Các Hệ Thống Ctxh Của Pincus Và Minahan

- Khẳng định vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ.

5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tiến hành tìm hiểu những khó khăn gặp phải của trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ tại cộng đồng và tại nơi trẻ tự kỷ được can thiệp.

- Tìm hiểu những nguồn lực hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ hiện có.

- Thông qua các hoạt động CTXH trợ giúp trực tiếp cho trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ.

6. Giả thuyết nghiên cứu

- Trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ đã và đang gặp phải nhiều khó khăn trong các lĩnh vực của đời sống: học tập, giao tiếp, hòa nhập tại trường học cũng như cộng đồng.

- Có nhiều nguồn lực hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ song khả năng tiếp cận của các gia đình chưa toàn diện và họ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đó.

7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

7.1. Khách thể nghiên cứu

- Trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ tại huyện Văn Giang – Hưng Yên

- 30 gia đình có con tự kỷ

7.2. Đối tượng nghiên cứu

- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp luận

Các phương pháp lý luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách xã hội đối với trẻ em.

8.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Dựa trên việc tham khảo các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, người viết sẽ phân tích ưu điểm và những tồn tại của tài liệu cùng vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó,tổng hợp được những thông tin hữu ích và định hướng rò ràng cho việc nghiên cứu cũng như quá trình hỗ trợ thân chủ.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm xác định thực trạng hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ tại địa phương cũng như tại cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ. Người thực hiện tiến hành lựa chọn và phỏng vấn sâu 5 người. Trong đó có lãnh đạo trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ, đại diện nhóm gia đình có trẻ tự kỷ tại địa bàn nghiên cứu, lãnh đạo trường mầm non tại địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp chuyên gia : Người viết sử dụng phương pháp này nhằm thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm về Công tác xã hội nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Phương pháp này cũng dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, những đánh giá khoa học về vấn đề nghiên cứu của các chuyên gia để có cái nhìn vừa tổng quan vừa sâu sắc về các vấn đề liên quan. Các ý kiến chuyên gia sẽ là những gợi ý hữu ích giúp quá trình nghiên cứu và tác nghiệp của người viết thêm thuận lợi và hiệu quả hơn.

Phương pháp công tác xã hội với cá nhân: Thông qua tiến trình công tác xã hội với cá nhân thu thập những thông tin khách quan về những vấn đề và khó khăn mà gia đình trẻ gặp phải khi tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ, qua đó, thể hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tiến trình trợ giúp cá nhân có con là trẻ tự kỷ.

9. Phạm vi nghiên cứu

- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ.

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VIỆC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN LỰC HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH CÓ TRẺ TỰ KỶ.


1.1 Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Lý thuyết hệ thống

Thuyết các hệ thống có một tác động lớn đến CTXH kể từ thập niên 1970 và đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi kể từ đó đến nay. Thông thường có hai hình thức thức thuyết hệ thống trong CTXH. Đó là: Thuyết các hệ thống khái quát và thuyết các hệ thống sinh thái.

Có các khái niệm về thuyết hệ thống như sau:

Một hệ thống là một chỉnh thể (entity) cới các đường biên (boundary) mà các năng lượng thể chất và tinh thần được trao đổi nhiều hơn trong đường biên so với ngoài đường biên.

Một hệ thống đóng là khi không có sự trao đổi lẫn nhau qua đường biên như trong một bình chân không đóng kín.

Một hệ thống mở là khi có năng lượng đi qua đường biên thấm qua được, giống như trà túi lọc trong một cốc nước nóng cho phép nước vào túi trà và trà thẩm thấu ra bên ngoài nhưng giữ lá trà ở bên trong.

Phương pháp làm việc của các hệ thống và phương pháp trao đổi được hiểu trong một hệ khái niệm khác (Greif và Lynch, 1983):

Đầu vào (input) – năng lượng được nạp vào hệ thống qua đường biên

Đường đi qua (throughput) – phương pháp sử dụng năng lượng trong hệ thống.

Đầu ra (output) – các tác động lên môi trường của năng lượng thoát ra qua đường biên của một hệ thống

Các đường vòng phản hồi (feedback loops) – thông tin và năng lượng truyền đến hệ thống gây ra bởi đầu ra của nó tác động lên môi trường cho nó biết những kết quả của đầu ra của nó .

Entropy – xu hướng của các hệ thống sử dụng năng lượng của riêng chúng để duy trì hoạt động, điều này có nghĩa là nếu chúng không nhận được đầu vào từ bên ngoài đường biên, chúng sẽ hết năng lượng và chết.

Trạng thái của một hệ thống ở bất kỳ thời điểm nào được xác định bởi năm đặc tính:

Trạng thái ổn định của nó: nó có thể duy trì bản thân như thế nào thông qua việc nhận đầu vào và sử dụng nó.

Sự điều bình (homeostasis) hay cân bằng (equilibrium) của nó.: khả năng duy trì các bản chất cơ bản, thay vì thay đổi khi nó nhận được đầu vào, đi qua nó và đưa ra đầu ra

Sự khác biệt: qua thời gian, các hệ thống sẽ trở nên phức tạp hơn với những loại thành phần khác nhau.

