PHỤ LỤC 4. Định nghĩa suy tim theo phân suất tống máu của Hội tim Châu Âu 2021. Triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể, nguyên nhân và phân độ suy tim mạn theo Hội Tim Châu Âu 2016
Định nghĩa suy tim theo phân suất tống máu của Hội Tim Châu Âu
Suy tim PSTM giảm | Suy tim PSTM giảm nhẹ | Suy tim PSTM bảo tồn | |
1 | Triệu chứng cơ năng ± thực thể (Triệu chứng thực thể có thể không có trong giai đoạn sớm của suy tim hoặc ở những bệnh nhân đã điều trị lợi tiểu) | ||
2 | EF ≤ 40% | EF 41-49% | EF ≥ 50% |
3 * | – | – | + |
(*): Bằng chứng khách quan về các bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim phù hợp với sự hiện diện của rối loạn chức năng tâm trương thất trái / tăng áp lực làm đổ đầy thất trái, bao gồm cả Natri peptide lợi niệu tăng |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò tiên lượng của dấu ấn sinh học sST2 trong suy tim - 20
- Vai trò tiên lượng của dấu ấn sinh học sST2 trong suy tim - 21
- Thông Tin Về Nghiên Cứu Mục Đích Và Tiến Hành Nghiên Cứu
- Vai trò tiên lượng của dấu ấn sinh học sST2 trong suy tim - 24
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
“Nguồn: ESC, 2021”40
Bảng Triệu chứng cơ năng và thực thể của suy tim theo Hội Tim Châu Âu 2016
Triệu chứng thực thể (Dấu hiệu) | |
Điển hình | Đặc hiệu |
Khó thở, Khó thở tư thế Khó thở kịch phát về đêm Giảm khả năng gắng sức Mệt mỏi, tăng thời gian để phục hồi sau khi gắng sức. Phù chân | TMC nổi, Phản hồi gan cảnh Tiếng tim thứ 3 (nhịp Gallop) Diện đập mỏm tim lệch |
Ít đặc hiệu | |
Tăng cân (> 2 kg/tuần) Giảm cân, suy kiệt Tiếng thổi tim Phù ngoại biên (mắt cá chân, xương cùng, bìu). Ran phổi, Tràn dịch MP Nhịp tim nhanh, Mạch không đều Thở nhanh, Nhịp thở Cheyne Stokes Gan to, Cổ trướng Chi lạnh, Thiểu niệu, HA kẹp | |
Ít điển hình | |
Ho về đêm, Thở khò khè Cảm giác sưng phồng Ăn mất ngon Lẫn lộn (đặc biệt người lớn tuổi) Trầm cảm Đánh trống ngực Choáng váng, Ngất |
“Nguồn: ESC, 2016” 40
Bảng Nguyên nhân suy tim theo ESC 2016
Bệnh mạch vành | ||
Sẹo cơ tim | ||
Cơ tim ngủ đông/choáng váng | ||
Bệnh mạch vành thượng tâm mạc | ||
Bất thường vi mạch vành | ||
Rối loạn chức năng nội mạc | ||
Tổn thương tim do độc chất | ||
Lạm dụng chất kích thích | Rượu, cocaine, amphetamine, steroid đồng hóa. | |
Kim loại nặng | Đồng, sắt, chì, coban. | |
Thuốc | Thuốc độc tế bào (ví dụ anthracyclines),điều chỉnh miễn dịch (interferon kháng thể đơn dòng như trastuzumab, Cetuximab), chống trầm cảm, chống loạn nhịp, NSAID, giảm đau | |
Xạ trị | ||
Tổn thương do viêm và qua trung gian miễn dịch | ||
Liên quan đến nhiễm trùng | Vi khuẩn, spirochaetes, nấm, động vật nguyên sinh, ký sinh trùng (bệnh Chagas), Rickettsia, virus (HIV/AIDS). | |
Không liên quan đến nhiễm trùng | Viêm cơ tim tế bào khổng lồ/lymphocytic, bệnh tự miễn (Graves, viêm khớp dạng thấp, rối loạn mô liên kết, lupus đỏ hệ thống), viêm cơ tim bạch cầu ái toan và quá mẫn (Churg- Strauss). | |
Thâm nhiễm | ||
Liên quan bệnh lý ác tính | Xâm lấn trực tiếp hay do di căn | |
Không liên quan bệnh ác tính | Amyloidosis, sarcoidosis, haemochromatosis, bệnh liên quan chuyển hóa glycogen, bệnh Fabry. | |
RL chuyển hóa | ||
Nội tiết | Bệnh tuyến giáp, cận giáp, to đầu chi, thiếu hụt GH, tăng cortisol trong máu, bệnh Conn’s, bệnh Addison, ĐTĐ, hội chứng chuyển hóa, U tủy thượng thận, các bệnh lý liên quan đến việc mang thai và chu sản. | |
