tính định kỳ và diện tích có hạn của báo in. Báo điện tử cho phép đăng tin, bài, chùm ảnh, video liên tục, những tin tức nóng hổi mà báo in chưa thể xuất bản được ngay. Thế nhưng, điều đáng tiếc là trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn thấy rằng Báo điện tử Vĩnh Phúc và Báo Du lịch Việt Nam gần như bê nguyên toàn bộ tin, bài, chùm ảnh, video của báo in, rất hiếm khi có tin, bài, chùm ảnh, video mới độc lập của báo điện tử.
Ngay cả việc đẩy tin, bài, chùm ảnh, video từ báo in lên báo điện tử thì cũng để nguyên hình thức thể hiện tin, bài, chùm ảnh, video mà không có sự điều chỉnh cho phù hợp với loại hình báo điện tử. Như chúng ta đã biết, báo in và báo điện tử có những đặc điểm khác nhau. Báo điện tử công chúng tiếp nhận thông tin qua màn hình vi tính nên đọc lướt qua, bởi vậy, cách thức thể hiện tin, bài, chùm ảnh, video chuyển tải thông tin có sự khác biệt so với loại hình báo in. Do đó, để đạt hiệu quả thông tin về du lịch Vĩnh Phúc, Báo điện tử Vĩnh Phúc và Báo Du lịch Việt Nam khi đẩy bài từ báo in lên báo điện tử cần có sự điều chỉnh hình thức cho phù hợp.
Hạn chế tiếp theo là báo điện tử Trung ương và địa phương vẫn chưa thực sự tận dụng tính đa phương tiện. Như chúng ta đã biết trong một tờ báo điện tử có cả báo in, báo hình và báo nói. Khảo sát trên 3 trang báo điện tử thì tính đa phương tiện vẫn chưa được các báo tận dụng tối đa. Báo Vnexpress và Báo điện tử Vĩnh Phúc có sử dụng video nhưng số lượng rất hạn chế. Đặc biệt, cả 3 cơ quan báo chí đều không có một audio nào về du lịch Vĩnh Phúc. Như vậy là ưu điểm của audio đã không được các báo khai thác.
Về tính tương tác, trong khi khảo sát tin, bài, chùm ảnh, video về du lịch Vĩnh Phúc thì tác giả luận văn thấy duy nhất Báo Vnexpress đăng tải bình luận của công chúng. 2 cơ quan báo chí còn lại đều không thấy một bình luận hay ý kiến nào của công chúng được đăng tải. Đây có thể xem là hạn chế lớn của 2 trang báo trên. Một trong những xu hướng phát triển của báo chí trên thế giới là tăng tính tương tác với công chúng, càng trực tiếp càng tốt. Một thế mạnh của mạng xã hội Facebook được xem là lợi thế hơn so với báo chí chính là sự tương tác trực tiếp của người dùng. Việc tương tác không chỉ giúp các tờ báo gần công chúng hơn mà còn giúp tờ báo biết được nhu cầu của công chúng. Tương tác với công chúng cũng giúp phóng viên có được nguồn tin, tư liệu dồi dào hơn về du lịch Vĩnh Phúc. Tất cả những điều đó
sẽ góp phần quan trọng để cơ quan báo chí tạo ra sản phẩm báo chí đúng và trúng với nhu cầu công chúng, thu hút công chúng đón đọc thông tin. Thật đáng tiếc là Báo điện tử Du lịch Việt Nam và Báo điện tử Vĩnh Phúc đã không tận dụng được thế mạnh này.
Một hạn chế nữa là các điện tử báo Trung ương và địa phương vẫn chưa có nhiều sự thay đổi hình thức thể hiện và áp dụng những cách thức chuyển tải thông tin mới. Khi khảo sát tin, bài, chùm ảnh, video về du lịch Vĩnh Phúc, tác giả luận văn nhận thấy hầu hết các báo vẫn truyền tải thông tin theo kiểu cũ, đó là bài viết quá nhiều chữ, ít ảnh. Thậm chí, có nhiều bài chỉ có 1 ảnh. Kiểu trình bày bài báo nhiều cửa (sử dụng chữ viết, ảnh, biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu…) chưa được các báo sử dụng. Đây là một điều đáng buồn, trong khi cách trình bày này đã phổ biến đối với báo chí thế giới và một số cơ quan báo chí khác ở Việt Nam (Tuổi trẻ, Thanh niên…) cũng đang mạnh dạn làm theo cách này. Rồi một số cách thể hiện mới như Interactive, Longform (Visual), flycam… cũng chưa được các báo sử dụng.
Một trong những cách thông tin hiệu quả của nhiều cơ quan báo chí quốc tế khi quảng bá về du lịch ở một nơi nào đó là phóng viên đi thực tế, kể chuyện hoặc truyền hình trực tiếp chuyến đi thực tế của phóng viên. Các báo điện tử Trung ương và địa phương Việt Nam vẫn ít hoặc chưa làm theo cách này. Đây cũng là một hạn chế đáng tiếc.
2.4.2.1. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương
Theo tác giả luận văn có một số nguyên nhân chính sau:
Một là tư duy làm báo của lãnh đạo cơ quan báo chí. Nhiều cơ quan báo chí vẫn còn làm báo theo cách cũ, chưa dám thử nghiệm theo kiểu làm báo mới dẫn đến có những hình thức truyền tải thông tin du lịch Vĩnh Phúc theo cách truyền thống (nặng về chữ viết). Theo tác giả luận văn, đây là nguyên nhân quan trọng nhất, tư duy cũ đó đã kìm hãm sự sáng tạo, chưa thôi thúc tìm đến những cách làm báo mới để tạo ra sản phẩm báo chí hấp dẫn hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Thông Tin Về Vẻ Đẹp Tự Nhiên Của Du Lịch Vĩnh Phúc
- Thông Tin Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Vĩnh Phúc
- Những Thành Công, Hạn Chế, Nguyên Nhân Thành Công, Hạn Chế Của Báo Điện Tử Trung Ương Và Địa Phương Khi Thông Tin Về Du Lịch Vĩnh Phúc
- Nhóm Giải Pháp Đối Với Báo Điện Tử Trung Ương Và Địa Phương
- Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương - 12
- Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương - 13
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Hai là nguyên nhân về mặt tài chính và trang thiết bị của tòa soạn. Không phải tòa soạn nào cũng có đủ nguồn lực để tổ chức cho phóng viên đi thực tế một cách bài bản và đủ trang bị để truyền hình trực tiếp chuyến đi đó của phóng viên. Phóng viên Trần Kim Anh, chuyên viết về du lịch của Báo Vnexpress cho biết:
“Không phải chúng ta chưa áp dụng mà chúng ta đã áp dụng và hiệu quả truyền thông cũng khá tốt. Tuy nhiên, để có thể làm được những tuyến bài như vậy không hề dễ dàng, bởi yêu cầu cao về tài chính, trang thiết bị, sau đó đến kỹ năng tác nghiệp và hậu kỳ”.
Ngoài ra còn do trình độ của phóng viên hạn chế, chưa có nhiều sáng tạo khi viết tin, bài, chùm ảnh, video thông tin về du lịch Vĩnh Phúc; các cơ quan báo chí chưa có nhiều hình thức động viên, khen thưởng để những người làm báo “sống chết” với nghề…
Những hạn chế trên đòi hỏi cần có các giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương. Đó là phần nội dung tiếp theo tác giả luận văn đề cập đến.
*Tiểu kết chương 2
Như vậy, trong chương 2, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương. Qua đó, tác giả luận văn đưa ra một số kết luận sau: Một là, số lượng tin, bài, chùm ảnh, video vẫn được xem là ít khi thông tin về du lịch Vĩnh Phúc. Hai là, các báo đã thể hiện được nhiều nội dung thông tin về du lịch Vĩnh Phúc, bao gồm: Vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa và ẩm thực, chính sách phát triển du lịch, cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ du lịch, xúc tiến du lịch. Ba là, các báo đã sử dụng phổ biến tin, bài, chùm ảnh, video để chuyển tải thông tin về du lịch Vĩnh Phúc. Tác giả cũng đưa ra đánh giá của công chúng về thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương và những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế trong việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT ƯỢNG THÔNG TIN VỀ DU LỊCH VĨNH PHÚC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
3.1. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc
Triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 31/12/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 24/10/2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch hành động số 8275/KH-UBND về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Mục tiêu của Kế hoạch số 8275 là phát triển du lịch Vĩnh Phúc nhanh và bền vững để đến năm 2020, du lịch thực sự trở thành điểm đến của Việt Nam và quốc tế. Tỉnh khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch, trong đó, lấy du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch thể thao (golftour) làm mũi nhọn; du lịch văn hóa, lễ hội – tâm linh làm nền tảng.
Tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, nhất là phương tiện vận tải, cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng du lịch chất lượng cao; không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng các sản phẩm du lịch, chú trọng các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương, có tính hấp dẫn cao để thu hút khách thăm quan du lịch.
Cùng với đó, tỉnh chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật về du lịch bổ sung kịp thời cho các cơ quan quản lý và các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
Vĩnh Phúc phấn đấu sang năm 2020 đón 6.500.000 lượt khách/năm, trong đó, có 50.000 lượt khách quốc tế/năm. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế là 15%/năm, khách nội địa là 20%/năm. Doanh thu dự kiến đến năm 2020 đạt 2.600 tỷ đồng/năm tăng bình quân 12,7%/năm. Ngành du lịch tạo được việc làm cho 28.500 lao động (tăng 9.000 lao động), trong đó, giải quyết việc làm cho 10.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Đội ngũ lao động ngành du lịch qua đào tạo đạt trên 75%.