Không tính tổng (nonsumativity): toàn bộ thì nhiều hơn tổng của các bộ phận.

Sự trao đổi lẫn nhau: nếu một phần của hệ thống thay đổi thì sự thay đổi tác động với tất cả các phần khác và cũng sẽ thay đổi.

Áp dụng thuyết hệ thống trong thực hành CTXH : Pincus và Minahan Pincus và Minahan (1973) đưa ra một cách tiếp cận đến CTXH áp

dụng các tư tưởng hệ thống. Nguyên tắc của những đường hướng của họ

là con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội gần gũi của họ để có cuộc sống thỏa mãn. Vì vậy, CTXH phải tập trung vào những hệ thống như vậy.Ba loại hệ thống có thể giúp con người là:

Các hệ thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè, người đưa thư hay đồng nghiệp…

Các hệ thống chính quy như các nhóm cộng đồng hay công đoàn(Với trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ TK thì hàng xóm, láng giềng cũng là một hệ thống có ảnh hưởng rất quan trọng)

Các hệ thống xã hội như bệnh viện, trường học(Với TTK thì hệ thống các trường chuyên biệt là mô hình can thiệp cần thiết).

Những người gặp những vấn đề nào đó trong cuộc sống có thể không có khả năng sử dụng hệ thống vì:

Những hệ thống đó có thể không tồn tại trong cuộc sống cuả họ hay có những nguồn lực cần thiết hay thích hợp với vấn đề của họ (Ví dụ, tại địa phương có TTK chưa có cơ sở có thể chẩn đoán về những biểu hiện bất thường của trẻ thì gia đình trẻ phải đưa trẻ đến những cơ sở khác ở địa phương khác và vì vậy không có hệ thống xã hội phù hợp hỗ trợ TTK và gia đình).

Người ta có thể không biết về hay không mong muốn sử dụng những hệ thống như vậy.

Các chính sách của hệ thống có thể tạo ra những vấn đề mới cho người sử dụng(ví dụ, gia đình có TTK vẫn gặp nhiều khó khăn khi đi xin chế độ trợ cấp hàng tháng cho con em mình vì mặc dù Pháp lệnh người tàn tật 2010 có công nhận trẻ em khuyết tật là đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng, song

vì trong hướng dẫn thi hành luật không đề cập đến thuật ngữ tự kỷ nên hồ sơ xin hưởng trợ cấp hàng tháng cho TTK vẫn còn bị bỏ ngỏ).

Các hệ thống có thể mâu thuẫn lẫn nhau(Mức phí chi trả cho hoạt động can thiệp khá cao trong khi không phải gia đình có TTK nào cũng đủ điều kiện đáp ứng)

CTXH cố gắng tìm nơi mà các yếu tố trong sự tương tác giữa thân chủ và môi trường của họ đang gây ra các vấn đề.

Các nhân viên CTXH quan tâm đến mối quan hệ của „các rắc rối cá nhân” với “các vấn đề công cộng”. Họ tìm kiếm và làm việc trên các kết quả tổng quát cuả các vấn đề cá nhân và tác động lên các cá nhân của những vấn đề chung hơn.

Pincus và Minahan định nghĩa bốn hệ thống cơ bản trong CTXH. CTXH sẽ trở nên rò ràng nếu nhân viên CTXH phân tích người mà họ đang làm việc với rơi vào hệ thống nào tại mọi thời điểm.


Hệ thống

Mô tả

Thông tin thêm

Hệ thống tác nhân

thay đổi

Nhân viên CTXH và tổ

chức họ làm việc


Hệ thống thân chủ

Con người, các nhóm, các gia đình, các cộng đồng tìm kiếm sự giúp đỡ và tham gia vào làm việc với hệ thống tác nhân thay đổi

Thân chủ thực sự đã đồng ý nhận sự trợ giúp và đã tự tham gia, các thân chủ tiềm năng là những người mà nhân viên CTXH đang cố gắng đưa vào(ví dụ, những người đang bị án treo hay bị điều tra về

lạm dụng trẻ em)

Hệ thống mục tiêu

Những người mà hệ thống tác nhân thay đổi đang cố thay đổi để đạt được các mục tiêu của

họ

Thân chủ và hệ thống mục tiêu có thể hoặc không là một

Hệ thống hành động

Những người mà hệ thống tác nhân thay đổi làm việc để đạt được

các mục tiêu của họ

Các hệ thống thân chủ,mục tiêu và hành động có thể hoặc không

là một.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 3

Bảng 1.1: Các hệ thống CTXH của Pincus và Minahan

Lý thuyết hệ thống cung cấp một khung làm việc thống nhất để phân loại và lượng giá thế giới. Thực tế có nhiều khái niệm và định nghĩa rất hữu ích trong lý thuyết hệ thống.Ở nhiều trường hợp nó cung cấp cho chúng ta một phương pháp học giả để đánh giá phân tích tình hình. Một đặc điểm quan trọng hơn nữa đó là nó cung cấp cho chúng ta một cách tiếp cận phổ cập với tất cả các ngành khoa học.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí