Báo An Giang cũng phản ánh, ghi nhận hàng trăm sự kiện hội chợ du lịch, hội chợ thương mại, liên hoan ẩm thực góp phần quảng bá đặc trưng của An Giang và các tỉnh trong cụm liên kết phía Tây vùng ĐBSCL do các đơn vị trong nước tổ chức. Mặt khác, với vai trò định hướng dư luận, thời gian qua, báo địa phương còn thực hiện đúng mực chức năng của mình; phản ánh kịp thời những tồn tại, hạn chế của ngành Du lịch, như tình trạng chèo kéo du khách, “chặt chém” du khách trong các dịch vụ ăn uống, giải khát; vận chuyển; quà lưu niệm…; phản ánh tình trạng mất vệ sinh môi trường…những điểm du lịch chưa tốt, những tour du lịch còn yếu kém về sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn viên... để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong khâu tổ chức, điều hành, nâng cao nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, cho ngành chức năng quản lý nhà nước về du lịch, góp phần đưa ngành du lịch của địa phương và cả vùng ngày càng phát triển ổn định và bền vững.
Câu 4: Những định hướng trong thời gian tới của đơn vị trong thực hiện quảng bá du lịch địa phương như thế nào?
Ngoài những thông tin đăng tải trên trang thời sự, Báo An Giang phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang thực hiện định kỳ mỗi tháng 4 kỳ, mỗi kỳ ½ trang để đăng tải thông tin, quảng bá các sự kiện, hoạt động du lịch An Giang. Theo ông Nguyễn Thành Tín, Phó tổng biên tập, quan tâm nhu cầu thông tin du dịch của công chúng, Ban Biên tập Báo An Giang có chủ chương đổi mới cả nội dung, hình thức để trang mục “Văn hóa Du lịch”. Cụ thể, Ban Biên tập chỉ đạo, trên báo in, trang mục “Văn hóa Du lịch” được in màu. Dung lượng chữ ít, thay vào đó đăng tải nhiều hình ảnh nhằm tạo được cảm hứng cho bạn đọc tìm hiểu về du lịch địa phương. Riêng đối với báo An Giang điện tử bên cạnh những tin bài, trình bài màu sắc bắt mắt, thì báo điện tử ưu tiên sử dụng nhiều thể loại phóng sự ảnh và video clip.
Xin cảm ơn ông!
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4
(Ông Dương Hồ Vũ, Trưởng phòng Báo Điện tử, Báo Cần Thơ)
Kính gửi: Ông Dương Hồ Vũ, Trưởng phòng Báo Điện tử, Báo Cần Thơ
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 13
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 14
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 15
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Tôi tên là Nguyễn Thị Hoài Thu, hiện đang công tác tại Báo Cần Thơ, là học viên cao học chuyên ngành Báo chí học (Định hướng ứng dụng), khóa học QH- 2018-X, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên các báo địa phương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Để việc nghiên cứu, khảo sát đảm bảo khách quan, góp phần để luận văn thành công, tôi kính mong ông dành thời gian trả lời các câu hỏi sau:
Thông tin ông cung cấp cung cấp, tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và làm cứ liệu cho luận văn. Rất mong được sự giúp đỡ, hỗ trợ của ông, nhằm giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác quý báu của ông!
Nội dung chính:
Câu 1: Với trò là cán bộ phòng nghiệp vụ, ông đã triển khai thực hiện việc quảng bá du lịch như thế nào ?
Với vai trò là Trưởng phòng Báo điện tử Cần Thơ, trước bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, người làm báo hiện nay gặp áp lực từ truyền thông xã hội. Vì vậy, báo địa phương cần tiếp tục đổi mới về phương thức nghề nghiệp, cải tiến mạnh mẽ hơn nữa, tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, xây dựng cơ quan báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Để đạt mục tiêu đề ra, phòng đã tham mưu, đề xuất và phối hợp chặt chẽ với BBT, các đoàn thể khác tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, từng bước xây dựng đội ngũ làm báo “3 trong 1” (vừa viết, vừa quay phim, vừa chụp ảnh). Các nhà báo sẵn sàng tiếp cận với công nghệ mới, thực hiện nhiều thể loại mới cho truyền hình Internet, video clip, cải tiến nội dung và hình thức cho báo điện tử. Đối với chuyên mục “Du lịch và cuộc sống”, Phòng Báo Điện tử sẽ tăng cường khai thác những thông tin
quảng bá khu - điểm du lịch, ẩm thực, nghỉ ngơi… Về mặt hình thức, phòng sẽ tăng cường các thể loại phóng sự ảnh, video clip, nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. Đồng thời, từ đề xuất của các Công ty du lịch và hãng lữ hành, phòng đề nghị BBT cho mở một ô thông tin về tour tuyến, điểm đến trên báo điện tử, có cách trình bày bắt mắt và dễ tiếp cận.
