Nồng độ Creatinine huyết thanh: ................... pg/mL
Điện tâm đồ:
Nhịp xoang:
Rung nhĩ:
Dấu hiệu TMCT:
Siêu âm tim:
Phân suất tống máu thất trái (LVEF): ................... %
Vị trí giảm động vùng:
ớc
ảm động vùng
ới
ất
ỏm
Phần 4: Kết quả chụp mạch vành
Mạch vành ưu thế:
ải
ồng
Hẹp mạch vành 50%:
Hẹp mạch vành 70%:
Hẹp LM:
Hẹp LAD:
Hẹp LCx:
Hẹp RCA:
Phần 4: Kết quả SPECT
Nghiệm pháp gắng sức:
ốc
Phân loại nghiệm pháp gắng sức: Thảm lăn
Kết quả nghiệm pháp gắng sức:
ủ
tiêu chuẩn
EDV: ............................ mL
Điểm chỉ số hấp thu phóng xạ theo vùng:
Điểm | Phân vùng | Điểm | |||
Nghỉ tĩnh | Gắng sức | Nghỉ tĩnh | Gắng sức | ||
1 | 9 | ||||
2 | 10 | ||||
3 | 11 | ||||
4 | 12 | ||||
5 | 13 | ||||
6 | 14 | ||||
7 | 15 | ||||
8 | 16 | ||||
17 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Của Nhóm Bệnh Nhân Có Sống Còn Cơ Tim Ở Vùng Thiếu Máu Trên Hình Ảnh Xạ Hình Tưới Máu Cơ Tim Bằng Kĩ Thuật Spect –
- Vai trò của xạ hình tưới máu cơ tim bằng kỹ thuật Spect-CT trong đánh giá tính sống còn cơ tim - 16
- Vai trò của xạ hình tưới máu cơ tim bằng kỹ thuật Spect-CT trong đánh giá tính sống còn cơ tim - 17
- Vai trò của xạ hình tưới máu cơ tim bằng kỹ thuật Spect-CT trong đánh giá tính sống còn cơ tim - 19
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
Phần 5: Kết quả theo dõi sau 90 ngày
-IV
Tử vong: Phân độ NYHA:
Phụ lục 2. MẪU CHẤP THUẬN TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tôi đã đọc mẫu thỏa thuận đồng ý này.
Tôi cũng đã có cơ hội để trao đổi về nó với: Bác sĩ Trần Hữu Thế Tôi:
Tôi đã được biết về những rủi ro, lợi ích khi tham gia nghiên cứu này. Tôi đã có cơ hội để đặt câu hỏi. Tất cả các câu hỏi của tôi đã được trả lời rõ ràng theo cách tôi có thể hiểu rõ và thỏa đáng.
Tôi đồng ý để bác sĩ nghiên cứu của tôi thu thập và xử lý thông tin, kể cả thông tin về sức khỏe của tôi. Tôi đồng ý với …………………… sử dụng thông tin của tôi thu thập trong nghiên cứu này, bao gồm cả thông tin về sức khỏe, cho nghiên cứu y học tương lai.
Tôi đồng ý để cho …………………… phân tích thông tin của tôi.
Tôi đồng ý để những người sau đây được phép truy cập trực tiếp thông tin cá nhân (bảo mật) của tôi:
Các nhà chức trách y tế có thẩm quyền
Hội đồng y đức kiểm tra phê chuẩn tiến hành nghiên cứu
Tôi hiểu rằng có thể rút khỏi nghiên cứu này bất cứ lúc nào. Việc rút ra khỏi nghiên cứu sẽ không ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe sau này của tôi. Nếu tôi quyết định rồi khỏ nghiên cứu, tôi đồng ý rằng các thông tin thu thập được về tôi cho đến thời điểm khi tôi rút khỏi, có thể tiếp tục được sử dụng.
Tôi không từ chối bất kỳ quyền và trách nhiệm nào khi ký vào đơn này.
Tôi tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu này.
Bằng việc ký tên dưới đây, tôi khẳng định rằng tôi đã được giải thích đầy đủ các thông tin có liên quan về nghiên cứu …………… và tôi được giao một bản sao của mẫu này. Tôi sẽ giữ bản sao của tôi cho đến khi vai trò của tôi trong nghiên cứu kết thúc.
Chữ ký bệnh nhân Họ và tên (chữ in hoa) Ngày ký
Tôi, người ký tên dưới đây, đã giải thích đầy đủ các thông tin liên quan tới nghiên cứu cho bệnh nhân có tên nêu trên và sẽ cung cấp cho người bệnh một bản sao của bản cam kết đồng ý đã được ký và ghi ngày.
Chữ kýNCV Họ và tên (chữ in hoa) Ngày ký
Phụ lục 3. BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU
Biểu mẫu số
Tiêu đề: Vai trò của xạ hình tưới máu cơ tim bằng kỹ thuật SPECT-CT trong đánh giá tính sống còn của cơ tim.
Tên của tổ chức nghiên cứu: Trường đại học y dược TPHCM Địa chỉ: 217 Hồng Bàng – Quận 5 – TPHCM
Tên người bệnh: Họ Tên Quí danh
Mã số bệnh nhân:
Tài liệu này được thông báo đầy đủ đến các đối tượng tham gia nghiên cứu, không có trang hay phần nào trong tài liệu này được bỏ qua. Những nội dung trong tài liệu này được giải thích rõ bằng miệng với các đối tượng tham gia nghiên cứu.
