đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình số 31-CTr/TƯ ngày 28/8/2013 và Chương trình số 38-CTr/TƯ ngày 13/12/2019 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Năm 2012, UBND tỉnh triển khai thực hiện 02 dự án đánh giá mức độ BĐKH và xây dựng các kịch bản BĐKH giai đoạn 2010 - 2020, hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 và các năm tiếp theo đến 2100, dự án đã hoàn thành vào cuối năm 2014; Quyết định số 2309/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 về việc phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2020, kế hoạch đã đưa ra đánh giá được tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn, xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm ứng phó với BĐKH. Có thể nói đây là thời điểm mà CQĐP tỉnh Đắk Lắk đã bước đầu xây dựng nhận thức, quan điểm và mối quan tâm đến vấn đề ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, nhiều văn bản liên quan và mang tính hỗ trợ trong công tác ứng phó với BĐKH đã được ban hành, điển hình như:
- Quyết định số 2643/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020.
- Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 13/2/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015-2020 của tỉnh Đắk Lắk.
- Kế hoạch số 5475/KH-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/4/2017 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về tăng cường công tác BVMT trên địa bàn tỉnh.
- Kế hoạch số 10067/KH-UBND ngày 6/12/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc BVMT tỉnh Đắk Lắk năm 2020.
- Quyết định số 1806/QĐ-UBND ngày 11/8/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình số 31-CTr/TU ngày 28/8/2013 và Chương trình số 38-CTr/TU ngày 13/12/2019 của Tỉnh ủy về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện theo Nghị quyết số 06-NQ/CP ngày 21/01/2021 “Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị”.
2.3.2. Tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu
2.3.2.1. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tại Trung ương:
+ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan của Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giám sát, thẩm tra, kiến nghị các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, BVMT, ứng phó với BĐKH, phòng, chống thiên tai, … do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 43/QĐ-TTg việc thành lập Ủy ban Quốc gia về BĐKH gồm 22 thành viên do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban (Cơ cấu tổ chức được mô tả tại Hình 2.1). Uỷ ban Quốc gia về BĐKH có chức năng tư vấn, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo, điều hoà, điều phối thực hiện các chiến lược, chương trình quốc gia về BĐKH, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về BĐKH. Bộ TN&MT là cơ quan thường trực của Uỷ ban. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về BĐKH là cơ quan giúp việc cho Uỷ ban Quốc gia về BĐKH đặt tại Bộ TN&MT.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu
Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu từ trung ương tới địa phương
QUỐC HỘI
CHÍNH PHỦ | ||
Ủy ban Quốc gia về BĐKH |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Chính Quyền Địa Phương
- Phối Hợp Liên Vùng, Quốc Gia Và Quốc Tế Trong Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
- Các Lĩnh Vực Phát Thải Khí Nhà Kính Chủ Yếu Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Hoạt Động Dự Báo, Cảnh Báo Nhằm Chủ Động Phòng, Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai, Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
- Khuyến Khích Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Góp Phần Giảm Nhẹ Phát Thải Khí Nhà Kính
- Phương Hướng Tăng Cường Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Của Chính Quyền Địa Phương Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
UBND cấp tỉnh, thành phố
UBND cấp quận/huyện
Sở TN&MT
Đơn vị cấp dưới được giao nhiệm vụ
Bộ TN&MT
Bộ, ngành
Cục BĐKH
Các Cục, Vụ
Cấp trung ương
Cấp địa phương
Nguồn: Tác giả tổng hợp
+ Cục BĐKH (được thành lập theo Quyết định số 1266/QĐ-BTNMT ngày 25/5/2017 của Bộ trưởng Bộ TN&MT) là đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN về BĐKH, bảo vệ tầng ôzôn; thực hiện các dịch vụ công về BĐKH, bảo vệ tầng ôzôn theo quy định của pháp luật.