Câu 2: Để chất lượng sản phẩm báo chí quảng bá du lịch trên báo địa phương ngày càng được nâng cao thì cần những yếu tố nào thưa ông?
Với sự phát triển của ngành Du lịch và thời đại công nghệ hiện nay, việc làm “báo chí du lịch” ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhưng đó đồng thời cũng là thách thức đối với những người làm nghề này như việc phải thích ứng với sự phát triển của công nghệ trong việc tạo ra các tác phẩm báo chí có độ trung thực cao, cập nhật và thời sự. Những yếu tố nói trên đòi hỏi nhà báo phải được đào tạo hết sức bài bản, kỹ lưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và liên tục được bồi dưỡng nâng cao để theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Cùng với đó, bản thân nhà báo trẻ phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình để sẵn sàng dấn thân, cống hiến cho nền báo chí cách mạng nước nhà
Xin cảm ơn ông!
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 5
(Bà Phạm Tường Vi, Trưởng phòng Khoa giáo, Báo Cần Thơ) Kính gửi: Bà Phạm Tường Vi, Trưởng phòng Khoa giáo, Báo Cần Thơ
Tôi tên là Nguyễn Thị Hoài Thu, hiện là học viên cao học chuyên ngành Báo chí học (Định hướng ứng dụng), khóa học QH-2018-X, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên các báo địa phương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Để việc nghiên cứu, khảo sát đảm bảo khách quan, góp phần để luận văn thành công, tôi kính mong bà dành thời gian trả lời các câu hỏi sau:
Thông tin ông cung cấp cung cấp, tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và làm cứ liệu cho luận văn. Rất mong được sự giúp đỡ, hỗ trợ của bà, nhằm giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác quý báu của bà!
Nội dung chính:
Câu 1: Với trò là cán bộ phòng nghiệp vụ, bà đã triển khai thực hiện việc quảng bá du lịch như thế nào ?
Về chuyên môn, nghiệp vụ, phòng bám sát kế hoạch của BBT, thực hiện nghiêm quy chế cơ quan cùng các yêu cầu nhiệm vụ của phòng, chủ động trang mục, nâng chất tác phẩm, tăng cường các thông tin thời sự và thực hiện cải tiến trang mục. Cùng với việc nâng cao năng lực tác nghiệp cho phóng viên, thì trước hết phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiệp vụ biên tập cho cán bộ phòng, biên tập viên. Để làm tốt điều này, bên cạnh lòng nhiệt tình, có chuyên môn nghiệp báo chí làm tốt việc lập kế hoạch đề tài hằng tuần, hằng tháng cũng như kế hoạch đề tài cho các sự kiện lớn; hướng dẫn đề tài cho phóng viên thì đòi hỏi người biên tập phải có kinh nghiệm, vốn sống, nhất là niềm đam mê với du lịch.
Câu 2: Để chất lượng sản phẩm báo chí quảng bá du lịch trên báo địa phương ngày càng được nâng cao thì cần những yếu tố nào thưa bà?
Cùng với việc nâng cao năng lực tác nghiệp cho phóng viên, thì trước hết phải
nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiệp vụ biên tập cho cán bộ phòng, biên tập viên. Để làm tốt điều này, người cán bộ phòng bên cạnh lòng nhiệt tình, có chuyên môn nghiệp báo chí làm tốt việc lập kế hoạch đề tài hằng tuần, hằng tháng cũng như kế hoạch đề tài cho các sự kiện lớn; hướng dẫn đề tài cho phóng viên thì đòi hỏi người biên tập phải có kinh nghiệm, vốn sống, nhất là niềm đam mê với du lịch.
Xin cảm ơn bà!
