Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 4

1.1.2. Lý thuyết vai trò

Mỗi cá nhân trong xã hội đều có những vị trí, vai trò khác nhau. Những vị trí và vai trò ấy thể hiện thông qua các mối quan hệ và sự tương tác với các hệ thống. Thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân đều chiếm giữ các vị trí trong cấu trúc xã hội. Mỗi vị trí đều có một vai trò gắn liền với nó. Các vai trò là hệ thống những kỳ vọng hoặc những hành vi gắn với các vị trí đó trong cấu trúc xã hội. Quan điểm này bao hàm được các vai trò thường xuyên được xem xét trong bối cảnh về các mối quan hệ, vai trò đó chỉ nằm trong các mối quan hệ mà các vai trò được xác định (Munson và Balgopal, 1978 ). Các vai trò tạo nên được bản sắc của chúng ta như việc những người khác nhìn nhận về nó. Vì theo cách này, những cá nhân khác sẽ có phản ứng đối với chúng ta, các vai trò cũng như các cá nhân khác nhìn nhận những vấn đề đó tạo nên được quan niệm riêng của chúng ta về bản sắc riêng của mình(Ruddock, 1969). Các vai trò có từ sự kỳ vọng của chúng ta hoặc những kỳ vọng khác từ người khác. Hệ thống vai trò là tập hợp các vai trò gắn với một vị thế xã hội cụ thể qua việc chiếm giữ vị trí đó mà bạn có thể có được một hay một số vai trò

Vai trò đề cập đến vị trí của một người liên quan đến những người khác trong một hệ thống phân cấp của một nhóm nhất định. Thông qua quá trình đánh giá trong nhóm, mỗi cá nhân được trao một vị trí đặc biệt trong nhóm. Các thành viên tự xếp hạng lẫn nhau, cơ sở để xếp hạng phụ thuộc vào các giá trị và nguyện vọng của các thành viên trong nhóm…Giá trị có thể thống nhất trong nhóm từ thỏa thuận chung nhưng cũng có thể bị xung đột với nhóm, với người lãnh đạo nhóm hay những người xung quanh. Phương thức đánh giá có thể dựa trên nhiệm vụ nhưng cũng phản ánh yếu tố tình cảm. Vị trí của một người trong một

nhóm xác định mức độ và ảnh hưởng, trách nhiệm và khả năng kiểm soát liên quan đến các thành viên khác.

Các nhà khoa học xã hội khác sử dụng thuật ngữ “vai trò” để định nghĩa hành vi thực tế của một người trong mối liên hệ với vị trí được trao….

Mặc dù các định nghĩa về vai trò có khác nhau nhưng hầu hết các công thức đều xét đến ba thành phần lý thuyết vai trò. Như Gross đã nêu, bao gồm: “Cá nhân có những ứng xử (1) với những mong đợi (2) ở một vị trí xã hội (3)”

Khi một người đảm nhận một vai trò, họ mang theo những kỳ vọng dành cho hành vi của mình và cá nhân phải hành động phù hợp với kỳ vọng đó và động cơ của mình. Không có hai người nào đảm nhận một vai trò theo cách giống nhau. Khi một người đáp ứng được mong đợi dành cho mình, anh ta thường nhận được sự phản hồi tích cực, khi anh ta không đáp ứng được mong đợi, sự trừng phạt tiêu cực có thể sẽ được áp dụng

Như vậy, theo thuyết này, trong công tác xã hội, việc tìm hiểu các vấn đề xoay quanh cá nhân, nhóm, cộng đồng phụ thuộc vào vai trò, vị thế mà họ được kỳ vọng và thừa nhận trong gia đình và xã hội. Nếu những vai trò, vị thế được thể hiện đúng mực, tích cực thì cá nhân, nhóm, cộng đồng sẽ hành động đúng như những gì mà xã hội kỳ vọng vào họ.

1.1.3. Lý thuyết về thang bậc nhu cầu

Abraham Maslow là nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Lý thuyết về thang bậc nhu cầu của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.

Nhu cầu sinh lý


Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.

Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.

Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh


An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người.

Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…

Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người


phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.

Ví dụ, nếu NVXH làm việc với trường hợp gia đình có trẻ tự kỷ bị từ chối ở trường mầm non cần xác định được một trong những lý do cần phải được thông cảm ở trường mầm non đó là sự mong muốn giữ an toàn cho những trẻ khác trong lớp khi có những trẻ tự kỷ có những hành vi không được khuyến khích như: đánh, tranh giành đồ chơi với bạn…. Xác định được việc đảm bảo nhu cầu về sự an toàn tại hệ thống trường học NVXH sẽ dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ gia đình có trẻ tự kỷ lựa chọn phương án hòa nhập cho con em mình.

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận).

Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận.

Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau.

Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý tưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.

Điều này thực sự ý nghĩa đối với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ trong hòa nhập cộng đồng. Khẳng định nhu cầu được thừa nhận, được yêu thương, được tạo điều kiện để tham gia tất cả các hoạt động mà những trẻ em cùng trang lứa tham gia như: được tạo điều kiện trong học tập, được vui chơi giải trí, được nhận những hỗ trợ cần thiết cho phát triển. Nắm bắt và


dựa trên những nội dung của nhu cầu này giúp NVXH làm tốt hơn vai trò biện hộ cho trẻ tự kỷ và gia đình, qua đó hỗ trợ có hiệu quả cho tiến trinh hòa nhập của trẻ tự kỷ và việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của gia đình trẻ.