1. Trình bày các vấn đề liên quan đến nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tính sống còn của cơ tim ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ có rối loạn chức năng thất trái.
Khoảng thời gian dự kiến: 01/11/2015 đến 31/08/2016
Phương pháp tiến hành: Tiền cứu, mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được xạ hình tưới máu cơ tim bằng kỹ thuật SPECT-CT trong đánh giá tính sống còn của cơ tim.
2. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị bệnh tim thiếu máu cục bộ và có rối loạn chức năng thất trái và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.
3. Tiêu chuẩn loại trừ: Chống chỉ định của phương pháp gây thiếu máu cơ tim cục bộ:
- Nhồi máu cơ tim vừa mới xảy ra (< 2 ngày)
- Cơn đau thắt ngực không ổn định
- Hẹp nặng thân chung động mạch vành trái chưa được điều trị
- Rối loạn nhịp nặng chưa kiểm soát được
- Suy tim nặng chưa kiểm soát được
- Sự từ chối của bệnh nhân
- Huyết áp tâm thu < 90mmHg
- Hen phế quản đang điều trị
- Tăng áp động mạch phổi nặng
- Nhịp tim chậm < 40 lần/phút
- Rối loạn chức năng nút xoang
- Block nhĩ thất độ 2, 3
- Dị ứng với Dipyridamole hoặc Theophylline
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng
- Tai biến mạch máu nặng xảy ra trong vòng 1 tháng trước đó
4. Người đánh giá các thông tin cá nhân và y khoa để chọn lọc bạn vào tham gia nghiên cứu: Bs. Trần Hữu Thế
5. Số người tham gia nghiên cứu: 149
6. Nguy cơ và tác dụng phụ: vài bệnh nhân tụt huyết áp có triệu chứng (rất ít).
7. Lợi ích của đối tượng nghiên cứu: được đánh giá tính sống còn của cơ tim
được điều trị hợp lý.
8. Những khoản được chi trả trong nghiên cứu: Không
9. Công bố phương pháp hoặc cách điều trị thay thế: không
10. Trình bài lưu gữ mật các hồ sơ nhưng có thể nhận dạng được chủ thể: bệnh nhân chỉ được lưu trong hồ sơ của người nghiên cứu (họ tên, số bệnh án)
11. Chỉ rõ ràng cơ quan quản lý có thể kiểm tra hồ sơ của đối tượng: Bệnh viện Chợ Rẫy.
12. Vấn đề bồi thường/ hoặc điều trị y tế nếu có thương tích xảy ra: nếu bệnh nhân có tụt huyết áp sẽ được xử trí cấp cứu tại chổ.
13. Người để liên hệ khi có câu hỏi:
Về nghiên cứu: Bs. Trần Hữu Thế
Về quyền của đối tượng nghiên cứu: Bs. Trần Hữu Thế
Trong trường hợp có thương tích liên quan đến nghiên cứu: Bs. Trần Hữu Thế
Nêu rõ ràng sự tham gia là tình nguyện, không bị phạt nếu từ chối tham gia và chủ thể có thể thôi không tham gia nữa vào bất kỳ thời điểm nào mà không bị mất quyền lợi.
Chữ ký của đối tượng tình nguyện Ngày tháng năm
Phụ lục 4: ĐIỀU TRỊ SUY TIM
Bao gồm:
1. Những biện pháp điều trị chung
1.1. Chế độ nghỉ ngơi
- Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì góp phần làm giảm công của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau.
- Bệnh nhân suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể thao.
- Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Trong trường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
1.2. Chế độ ăn giảm muối:
- Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng < 3g muối NaCl
/ngày, tức là <1,2g (50 mmol) Na+/ngày.
- Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl/ngày tức là < 0,48g (20mmol) Na+ /ngày.
1.3. Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân
- Cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim.
- Nói chung, chỉ nên dùng cho bệnh nhân khoảng 500 – 1000 ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ.
1.4. Thở ôxy:
- Là biện pháp cần thiết trong trường hợp suy tim nặng, giúp tăng cung cấp ôxy cho các mô, giảm bớt mức độ khó thở của bệnh nhân, đồng thời làm hạn chế sự co mạch phổi thường gặp ở những bệnh nhân thiếu ôxy.
1.5. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác:
- Bỏ thuốc lá, cà phê...
- Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì.
- Tránh các xúc cảm mạnh (stress).
- Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, ví dụ: các thuốc chẹn beta loại không để điều trị suy tim, verapamil, disopyramide...
- Tránh các thuốc giữ nước như corticoid; NSAID...
- Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim...
2. Điều trị nguyên nhân
2.1. Các nguyên nhân/ yếu tố nguy cơ thường gặp:
- Tăng huyết áp: kiểm soát tốt huyết áp bằng thay đổi lối sống kết hợp thuốc giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và làm chậm sự tiến triển của suy tim.
- Đái tháo đường:
Bệnh nhân đái tháo đường/tiền đái tháo đường có nguy cơ suy tim cao hơn người có đường máu bình thường.
Thuốc được lựa chọn đầu tiên để kiểm soát đường máu trên bệnh nhân suy tim bao gồm metformin và thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển NatriGlucose 2 (SGLT2i).
Các thuốc ức chế SGLT2 (dapagliflozin, empagliflozin…) làm tăng đào thải đường và muối qua nước tiểu bằng cách ức chế tái hấp thu glucose và natri ở ống thận nên có lợi cho điều trị suy tim.