+ Ở một số Bộ, ngành và địa phương, tổ chức bộ máy về BĐKH tiếp tục được kiện toàn, từng bước đi vào hoạt động ổn định, ngày càng chuyên nghiệp. Đến nay, hầu hết các Bộ, ngành đều đã có cơ quan, đơn vị đầu mối chuyên trách về BĐKH. Ở các địa phương, một số tỉnh, thành phố trên cả nước đã thành lập Ban chỉ đạo công tác ứng phó với BĐKH cấp tỉnh và giao phòng TN&MT cấp huyện chịu trách nhiệm tham mưu về công tác ứng phó với BĐKH. (Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý nhà nước về BĐKH từ Trung ương đến địa phương được mô tả tại Hình 2.2).
- Tại địa phương:
+ Ban chỉ đạo công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Đắk Lắk:
Cơ cấu ban chỉ đạo bao gồm: Trưởng ban (Phó Chủ tịch UBND tỉnh); Phó trưởng ban thường trực (Giám đốc Sở TN&MT); các Phó trưởng ban (Phó Giám đốc Sở TN&MT (phụ trách lĩnh vực tài nguyên nước – khí tượng thuỷ văn và BĐKH), Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Giám đốc Sở Tài chính) và các ủy viên (Đại diện lãnh đạo các Sở: Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Trung tâm Khí tượng thủy văn và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã).
Ban chỉ đạo công tác ứng phó với BĐKH tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số 1320/QĐ-UBND ngày 12/6/2020 với nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương triển khai hiệu quả hoạt động ứng phó với BĐKH theo kế hoạch của UBND tỉnh ban hành. Nghiên cứu, tham mưu đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với tình hình địa phương.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường:
Sở TN&MT là thường trực Ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban chỉ đạo công tác ứng phó với BĐKH tỉnh Đắk Lắk, lãnh đạo Sở TN&MT sử dụng bộ máy giúp việc của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo bao gồm việc tham gia xây dựng và cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH và giảm phát thải KNK. Sở TN&MT tham mưu cho UBND tỉnh để có chỉ đạo các sở, ngành và huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt ứng phó với BĐKH; chủ trì, hướng dẫn và phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH.
+ Sở Thông tin và Truyền thông:
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện thường xuyên, kịp thời phổ biến và nâng cao chất lượng các tin, bài, tuyên truyền các nội dung liên quan đến BĐKH nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, kiến thức của các cấp chính quyền, tổ chức, xã hội và cộng đồng địa phương về BĐKH và thiên tai.
+ Sở Tài chính:
Sở Tài chính hằng năm có trách nhiệm căn cứ vào ngân sách Trung ương, khả năng ngân sách tỉnh; các nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác; các nguồn kinh phí hợp pháp khác cân đối, phân bổ kinh phí trên cơ sở dự toán của các đơn vị xây dựng theo đúng quy định, kiểm tra, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí theo phân câp quản lý ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện các công tác ứng phó với BĐKH theo kế hoạch của tỉnh; phối hợp các ngành có liên quan tổng hợp kế hoạch vốn đối ứng của tỉnh, kế hoạch thu hút tài trợ kinh phí cho việc thực hiện chương trình, dự án về BĐKH.
+ Sở Kế hoạch và đầu tư:
Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn theo các giai đoạn, triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; huy động, phân bổ và bố trí các nguồn lực phù hợp cho các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn, rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, đề xuất các chủ trương, giải pháp nhằm tích hợp, lồng ghép các nhiệm vụ thích ứng với BĐKH đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở TN&MT theo dõi, đánh giá, chủ động cung cấp thông tin về mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của BĐKH đến ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, phát triển các giải pháp lồng ghép nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao với mục tiêu sản xuất sạch, tăng trưởng xanh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao và bền vững góp phần thích ứng với BĐKH. Phát triển chăn nuôi gắn với BVMT, chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh; phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng tập trung và an toàn sinh học. Quản lý bảo vệ rừng bền vững ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, đẩy mạnh công tác trồng rừng, phục hồi rừng. Tăng cường hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu sản xuất và phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH.
