dồi dào, tuy nhiên đến nay toàn tỉnh mới có khoảng 25% dân số tốt nghiệp THPT, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 50%, nhưng lao động có trình độ chuyên môn cao mới tương đương 15%.
Nhận thức được vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về BÐKH ngày càng cần thiết, tỉnh Đắk Lắk cũng đã có định hướng chú trọng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các như khoá bồi dưỡng, các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn,… Từ đó, giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức cập nhật kiến thức, hiểu biết, nâng cao năng lực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, CQĐP xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, trong đó ưu tiên phát triển các nhiệm vụ trọng tâm sẵn sàng ứng phó với BĐKH và gia tăng khả năng chống chịu của cộng đồng.
2.3.3. Hoạt động dự báo, cảnh báo nhằm chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
CQĐP tỉnh Đắk Lắk đã xác định việc nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm là một yếu tố chính nhằm giảm thiểu các nguy cơ thiên tai, thiệt hại về người và giảm tác động đến kinh tế và vật chất.
Năm 2012-2014, UBND tỉnh triển khai thực hiện 02 dự án đánh giá mức độ BĐKH và xây dựng các kịch bản BĐKH giai đoạn 2010 – 2020, hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 và các năm tiếp theo đến 2100, dự án đã hoàn thành vào cuối năm 2014 với tổng kinh phí là 1.199.067.000 đồng (nguồn vốn trung ương hỗ trợ) [23]. Đây là cơ sở quan trọng để CQĐP tỉnh có thể đưa ra các định hướng, hoạch định, kế hoạch nhằm ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.
Việc quan trắc môi trường trong giai đoạn năm 2016-2020 được thực hiện dựa theo Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 08/01/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường đến năm 2020. Công tác quan trắc hiện trạng môi trường được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và duy trì thường xuyên, tạo cơ sở cho việc quản lý tốt hơn đối với công tác BVMT và ứng phó với BĐKH tại tỉnh. Trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trưởng tỉnh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, hằng năm Trung tâm
Quan trắc TN&MT đã tiến hành xây dựng chương trình quan trắc môi trường tỉnh, số đợt quan trắc trong năm hiện nay là 3 đợt/năm với tổng số mẫu quan trắc mỗi đợt là 178 điểm bao gồm: 91 điểm quan trắc chất lượng môi trường nước; 59 điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí; 22 điểm quan trắc chất lượng môi trường đất; 06 điểm quan trắc môi trường sinh thái trên sông Srêpôk; 06 điểm quan trắc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật [11].
Tỉnh Đắk Lắk đã từng bước đầu tư hiện đại hoá, tự động hóa hệ thống quan trắc, cơ sở hạ tầng. Từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã xây dựng và triển khai 25 trạm đo mưa tự động, tự báo; dịch vụ tin nhắn cảnh báo thiên tai cho các thuê bao điện thoại cá nhân làm công tác phòng chống thiên thai từ cấp tỉnh đến cấp xã, xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử; thiết lập đường dây nóng và hệ thống xác minh thông tin để tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin và phản ánh của người dân về TN&MT. Tính đến 31/12/2020, trên địa bàn tỉnh có 7/19 cơ sở đã truyền dẫn số liệu quan trắc tự động đối với nước thải, 01/3 cơ sở truyền dẫn số liệu quan trắc tự động đối với khí thải. Các cơ sở còn lại hiện đang tiếp tục tiến hành đầu tư sau khi có Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ gia hạn cho các đơn vị hoàn thành trước 31/12/2021. Hệ thống các trạm quan trắc này cung cấp các thông số về thời tiết như: độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, tốc độ gió, hướng gió, điểm sương, bức xạ mặt trời, độ ẩm đất, mực nước hồ đập, tự động qua sóng 3G/GPRS tới server của hệ thống. Ngoài tính năng quan trắc thời tiết, hệ thống còn cung cấp các bản dự báo thời tiết chi tiết cho tiểu vùng với độ chính xác cao (90% trong 24h, 70% trong 6 ngày) [23], đây là cơ sở cảnh báo thiên tai như lũ lụt, cháy rừng và đặc biệt là các bệnh hại cây trồng. Hệ thống cũng cung cấp tính năng tự động gửi SMS để các địa phương nắm bắt kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan, qua đó đưa ra các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
2.3.4. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong vấn đề biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong thời gian qua, CQĐP tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, đẩy mạnh, thực hiện công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.
Các phương thức hành động bao gồm:
- Truyền thông trực tiếp: Hằng năm đều tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, BVMT; giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, tập huấn, các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật, các cuộc vận động quần chúng tham gia, hướng ứng các phong trào, hoạt động có ý nghĩa như: Hưởng ứng Giờ Trái đất, ngày Trái đất, ngày Môi trường thế giới, tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, ngày Quốc tế đa dạng sinh học, ngày đất ngập nước, ngày nước thế giới, ngày khí tượng thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, hướng ứng Tết trồng cây,… Sở TN&MT đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh,… tổ chức hội nghị phổ biến các nội dung BVMT với hơn 1.800 lượt người tham dự. UBND các huyện tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật về BVMT, ứng phó với BĐKH cho cán bộ chủ chốt.
- Truyền thông gián tiếp: Thông qua các hình thức như phát thanh, truyển hình, báo chí (Báo hình, báo in, báo điện tử và tạp chí chuyên ngành), mạng xã hội, website, pano, áp phích, tờ rơi, … nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về BVMT, BĐKH định hướng đến năm 2030 tỉnh Đắk Lắk; xây dựng bộ tài liệu truyền thông về môi trường, BĐKH phù hợp với từng đối tượng. Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh với các tổ chức tôn giáo trên địa bản tỉnh về BVMT và ứng phó với BĐKH.
Qua thời gian triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền cộng đồng, về cơ bản nhận thức cán bộ, công chức, viên chức và người dân đối với vấn đề BĐKH đã đạt được những con số tích cực: 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan thực hiện Chương trình được nâng cao nhận thức về BĐKH và tác động của BĐKH; 80% người dân được tiếp cận thông tin, kiến thức về BĐKH và tác động của BĐKH. [23]
Hiện nay, CQĐP tỉnh Đắk Lắk đang dần thể hiện sự quan tâm hơn đối với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thông qua việc ban hành Quyết định số 2093/QĐ- UBND ngày 09/9/2020 ban hành kế hoạch truyền thông về phòng, chống thiên tai - chủ động thích ứng với BĐKH từ cộng đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với các mục tiêu tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.
2.3.5. Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk
Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực môi trường đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, là một trong những nội dung ưu tiên, tiền đề quan trọng phục vụ công tác ứng phó với BĐKH trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ đã được tỉnh Đắk Lắk triển khai theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 như: xây dựng các trại thực nghiệm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, ban hành Nghị quyết số 143/2014/NQ-HĐND, ngày 13/12/2014 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học, điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk và hiện đang xây dựng nghị quyết về thu hút phát triển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ.
Tỉnh đã ban hành cơ chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế tổ chức theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đặc biệt, tỉnh cũng đã và đang thực hiện triển khai Nghị quyết số 175/2015/NQ-HĐND ngày 03/12/2015 về phát triển khoa học công nghệ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó xác định một số chương trình nghiên cứu trọng điểm như tập trung xây dựng các chính sách về khoa học công nghệ; nghiên cứu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng suất, chất lượng; bảo hộ và phát huy các sản phẩm trí tuệ với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; hỗ trợ các nghiên cứu trong chương trình ứng phó BĐKH,… Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ mới trong thực hiện ứng phó với BĐKH cũng đã đạt được một số kết quả quan trọng (Bảng 2.5).
Bảng 2.5. Kết quả đầu tư cho nghiên cứu khoa học và tiến độ thực hiện các dự án thí điểm tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ 2013-2020
Tên Chương trình, Đề tài, Dự án | Quyết định phê duyệt | Tổng mức đầu tư (triệu đồng) | Thời gian thực hiện | Khối lượng hoàn thành | |
1 | Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất gạch không nung từ các nguồn nguyên liệu tại tỉnh Đắk Lắk | QĐ 1631/QĐ- UBND ngày 18/7/2014 | 426.000 | 2014-2015 | 100% |
2 | Đánh giá mức độ ô nhiễm và ứng dụng công nghệ xử lý một số yếu tố gây ô nhiễm nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk | QĐ 1235/QĐ- UBND ngày 22/5/2015 | 957.000 | 2015-2017 | 100% |
3 | Ứng dụng than sinh học canh tác một số cây trồng chủ lực với điều kiện BĐKH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk | QĐ 68/QĐ- UBND ngày 09/01/2018 | 700.000 | 2017-2019 | 100% |
4 | Đánh giá khả năng cung cấp nước mặt của hệ thống sông, suối và hồ đập phục vụ nông nghiệp tại các vùng có nguy cơ hạn hán cao của tỉnh Đắk Lắk | QĐ 3147/QĐ- UBND ngày 14/11/2017 | 798.000 | 2017-2019 | 100% |
5 | Nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái, phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đắk Lắk | QĐ 2628/QĐ- UBND ngày 22/9/2017 | 1.194.000 | 2017-2019 | 100% |
6 | Nghiên cứu chuyển đối cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đắk Lắk | QĐ 2673/QĐ- UBND ngày 19/10/2018 | 636.230 | 2018-2020 | 90% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phối Hợp Liên Vùng, Quốc Gia Và Quốc Tế Trong Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
- Các Lĩnh Vực Phát Thải Khí Nhà Kính Chủ Yếu Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Tổ Chức Bộ Máy, Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
- Khuyến Khích Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Góp Phần Giảm Nhẹ Phát Thải Khí Nhà Kính
- Phương Hướng Tăng Cường Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Của Chính Quyền Địa Phương Tỉnh Đắk Lắk
- Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyên Truyền Về Nhận Thức Và Ý Thức Trách Nhiệm Trong Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk
2.3.6. Các hoạt động nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu
2.3.6.1. Hạn chế tác động tiêu cực từ các hiện tượng cực đoan
Năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 421/KH-UBND ngày 17/01/2018 về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh giai đoạn 2018-2020. Tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh theo Kế hoạch nhằm ứng phó kịp thời với các tác động của thiên tai, góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra. Sau mỗi đợt diễn tập, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố (nơi tổ chức diễn tập) tổ chức rút kinh nghiệm, tham mưu điều chỉnh các văn kiện, kế hoạch sát với tình hình nhiệm vụ phòng chống thiên tai – tìm kiến cứu nạn tại địa phương.
Xây dựng phương án ứng phó với ảnh hưởng của bão mạnh và siêu bão cho các khu vực có khả năng xảy ra; xây dựng hệ thống, cảnh cáo, bản đồ nguy cơ lũ, lụt, ngập, hạn hán tại các khu vực trọng điểm bao gồm các huyện: Lắk, Krông Ana, Krông Bông, Krông Pắc, Ea Kar, Ea Súp; triển khai di dời được một số dân cư tại các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai (sạt lở, lốc xoáy, lũ quét, ngập lụt) đến nơi an toàn.
Một số dự án đã và đang được tỉnh triển khai nhằm thực hiện Chiến lược và Kế hoạch quốc gia về ứng phó với BĐKH như:
- Dự án kè chống sạt lở bờ tả suối Krông Kmar, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông được phê duyệt tại Quyết định số 2804B/QĐ-UBND ngày 30/12/2012 và điều chỉnh lại Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 21/9/2017), với tổng kinh phí thực hiện 160 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2013-2017. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành.
- Dự án Cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số hạng mục của hồ Ea Kao (giai đoạn 1) được phê duyệt tại Quyết định số 2887/QĐ-UBND ngày 30/10/2018, với tổng vốn đầu tư là 41.148 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2020. Hiện nay, đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và đang hoàn tất các thủ tục để triển khai thi công.
- Dự án xây dựng hồ chứa nước Yên Ngựa (giai đoạn 1) được phê duyệt tại Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 30/10/2018 với tổng vốn đầu tư là 162,192 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2022. Hiện nay, đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và đang hoàn tất các thủ tục để triển khai thi công.
- Các dự án đang tiếp tục được triển khai: Dự án Đê bao ngăn lũ phía Nam sông Krông Ana, huyện Lắk; Tiểu dự án nâng cấp, xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới cho cây trồng cạn tỉnh Đắk Lắk, dự án nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hướng bởi hạn hán – WEIDAP/ADB8 [25].
