lên vị trí quan trọng hàng đầu, thực sự làm cho tốt, không thể buông lỏng‖ [157, tr. 342], chỉ có làm tốt công tác tư tưởng của đảng, dùng Chủ nghĩa Mác và tư tưởng Mao Trạch Đông để vũ trang tư tưởng cho toàn đảng mới có thể triệt để chống lại được tư tưởng sâu mọt huỷ hoại đảng của giai cấp tư sản. Thứ hai, Đặng Tiểu Bình đã chỉ rò xây dựng tác phong là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng đảng. Ông nhấn mạnh: ―Khôi phục và phát triển tác phong lý luận liên hệ thực tế, tác phong vì nhân dân dân phục vụ và
tác phong tự phê bình và phê bình‖ [168, tr.134]. Trong đó, tác phong vì nhân dân phục vụ là chuẩn mực giá trị của ĐCS Trung Quốc. Điều này chính là yêu cầu đối với tất cả các cán bộ đảng viên đều phải đặt lợi ích của nhân dân làm xuất phát điểm, làm tốt công tác tự phê bình và phê bình để giải quyết vấn đề tác phong trong đảng. Đặng Tiểu Bình đã cho rằng, muốn một đảng có thể nhìn nhận đúng đắn những khuyết điểm và sai lầm của mình hay không thì phải trước sau kiên trì truyền thống tốt đẹp biết tự phê bình và phê bình. Còn về tác phong lấy lý luận liên hệ thực tiễn, ông cho rằng: ―nắm vững tình hình thực tế, phân tích sự vật đa chiều mới có thể làm rò chi tiết và đặc điểm riêng biệt. Đối với các nước trên thế giới chỉ có thể dựa vào tình hình thực tế của đất nước mới xác định được chiến lược phát triển phù hợp và phương pháp cách làm thích ứng với mình, xác định được phương châm chính sách cụ thể phù hợp với mình‖ [168, tr.137]. Thứ ba, Đặng Tiểu Bình yêu cầu ĐCS Trung Quốc cần phải dựa vào sự đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phát triển tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây chính là yêu cầu đảng phải hết sức coi trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng, thông qua bồi dưỡng nhân tài, dựa vào họ gánh vác công tác quản lý hành chính và công tác xây dựng tổ chức. Xây dựng tổ chức đảng cần phải đặt giáo dục tư tưởng lên vị trí hàng đầu, thông qua học tập tư tưởng Chủ nghĩa Mác và tư tưởng của Mao Trạch Đông để nâng cao nhận thức cho giai cấp công nhân, nông dân và tiểu tư sản, từ đó lựa chọn ra những đảng viên chuẩn mực sẵn sàng hi sinh phấn đấu vì sự nghiệp của Chủ nghĩa Cộng sản. Xây dựng đội ngũ cán bộ trên cơ sở kết hợp với yêu cầu cán bộ phải vừa hồng vừa chuyên thực hiện tiêu chuẩn ―Bốn hoá‖ là cách mạng hoá, trẻ hoá, tri thức hoá và chuyên nghiệp hoá. Điều này đã chính thức đưa vào Điều lệ đảng sau Đại hội XII ĐCS Trung Quốc, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển về công tác lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ của ĐCS Trung Quốc.
Có thể thấy, trong giai đoạn này, Đặng Tiểu Bình đã làm r trong công tác xây dựng đảng cần đảm bảo 4 tính chất cơ bản đó là: tính nguyên tắc, tính hệ thống, tính chuyên nghiệp và tính sáng tạo. Toàn đảng phải hết sức coi trọng các vấn đề về xây dựng đảng lãnh đạo, xây dựng chế độ và xây dựng tổ chức trong ĐCS Trung Quốc. Những quan điểm này đã từng bước trả lời r hơn các câu hỏi tăng cường xây dựng đảng cần phải như thế nào, biện pháp ra sao?.
2.3.2.2 Tư tưởng về xây dựng đảng của Giang Trạch Dân
Từ Đại hội XIV ĐCS Trung Quốc đã đề xuất xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN, và coi phát triển nền chính trị dân chủ XHCN là yêu cầu khách quan đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. Trước tình hình đó, yêu cầu tất yếu đối với ĐCS Trung Quốc là cần phải tiếp tục đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và tính tiên tiến của đảng. Giang Trạch Dân trên cơ sở lý luận về xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình về xây dựng đảng, kết hợp với tình hình thực tiễn đất nước, xoay quanh vấn đề xây dựng đảng như thế nào và làm thế nào để xây dựng đảng ông đã tiếp tục có đề xuất mới, đáng chú ý là tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖. Tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖ mang tính khái quát khoa học mới, không chỉ nhất quán với việc coi trọng và đề xướng chính đảng Chủ nghĩa Mác cũng như mục tiêu xây dựng tính tiến tiến của đảng viên, mà còn là điểm xuất phát cơ bản nâng cao vai trò tiên phong của đảng. Trong thời kỳ mới, tính tiên tiến của đảng có thể khái quát như sau: với sự chỉ đạo của 4 nguyên tắc cơ bản, với hạt nhân là toàn tâm toàn ý vì nhân dân phục vụ, không ngại phấn đấu gian khổ, cống hiến hết mình vì mục tiêu xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, vì sự cường thịnh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Những tư tưởng đó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành lý luận và thực tiễn xây dựng đảng trong thời kỳ mới của Tập Cận Bình sau này.
Giang Trạch Dân cho rằng, ―Ba đại diện‖ là cái gốc để xây dựng đảng, là nền tảng cầm quyền, là cội nguồn của sức mạnh, cần phải kiên trì sự lãnh đạo của đảng, kiên trì lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, tăng cường tác phong của cán bộ lãnh đạo, kiện toàn chế độ tập trung dân chủ và ông đã đưa ra một loạt các luận điểm để tăng cường xây dựng đảng.
Thứ nhất, Giang Trạch Dân đã xác định mục tiêu chung cũng như phương hướng trong công tác xây dựng đảng. Cụ thể: mục tiêu chung của công tác xây dựng đảng trong thời kỳ mới là kiên trì ―1 hạt nhân lãnh đạo‖, ―2 đội quân tiên phong‖,
―3 đại diện‖ (Kiên trì sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc; bảo đảm là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Trung Quốc và của nhân dân các dân tộc Trung Quốc; ĐCS Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; đại diện cho nền văn hóa tiên tiến; đại diện cho quyền lợi của đại đa số nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Trung Hoa). Về phương hướng, Giang Trạch Dân cho rằng, một là, công tác xây
dựng đảng của ĐCS Trung Quốc cần phải nắm chắc vấn đề coi xây dựng đảng là xây dựng hạt nhân lãnh đạo ngày càng vững mạnh hơn để dẫn dắt thực hiện xây dựng hiện đại hoá XHCN; hai là, cần phải nỗ lực nâng cao trình độ cầm quyền và trình độ lãnh đạo; ba là, phải từng bước tăng cường sức mạnh tập trung, sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng, tăng cường sức chiến đấu trong cải cách và xây dựng hiện đại hoá XHCN của tổ chức đảng [171, tr. 329].
Thứ hai, Giang Trạch Dân đã nhấn mạnh tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền và duy trì tính tiên tiến của đảng. Ông đã nói:― Toàn đảng trên dưới cần phải coi việc nâng cao ý thức cầm quyền và năng lực cầm quyền là nhiệm vụ lịch sử quan trọng‖ [163, tr.92]. Theo ông một chính đảng có phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử hay không, có phải là đội quân tiên phong của giai cấp vô sản của dân tộc nước đó hay không, quan trọng nhất là phải chú trọng vào việc đảng đó vận dụng lý luận và cương lĩnh của Chủ nghĩa Mác có thích ứng với phương hướng phát triển XHCN hay không, có đại diện cho lợi ích căn bản của dân tộc nước đó và quảng đại quần chúng nhân dân nước đó hay không. Do đó, ông xác định xây dựng ĐCS Trung Quốc trở thành chính đảng Chủ nghĩa Mác, cần phải trang bị lý luận của Đặng Tiểu Bình cho toàn đảng, tăng cường củng cố các phương diện về tư tưởng, về chính trị và về tổ chức để đảng có thể vượt qua khó khăn, thách thức và đi trước thời đại và lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: ―Toàn bộ sự nghiệp của đảng phải lấy những lợi ích căn bản của tuyệt đại đa số nhân dân làm tiêu chuẩn tối cao‖, ―Chúng ta phải kết hợp quyền lực của luật pháp và quyền lực của đạo đức…, đấu tranh chống thái độ thờ phụng đồng tiền, chủ nghĩa hưởng lạc, thuyết vị kỷ cực đoan, cùng những tư tưởng suy đồi khác‖ [196, tr.252-253].
Thứ ba, về nguyên tắc trong xây dựng đảng, ông cũng đưa ra một số các quan điểm, biện pháp chỉ đạo cụ thể như: 1) Vấn đề sống còn là phải đề cao sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của đảng và nhà nước và bảo vệ quyền lực của Ban bí thư Trung ương đảng, không có bất kỳ địa phương, một bộ ngành hay cơ quan nào được phép đi con đường riêng của mình [196, tr.253]; 2) Trong “Tam giảng”, ông cũng đã thể hiện quan điểm về việc cần phải coi trọng chính trị, ―không coi trọng chính trị, xa rời cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị và mục tiêu chính trị của đảng thì cũng không thể coi là người của chính đảng‖ [164, tr.225]. ―Bất luận đảng hay là