+ Sở Khoa học và Công nghệ:
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát bố trí nguồn lực, tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến ứng phó với BĐKH; chuyển giao kết quả nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn; tham gia tư vấn, giới thiệu các ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nhằm thích ứng với BĐKH; phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị nhằm hạn chế việc sử dụng các dây chuyền, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu tổn hao nhiều năng lượng nhưng hiệu suất thấp không thân thiện với môi trường.
+ Sở Xây dựng:
Sở xây dựng rà soát, tham mưu, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH, đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường chống chịu với tác động của BĐKH; quản lý chặt chẽ việc khai thác tài
nguyên phục vụ cho xây dựng và các hoạt động liên quan đến xây dựng có tác động xấu đến môi trường và gây phát thải KNK. Khuyến khích các đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công áp dụng công nghệ mới, các nguyên liệu thay thế, sản phẩm mới thân thiện với môi trường.
+ Sở Giao thông vận tải:
Sở Giao thông vận tải tăng cường đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông đường đảm bảo, hiệu quả về kinh tế, có khả năng chống chịu với BĐKH, đáp ứng yêu cầu đi lại, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hành khách, hàng hóa giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh, thành phố trong vùng; nâng cao chất lượng kiểm tra an toàn kỹ thuật và BVMT đối với các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông; đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải theo các quy định hiện hành; khuyến khích và vận động chủ phương tiện tham gia giao thông sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.
+ Sở Y tế:
Phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới phát sinh do BĐKH, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường; thực hiện các giải pháp dự phòng và điêu trị các bệnh gia tăng do BĐKH. Tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ cộng đồng thích ứng với BĐKH.
+ Sở Ngoại vụ:
Sở Ngoại vụ có trách nhiệm trong việc chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ về công nghệ, tài chính và tư vấn của quốc tế nhằm kêu gọi, thu hút các nguồn tài trợ từ tài chính, đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Lồng ghép ứng phó với BĐKH vào các chương trình tạo việc làm, giải quyết, chuyển đổi việc làm gắn với di cư, nâng cao năng lực cho phụ nữ, phát triển nguồn nhân lực nữ tham gia vào hoạt động kinh tế. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
+ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
Nâng cao năng lực chống chịu của các công trình, địa danh du lịch, di sản văn hoá, di tích lịch sử trong điều kiện BĐKH. Phát huy bảo tồn văn hoá truyền thống, nhất là văn hoá bản địa nhằm thích ứng với BĐKH.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo:
Xây dựng kế hoạch đào tạo và tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, học tập chuyên đề để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về công tác ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai. Triển khai, tổ chức lồng ghép kiến thức, kỹ năng về phòng trách thiên tai và thích ứng với BĐKH trong các môn học cho các bậc học, cấp học trên địa bàn tỉnh.
+ UBND cấp huyện, cấp xã:
Cấp huyện: Phòng TN&MT (từ 02 đến 03 người phụ trách chung lĩnh vực môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước); cấp xã (phòng chuyên môn của UBND cấp xã): 01 người quản lý chung tất cả các lĩnh vực: đất đai, môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản và xây dựng.
UBND huyện, thành phố, thị xã có trách nhệm hoàn thiện cơ chế, tổ chức ứng phó với BĐKH cấp huyện/thành phố/thị xã; rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của địa phương để lồng ghép với các hoạt động của Kế hoạch ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính liên kết đồng bộ giữa các quy hoạch, kế hoạch; tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao; chủ động bố trí kinh phí, nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch trên địa bàn quản lý đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; vận động, thu hút sự tham gia, nâng cao vai trò của các tổ chức và cộng đồng trong thực hiện Kế hoạch ứng phó với BĐKH.
2.3.2.2. Nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Đắk Lắk
Theo đánh giá hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành môi trường và BÐKH ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nhìn chung công tác bồi dưỡng, sử dụng nhân tài còn nhiều bất cập và hạn chế; đội ngũ công chức, viên chức của ngành TN&MT chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Thực tế thống kê cho thấy tỉnh Đắk Lắk có lực lượng lao động