Nhu cầu được tôn trọng


Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng.

+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện.

+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.

Trẻ tự kỷ cũng như bao trẻ khác dù sự phát triển ở nhiều lĩnh vực có chậm hơn nhưng tin rằng lòng tự trọng và nhu cầu được người khác tôn trọng luôn hiện hữu cũng với sự lớn lên của tuổi tác. Gia đình trẻ tự kỷ cũng vậy, khi có một thành viên gặp khó khăn về sự phát triển, chậm hơn ở một vài lĩnh vực cũng là điều khiến họ lo lắng, khổ tâm nhưng có lẽ điều đó sẽ được xoa dịu đi rất nhiều nếu như trẻ được xã hội thừa nhận với đầy đủ sự tôn trọng và yêu thương. Hơn thế, chính việc được tôn trọng, được tiếp nhận, được thừa nhận như một người có ích cho xã hội sẽ giúp trẻ tự kỷ tăng nhận thức về vai trò của mình với bản thân và gia đình. Điều này giúp NVXH có định hướng rò ràng trong việc phát huy vai trò là chuyên gia và tác nhân thay đổi bằng việc xây dựng chiến lược hỗ trợ phù hợp.

Nhu cầu phát huy bản ngã


Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.

Như vậy, đây là nhu cầu mà trẻ tự kỷ mong muốn được thể hiện mà đúng hơn là cần đạt được để hướng tới sự hòa nhập và phát triển. Nhu cầu này cần được các nhà chuyên môn trong làm việc với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ nắm bắt một cách rò ràng, thấu đáo để có thể làm tốt vai trò trợ giúp của mình. Với NVXH, đây là cơ sở để vai trò chuyên gia được thể hiện một cách đầy đủ và khoa học nhất.


Ảnh Tháp nhu cầu của Maslow 1 2 Một số định nghĩa khái niệm liên quan đến 1


Ảnh: Tháp nhu cầu của Maslow

1.2 Một số định nghĩa, khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Vai trò

Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Thí dụ bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc…

Có hai loại vai trò khác nhau: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết. Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn.

Nhân viên công tác xã hội khi tác nghiệp với từng đối tượng, từng vấn đề của đối tượng cần xác định được vai trò của mình trong tiến trình làm việc với đối tượng. Xác định được vai trò phù hợp sẽ giúp nhân viên xã hội thực hiện có hiệu quả và cùng với thân chủ giải quyết tốt hơn vấn đề của họ.

1.2.2. Công tác xã hội

Để trả lời cho câu hỏi vì sao Công tác xã hội lại có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ trước hết cần tìm hiểu về bản chất của thuật ngữ Công tác xã hội.

Dù có nguồn gốc và lịch sử lâu đời trên thế giới nhưng ở nước ta Công tác xã hội vẫn là một nghề, một lĩnh vực khá mới mẻ. Công tác xã hội hướng đến việc cải thiện cuộc sống của những đối tượng yếu thế dựa trên việc khuyến khích khả năng phát huy nội lực của bản thân đối tượng. Công tác xã hội như là cầu nối để đối tượng tìm ra hướng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ là một trong những nhóm đối tượng đáng quan tâm của Công tác xã hội.

Có rất nhiều quan niệm về ngành công tác xã hội. Song, đáng chú ý vẫn là hai khái niệm của Hiệp hội quốc gia nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW) và của Hiệp hội cán sự công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7/2000 tại Montreal – Canada (IFSW).

Theo định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW):

“Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”

Định nghĩa của Hiệp hội cán sự công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7/2000 tại Montreal – Canada (IFSW) : “ Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho đời sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lí thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hôi là các nguyên tắc căn bản của nghề”.

1.2.3. Hoạt động trợ giúp

Có nhiều khái niệm khác nhau về hoạt đông trợ giúp. Tuy nhiên, có thể hiểu hoạt động trợ giúp ở đây là việc cung cấp các dịch vụ phù hợp, cần thiết cho người có nhu cầu nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đối tượng góp phần vào giải quyết vấn đề mà đối tượng đang gặp phải.

1.2.4. Tự kỷ

Từ thập kỷ 90 đến nay thuật ngữ tự kỷ được biết đến rộng rãi hơn ở nước ta. Có rất nhiều những định nghĩa và quan niệm khác nhau về tự kỷ. Thậm chí tồn tại những quan niệm và đánh giá sai lệch về chứng này. Vì vậy, để có một cái nhìn sâu rộng và thống nhất hơn về thuật ngữ này cần xem xét dựa trên những nhận xét, đánh giá của các chuyên gia cả ở trong và ngoài nước.

Trước hết, tự kỷ hay còn gọi là hội chứng tự kỷ bao gồm một nhóm các chứng rối loạn phát triển bao gồm những khiếm khuyết trong quan hệ

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí