Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ THỊ THÚY


vai trò của tòa án


trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ THỊ THÚY


vai trò của tòa án


trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỀN PHƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Vũ Thị Thúy

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

TÍN DỤNG 5

1.1. Khái quát về tranh chấp hợp đồng tín dụng5

1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng 5

1.1.2. Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng 7

1.1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và vai

trò của Tòa án 12

1.2. Khái quát chung về vai trò của Tòa án 23

1.3. Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng

tín dụng 25

1.3.1. Vai trò của Tòa án trong giai đoạn thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử 25

1.3.2. Vai trò của Tòa án trong giai đoạn xét xử vụ án 31

1.3.3. Vai trò của Tòa án trong giai đoạn thi hành án 34

Kết luận chương 1 36

Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 37

2.1. Thực tiễn thực hiện vai trò của Tòa án trong giai đoạn thụ lý

vụ án và chuẩn bị xét xử 37

2.2. Thực tiễn thực hiện vai trò của Tòa án trong giai đoạn xét

xử vụ án 43

2.3. Thực tiễn thực hiện vai trò của Tòa án trong giai đoạn thi hành án 50

Kết luận chương 2 54

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 55

3.1. Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về

giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án 55

3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về áp dụng thủ tục

rút gọn đối với giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án 55

3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về chứng minh và chứng cứ 58

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án 61

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán 61

3.2.2. Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng ngân hàng 65

3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật của các doanh nghiệp và người dân 66

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLDS:

Bộ luật Dân sự

BLTTDS:

Bộ luật Tố tụng dân sự

HĐTD:

Hợp đồng tín dụng

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHTMCP:

Ngân hàng thương mại cổ phần

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TCTD:

Tổ chức tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nên các giao dịch hàng hóa, tiền tệ trong xã hội diễn ra hàng ngày rất đa dạng, phong phú đặc biệt trong các tổ chức tín dụng - nơi cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Để bảo đảm an toàn về mặt pháp lý, các bên trong giao dịch chọn hình thức giao dịch thông qua hợp đồng tín dụng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, là cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền lợi của các bên khi có tranh chấp. Trong thực tiễn ta nhận thấy HĐTD ngân hàng có nhiều vấn đề phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nên rất dễ dẫn đến tranh chấp của các bên trong hợp đồng. Khi lợi ích giữa các bên không đạt được, không thể cùng nhau thoả thuận thì thông thường bên bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp sẽ làm thủ tục khởi kiện ra toà án để được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng của Tòa án đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đặc biệt là góp phần đưa đất nước phát triển đi lên như mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay các giao dịch dân sự, đặc biệt là các giao dịch thông qua HĐTD ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều trên phạm vi rộng, gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp này ở Tòa án. Trước tình hình đó cần phải hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp HĐTD và nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết loại tranh chấp này. Do đó, việc nghiên cứu về vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp HĐTD dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn để có một nhận thức toàn diện về cơ chế giải quyết loại tranh chấp này tại Tòa án là rất cần thiết. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Giải quyết tranh chấp HĐTD là vấn đề không chỉ nhận được sự quan tâm của giới kinh doanh mà còn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học pháp lý nhằm tạo dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD một cách hiệu quả, góp phần tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy cho hoạt động tài chính ngân hàng phát triển lành mạnh. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD. Đến nay đã có không ít các công trình và bài nghiên cứu về lĩnh vực này. Từ năm 2002 tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã có khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng” của tác giả Nguyễn Cao Cường. Năm 2003 có “Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng – Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Kiều Anh Thư, hai công trình này được viết vào thời điểm trước năm 2004 khi Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 chưa có sự sửa đổi, bổ sung. Gần đây nhất là là khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, “Tranh chấp HĐTD ngân hàng – nguyên nhân và giải pháp qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án” năm 2008. Tại trường Đại học Luật Hà Nội cũng có một số khóa luận tốt nghiệp như “Giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án ở Việt Nam” của Lê Thúy Hằng năm 2003 hay “Giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Thu Hằng năm 2008… Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học và bài viết của các tác giả khác liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về giải quyết những tranh chấp phát sinh từ HĐTD nói chung, chưa làm nổi bật được vai trò quan trọng của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD ở Việt Nam.

Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023