2.3.6.2. Kiểm soát, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường
Tỉnh Đắk Lắk đã từng bước chú trọng công tác BVMT ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư nhằm rà soát và loại bỏ các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Yêu cầu các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai hoạt động.
Sở TN&MT tổ chức theo dõi số liệu quan trắc tự động đối với nước thải, khí thải do các đơn vị truyền trên cơ sở nền tảng phần mềm quản lý Envisoft được Bộ TN&MT chuyên giao cho địa phương từ tháng 11/2019, qua đó kịp thời phát hiện, nhắc nhở và chấn chỉnh đối với các đơn vị có thông số vượt quy chuẩn, số liệu có giá trị bất thường không đảm bảo độ tin cậy hoặc mất kết nối quá thời gian quy định. Đồng thời truyền dẫn số liệu về Bộ TN&MT theo quy định.
Mặt khác, Sở TN&MT đã ban hành nhiều văn bản triển khai đến UBND huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại; tăng cường công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm không khí; xử lý các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.
Về cơ bản, 18/20 đơn vị thuộc Quyết định số 1788/QĐ-TTg (18 bệnh viện) đã hoàn thành xong các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm từ rác thải y tế. Đối với đơn vị còn lại theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg hiện đã triển khai lấy mẫu và đánh giá mức độ ô nhiễm tồn lưu, dự kiến đề xuất phương án xử lý trong năm 2021[11].
Đối với hoạt động giao thông vận tải, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch sử dụng nhiên liệu xăng sinh học E5,..; tăng cường công tác kiểm định về khí thải đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diesel đạt tiêu chuẩn môi trường tối thiểu EuRo III. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các phương tiện vận tải sử dụng công nghệ tiên tiến, nhiên liệu sạch nhằm làm giảm cường độ phát thải KNK.
2.3.6.3. Nâng tỉ lệ che phủ rừng và chất lượng rừng
Hiện nay, tỉnh trạng giảm diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn đang còn diễn ra ở mức độ cao, bình quân giảm 25.737 ha/năm. Trước tình hình đó, tỉnh
Đắk Lắk đã tập trung chỉ đạo và thực hiện các giải pháp liên quan đến việc trồng rừng, các doanh nghiệp, đơn vị trồng rừng đã chủ động rà soát quỹ đất để thực hiện kế hoạch trồng rừng, chuẩn bị đất, vật tư và tổ chức trồng rừng ngay khi mùa mưa bắt đầu. Năm 2014 trở về trước, diện tích trông rừng đạt tương đối tốt; tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, diện tích trồng rừng có xu hướng giảm mạnh do nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác trồng rừng hạn chế, các doanh nghiệp khó khăn về kinh phí trong hoạt động, không có nguồn đầu tư cho phát triển rừng (Bảng 2.6).
Bảng 2.6: Diện tích trồng rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2018
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Diện tích trồng rừng (ha/năm) | 3.485,7 | 4.531 | 4.000 | 1.862 | 1964,4 | 1.353 | 2.958,4 |
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk
Trên địa bản tỉnh nhờ có sự kiểm soát chặt chẽ việc cho thuê rừng gắn với thuê đất lâm nghiệp nên trong thời gian qua chưa có trường hợp cho thuê rừng phòng hộ. Đồng thời, năm 2018 UBND tỉnh đã phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trong đó chỉ đạo các đơn vị có liên quan tập trung tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; hướng dẫn các chủ rừng, đơn vị triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức triển khai công tác tổ chức kiểm tra các điểm nóng về xâm hại tài nguyên rừng, ngăn chặn phá rừng; xây dựng phương án xử lý giải toả thu hồi lại rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép. Năm 2018, tổng số vụ vi phạm được phát hiện và lập biên bản xử lý là 1.171 vụ (giảm 236 vụ so với năm 2017); lâm sản bị tịch thu 1.649,3 m3 gỗ các loại (giảm 32,5% so với năm 2017) [11].
2.3.6.4. Lồng ghép các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển
Trong quy hoạch phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh; các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực như: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch khoáng sản, quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch thuỷ sản, quy hoạch đô thị,… đã bước đầu có sự lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH vào trong các quy hoạch, gắn quy hoạch phát triển KT-XH với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống giảm nhẹ thiên tai để PTBV. Trên cơ sở sở lồng ghép nhiệm vụ ứng