Dinh dưỡng | Thiếu hụt thiamine, L-carnicitine, selenium, sắt, phosphate, calcium, Rối loạn dinh dưỡng phức tạp (bệnh ác tính, AIDS, chán ăn tâm thần), béo phì. | |
Bất thường di truyền | ||
Đa dạng | Bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn nở, bệnh cơ tim không lèn chặt, bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp, bệnh cơ tim hạn chế, chứng loạn dưỡng cơ bắp và laminopathies. |
Tăng huyết áp | ||
Bệnh lý van tim và cấu trúc cơ tim | ||
Mắc phải | Bệnh van 2 lá, van ĐMC, van 3 lá và van ĐMP | |
Bẩm sinh | Thông liên nhĩ, thông liên thất và các tổn thương khác | |
Bệnh lý nội mạc cơ tim và màng ngoài tim | ||
Màng ngoài tim | Viêm màng ngoài tim co thắt, tràn dịch màng ngoài tim | |
Nội mạc cơ tim | Hội chứng tăng bạch cầu ái toan, xơ hóa nội mạc cơ tim, fibroelastosis | |
Tình trạng cung lượng cao | ||
Thiếu máu nặng, Nhiễm trùng huyết, cường giáp, bệnh Paget, dò động-tĩnh mạch, thai kỳ | ||
Quá tải dịch | ||
Suy thận, quá tải dịch do tai biến điều trị | ||
RỐI LOẠN NHỊP | ||
Rối loạn nhịp nhanh | ||
Rối loạn nhịp nhĩ, thất | ||
Rối loạn nhịp chậm | ||
Rối loạn chức năng nút xoang, Rối loạn dẫn truyền |
“Nguồn: ESC, 2016” 64
Phân loại theo mức độ triệu chứng và giai đoạn suy tim mạn
Bệnh nhân suy tim mạn được phân loại theo mức độ triệu chứng và giai đoạn của bệnh. Phân giai đoạn suy tim mạn của Hiệp hội Tim và Trường môn Tim Hoa Kỳ (ACC/AHA) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự xuất hiện và tiến triển của bệnh, bệnh nhân được chú ý và theo dõi ngay từ khi có nguy cơ cao gây suy tim. Mức độ suy tim mạn được phân loại theo phân độ chức năng của Hiệp hội Tim New York (NYHA) dựa vào khả năng gắng sức của những bệnh nhân suy tim mạn 15.
Phân loại chức năng NYHA được sử dụng để mô tả mức độ nặng của các triệu chứng và khả năng dung nạp gắng sức (Bảng 1.3). Mặc dù mang tính chủ quan, phân loại theo chức năng NYHA vẫn được sử dụng rộng rãi để đánh giá lâm sàng và xác định điều kiện cho một số liệu pháp nhất định. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng theo NYHA tương quan kém với chức năng thất trái. Mặc dù có mối quan hệ rõ ràng giữa mức độ nặng của các triệu chứng theo NYHA và khả năng sống còn, các bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ vẫn có nguy cơ nhập viện hay tử vong.
Bảng Phân độ chức năng suy tim mạn theo Hiệp hội Tim New York (NYHA)
Không hạn chế các vận động thể lực. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở. | |
Độ II: | Hạn chế nhẹ vận động thể lực. BN khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, khó thở. |
Độ III: | Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù BN khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ đã có triệu chứng. |
Độ IV: | Mệt, khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. |
“Nguồn: Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA)” 258
Phân độ nặng theo NYHA được áp dụng khi bệnh nhân đã có chẩn đoán suy tim mạn lâm sàng, tương ứng từ giai đoạn C theo ACC/AHA trở lên. Suy tim mạn có phân độ NYHA IV thường tương ứng với giai đoạn D theo ACC/AHA. Hình 1.2 so sánh phân độ NYHA và giai đoạn suy tim mạn theo ACC/AHA 67.
Hình. So sánh phân độ NYHA và giai đoạn suy tim mạn theo ACC/AHA
“Nguồn: Braunwald's Heart Disease, 2014” 67
PHỤ LỤC 5 Phác đồ điều trị suy tim mạn của Bệnh viện Chợ Rẫy
| |
|
|
| |
|
|
| |
|