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 6
(Ông Nguyễn Thành Nam, Phó phòng Kinh tế, Báo Đồng Tháp) Kính gửi: Ông Nguyễn Thành Nam, Phó phòng Kinh tế, Báo Đồng Tháp
Tôi tên là Nguyễn Thị Hoài Thu, hiện đang công tác tại Báo Cần Thơ, là học viên cao học chuyên ngành Báo chí học (Định hướng ứng dụng), khóa học QH- 2018-X, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên các báo địa phương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Để việc nghiên cứu, khảo sát đảm bảo khách quan, góp phần để luận văn thành công, tôi kính mong ông dành thời gian trả lời các câu hỏi sau:
Thông tin ông cung cấp cung cấp, tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và làm cứ liệu cho luận văn. Rất mong được sự giúp đỡ, hỗ trợ của ông, nhằm giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác quý báu của ông!
Nội dung chính:
Câu 1: Với trò là cán bộ phòng nghiệp vụ, ông đã triển khai thực hiện việc quảng bá du lịch như thế nào?
Về chuyên môn, nghiệp vụ, phòng bám sát kế hoạch của BBT. Bên cạnh đó, Phòng chỉ đạo phóng viên đầu tư, nghiên cứu khai thác đề tài mới, trải nghiệm những tour mới để quáng bá với công chúng, qua đó góp phần nâng chất tác phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu cải tiến trang mục.
Câu 2: Để chất lượng sản phẩm báo chí quảng bá du lịch trên báo địa phương ngày càng được nâng cao thì cần những yếu tố nào thưa ông?
Đảm nhận công tác quảng bá du lịch trên Báo in, Phòng xác định phải tập trung đổi mới nội dung và hình thức nhằm tạo ra các sản phẩm báo chí có chất lượng cao về du lịch ĐBSCL cũng như địa phương. Để có được điều này, một mặt, phòng phải nâng cao trách nhiệm từ khâu chỉ đạo phóng viên khai thác đề tài, biên tập nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ, độ ngũ những người làm báo, nhất là các phóng viên trẻ cần nâng cao trình độ
lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận và sử dụng hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí vừa có giá trị về nội dung tư tưởng, vừa phong phú, hấp dẫn trong cách thể hiện. Để làm được điều đó, những phóng viên trẻ phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng làm báo trong suốt quá trình trưởng thành của mình. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, nhà báo về mặt chuyên môn nghiệp vụ phải là người chức năng”.
Xin cảm ơn ông!
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 7
(Ông Bùi Hữu Nghĩa, phóng viên phụ trách lĩnh vực du lịch, Báo Đồng Tháp)
Kính gửi: Ông Bùi Hữu Nghĩa
Tôi tên là Nguyễn Thị Hoài Thu, hiện tôi là học viên cao học chuyên ngành Báo chí học (Định hướng ứng dụng), khóa học QH-2018-X, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên các báo địa phương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Để việc nghiên cứu, khảo sát đảm bảo khách quan, góp phần để luận văn thành công, tôi kính mong ông dành thời gian trả lời các câu hỏi sau:
Thông tin ông cung cấp cung cấp, tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và làm cứ liệu cho luận văn. Rất mong được sự giúp đỡ, hỗ trợ của ông, nhằm giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác quý báu của ông!
Nội dung chính:
Câu 1: Theo ông, phóng viên cần có bước chuyển như thế nào để ứng dụng tốt các thiết bị hiện đại, làm báo đa phương tiện?
Tôi nghĩ, hiện nay nhà báo phải có khả năng ứng dụng tốt các thành quả của khoa học-công nghệ trong tác nghiệp. Để làm một nhà báo đa năng và tạo ra một sản phẩm báo chí tốt, chất lượng cao, nhà báo phải có kiến thức vững vàng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác nghiệp. Những yếu tố nói trên đòi hỏi nhà báo phải được đào tạo hết sức bài bản, kỹ lưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và liên tục được bồi dưỡng nâng cao để theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Cùng với đó, bản thân nhà báo trẻ phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình để sẵn sàng dấn thân, cống hiến cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Câu 2: Để chất lượng sản phẩm báo chí quảng bá du lịch trên báo địa phương ngày càng được nâng cao thì cần những yếu tố nào thưa ông?