Mục tiêu đến 2030, dịch vụ du lịch phát triển đột phá để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; xây dựng Vĩnh Phúc trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước; thu hút trên 10 triệu lượt khách/năm, trong đó, khách quốc tế đạt trên
100.000 lượt khách/năm.
3.2. Những vấn đề đặt ra
Để tỉnh Vĩnh Phúc đạt được những mục tiêu trong phát triển du lịch nêu trên, có những vấn đề đặt ra đối với hoạt động du lịch trong tình hình mới và đối với báo chí, trong đó có báo điện tử về đề tài du lịch.
3.2.1. Vấn đề đặt ra đối với hoạt động du lịch trong tình hình mới
3.2.1.1. Chất lượng sản phẩm du lịch
Trước cơ hội gia tăng tiếp cận nguồn khách quốc tế khi Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện khu vực trên thế giới; hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu, Việt Nam đang trở thành điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương.
Tuy nhiên, đi cùng với mở rộng thị trường kinh doanh du lịch là những thách thức không hề nhỏ đối với sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng có những đánh giá khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm du lịch. Vì vậy, chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm thì du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng mới có thể đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững, duy trì năng lực cạnh tranh cao trong khu vực. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là một tất yếu mang tính sống còn, vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài trong tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng.
Trên thực tế, sản phẩm du lịch được coi là một sản phẩm đặc thù mang tính tổng hợp cao, bao mồm các thành phần vật chất và phi vật chất, nó không phải là một sản phẩm đơn lẻ mà là tập hợp của rất nhiều các thành phần tạo nên, bao gồm: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, môi trường tự nhiên, kỹ năng nghiệp vụ du lịch, môi trường xã hội… Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là một yêu cầu nhưng đồng thời cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp.
Để tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng, đủ sức cạnh tranh là một thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Một trong những biện pháp quan trọng nhất trong chiến lược này là tiến hành tuyên truyền, xúc tiến du lịch với mục tiêu quảng bá hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc với những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, tạo ra sức hút khách du lịch, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
3.2.1.2. Biến thách thức thành cơ hội
Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch cũng phải lường trước những khó khăn, thách thức để linh hoạt, chủ động đưa ra những giải pháp kịp thời, biến khó khăn thành cơ hội, giúp du lịch phát triển nhanh và bền vững.
Có thể thấy, đại dịch Covid-19 đang thực sự là một cú sốc với ngành du lịch Việt Nam ngay những tháng đầu năm 2020. Có lẽ chưa bao giờ trong nhiều năm trở lại đây, du lịch Việt Nam lại ảm đạm đến thế khi lượng khách quốc tế và trong nước sụt giảm nghiêm trọng. Theo ước tính ban đầu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra, trong ba tháng tới (tháng 3,4,5/2020), thiệt hại của ngành du lịch sẽ vào khoảng 5,9-7 tỷ USD. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Lê Hoài Chung cho biết, đây là thiệt hại dựa trên cơ sở nhiều tác động trước mắt, như: Trung Quốc hạn chế công dân đi ra nước ngoài; Việt Nam không đưa, đón khách từ vùng dịch, tạm dừng các lễ hội, hoạt động tại một số khu di tích, danh lam thắng cảnh; các thị trường quốc tế khác đang e ngại đến khu vực châu Á; người dân trong nước hạn chế đi du lịch...
Đối với Vĩnh Phúc – tỉnh đầu tiên ghi nhận 11 trường hợp mắc bệnh, đã được xác định là tâm dịch của Việt Nam những ngày đầu. Theo đó, hoạt động du lịch gặp rất nhiều “sóng gió”, khó khăn. Các khu du lịch trọng điểm như khu danh thắng Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo, Flamingo Đại Lải… lượng khách giảm tới 80- 90%, thậm chí có thời điểm giảm tới 95%. Phải ghi nhận rằng, tỉnh Vĩnh Phúc rất quyết liệt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với sự hỗ trợ của các nước, các trường hợp mắc bệnh trong tỉnh đã sớm được chữa khỏi, ngăn chặn dịch lây lan, bùng phát trên diện rộng. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để vực dậy du lịch, giúp du lịch “hồi sinh”.
Trong thời điểm dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc cần làm để xây dựng được hình ảnh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Vĩnh Phúc nói riêng đối với cơ quan quản lý nhà nước là bảo vệ được du khách khỏi ảnh hưởng của dịch bệnh và giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp và người tham gia làm du lịch. Cùng chung sức, đồng lòng, các doanh nghiệp và người làm du lịch trong thời điểm vắng khách, thậm chí không có khách thì tập trung nâng
cấp cơ sở vật chất, mở lớp đào tạo cho cán bộ, nhân viên… để nâng cao chất lượng phục vụ, chờ đón một mùa khách du lịch mới sau này.
Cũng nên nhìn nhận dịch bệnh lần này là cơ hội giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm về cơ cấu ngành du lịch, thị trường khách du lịch sao cho phù hợp và giảm thiểu những thiệt hại từ các tình huống rủi ro trong tương lai…
Tất nhiên, để giải quyết được vấn đề đặt ra, ngoài những nỗ lực của ngành du lịch còn cần có sự tham gia, ủng hộ, đóng góp của các cấp, các ngành, trong đó báo chí có vai trò quan trọng trong vấn đề thông tin về du lịch.
3.2.2. Vấn đề đặt ra đối với báo chí về đề tài du lịch
Như đã nói ở trên, kinh doanh du lịch có sự cạnh tranh diễn ra không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia (giữa các doanh nghiệp, các địa phương) mà cả trong phạm vi khu vực và thế giới. Thời gian qua, ngành du lịch của Việt Nam nói chung và du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã có những chiến dịch tuyên truyền, quảng bá du lịch tương đối tốt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo, các lễ hội truyền thống tại các địa phương... Nhờ vậy mà lượng khách du lịch nước ngoài đến Vĩnh Phúc ngày càng tăng, lượng khách nội địa cũng tăng trưởng khá lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch ngày càng phát triển, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao.
Vấn đề đặt ra cho ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đối với công tác thông tin về du lịch là phải chuyên nghiệp. Đây chính là những đòi hỏi mới đối với công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về du lịch trong thời kỳ hội nhập, phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Nhìn lại hoạt động báo chí thông qua quá trình khảo sát, báo điện tử Trung ương và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc thông tin kịp thời về du lịch Vĩnh Phúc, qua đó, đem đến cho công chúng một bức tranh tổng thể, một cái nhìn khái quát, đầy đủ về quá trình phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đi liền với thuận lợi là những thách thức không nhỏ đối với đội ngũ những người làm báo ở Vĩnh Phúc. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, các cơ quan báo chí nói chung, các nhà báo nói riêng cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của mình trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức và trách nhiệm của xã hội, từ đó, có phương hướng đổi mới để tự hoàn thiện mình trong môi
trường hoạt động du lịch có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức như hiện nay.
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương
Để có thể nâng cao chất lượng thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương, theo tác giả luận văn, cần có giải pháp đồng bộ từ phía tỉnh Vĩnh Phúc và cơ quan báo chí. Dưới đây, tác giả đi sâu vào một số giải pháp như sau:
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với tỉnh Vĩnh Phúc
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, cần tập trung vào các giải pháp:
Phát triển du lịch bền vững
Muốn có những bài báo hấp dẫn công chúng để quảng bá cho du lịch Vĩnh Phúc thì trước hết chính du lịch Vĩnh Phúc phải thực sự hấp dẫn trước. Như chúng ta đã biết, du lịch Vĩnh Phúc có nhiều “tài sản” mà nhiều nơi khác không có, tiêu biểu là danh thắng Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo, Flamingo Đại Lải Resort... Có thể nói cảnh đẹp tự nhiên với núi non, sông nước thơ mộng ở Vĩnh Phúc khiến lòng người say đắm. Vẻ đẹp tự nhiên ấy cần được giữ gìn và bảo vệ một cách tốt nhất. Điều này đòi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc cần phát triển bền vững du lịch, mặc dù mục tiêu kinh tế là rất quan trọng, nhưng không vì thế mà làm tổn hại đến thế mạnh du lịch. Cần phải coi trọng việc bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên lên hàng đầu. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp nhiều câu chuyện vì quá ưu tiên đến mục tiêu kinh tế mà có can thiệp không đúng mực của con người đến các cảnh quan tự nhiên, như: Xây dựng tháp treo, các công trình nghỉ dưỡng không hợp lý làm mất đi giá trị vốn có của của cảnh quan thiên nhiên. Chúng ta từng thấy dư luận phản đối việc lấn chiếm đất rừng Tam Đảo để làm kinh tế... Bởi vậy, tỉnh Vĩnh Phúc cần có một chiến lược tổng thể và thực hiện có hiệu quả nhằm phát triển du lịch bền vững.
Xây dựng văn hóa du lịch
Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là một lợi thế vượt trội của du lịch Vĩnh Phúc, nhưng văn hóa du lịch, cách ứng xử lịch sự của người làm du lịch, lối sống đẹp của người dân địa phương mới là sức hút lâu dài níu chân du khách ở lại hay quay lại Vĩnh Phúc. Báo chí không thể quảng bá du lịch nếu thiếu hình ảnh đẹp về văn hóa du lịch. Phạm trù văn hóa du lịch có thể rất rộng, trong luận văn này tác giả sẽ đề