Việt Nam đã sớm tham gia UNFCCC1 và Nghị định thư Kyoto2. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành các văn bản liên quan để thực hiện sự phê chuẩn và cam kết thực hiện của Việt Nam đối với các văn kiện quốc tế như:
- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2005 về tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc UNFCCC;
- Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/4/2007 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc UNFCCC giai đoạn 2007-2010;
- Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng dự án CDM trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.
- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 về một số cơ chế, chính sách đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã triển khai hàng loạt các chương trình trọng tâm về BĐKH như:
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
- Quyết định số 158/TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk - 2
- Biểu Hiện Và Nguyên Nhân Của Biến Đổi Khí Hậu
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Của Chính Quyền Địa Phương
- Phối Hợp Liên Vùng, Quốc Gia Và Quốc Tế Trong Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
- Các Lĩnh Vực Phát Thải Khí Nhà Kính Chủ Yếu Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Tổ Chức Bộ Máy, Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
- Đề án 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ CO2 ra thị trường thế giới.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT;
1 UNFCCC được ký kết vào ngày 09/5/1992, có hiệu lực điều kiện từ ngày 21/3/1994.
2 Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002.
- Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 1670/QĐ-TTg 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016- 2020;
- Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030”.
- Việt Nam đã thực hiện ba chương trình ứng phó BĐKH quan trọng: (i) Chương trình Khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH, (ii) Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và (iii) Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC).
- Vấn đề BĐKH cũng đã được lồng ghép vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia (2011-2020), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2011-2015), chính sách giảm nhẹ rủi ro thiên tai, quản lý vùng bờ, cung cấp và sử dụng năng lượng.
Đến nay, các văn bản luật, dưới luật và các chính sách, kế hoạch mà Nhà nước đã xây dựng và ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng và là định hướng cho CQĐP chủ động xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đối với vấn đề ứng phó BĐKH dựa trên tác động BĐKH trên thực tế tại địa phương để xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH hằng năm và theo giai đoạn phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.
1.2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương
Theo Hiến pháp (2013), cấp CQĐP gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Tại khoản 1, Điều 112 Hiến pháp (2013) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP là: “Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định” [5].
Tại Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) có nêu: “Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp CQĐP theo hình
thức phân quyền, phân cấp” [7]. Trong đó nhấn mạnh việc phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CQĐP ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ QLNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở các đơn vị hành chính đã được quy định cụ thể tại Luật tổ chức CQĐP. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả chỉ tập trung vào CQĐP ở tỉnh bao gồm HĐND và UBND tỉnh.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh liên quan đến công tác ứng phó với BĐKH bao gồm:
Quyết định kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn, trung hạn và hằng năm của tỉnh; kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trong phạm vi được phân quyền; quyết định việc liên kết kinh tế vùng giữa các cấp CQĐP phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi, phân bổ, điều chỉnh trong trường hợp cần thiết, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương đầu tư, chương trình dự án, quy hoạch phát triển của tỉnh; biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, BVMT trong phạm vi được phân quyền.
Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; quyết định việc vay các nguồn vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác; các nội dung liên quan đến phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; các khoản đóng góp của Nhân dân.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh liên quan đến công tác ứng phó với BĐKH bao gồm:
Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển KT-XH, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, BVMT trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
HĐND và UBND tỉnh có thể vận dụng, phát huy tính chủ động và sáng tạo trong việc kiểm soát BĐKH, tổ chức, thực hiện, triển khai các kế hoạch, chiến lược nhằm giảm nhẹ tác động và thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Vai trò lãnh đạo ứng phó biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương
Ứng phó với BĐKH là một vấn đề mang tính toàn cầu gắn với trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, các địa phương và mọi chủ thể trong xã hội. Nếu ở cấp độ quốc gia nhà nước là chủ thể giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong ứng phó với BĐKH thì CQĐP là một chủ thể không thể thiếu trong quá trình thực hiện ứng phó với BĐKH. Vai trò của CQĐP trong ứng phó với BĐKH được thể hiện cụ thể như sau:
1.2.2.1. Đảm bảo việc tổ chức thực chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương
CQĐP chịu trách nhiệm thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở địa phương mình, là cấp xây dựng và tiến hành triển khai kế hoạch hành động ứng với việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH đã được hoạch định tổng thể. CQĐP là đơn vị đầu mối để hiện thực hoá các mục tiêu trong công tác ứng phó với BĐKH của nhà nước.
Khi chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH được ban hành, tuy nhiên lại không được phát huy tối đa tại địa phương xuất phát từ việc CQĐP không chủ động, không tận dụng nguồn lực của địa phương một cách hiệu quả trong quá trình thực hiện hoặc không phù hợp với thực tiễn của địa phương thì tất yếu sẽ không thể đạt được mục tiêu đặt ra. Việc thực thi của CQĐP nhằm bảo đảm sự hoàn chỉnh của chu trình chính sách, pháp luật, là cơ sở để các chính sách, pháp luật này đi vào cuộc sống, thực hiện vai trò là công cụ quản lý xã hội của nhà nước.
1.2.2.2. Tham mưu cho công tác hoạch định chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong quy trình hoạch định chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH cần sự kết hợp tiếp cận đa chiều từ dưới lên và từ trên xuống, từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong. Địa phương là đơn vị hành chính cấu thành của đất nước, CQĐP là
nơi phản ánh và hiện thực hoá các mục tiêu của nhà nước. Do đó, việc tiếp cận đa chiều và tham mưu từ phía cấp CQĐP là hoàn toàn cần thiết.
CQĐP cung cấp nguồn thông tin đa dạng, đa chiều về hiện trạng tác động của BĐKH tại địa phương, thực trạng thực hiện các chính sách, pháp luật, biện pháp ứng phó với BĐKH. Khi nguồn thông tin này được cung cấp đủ, chính xác và kịp thời sẽ là cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH, làm cho việc ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc hơn các khía cạnh của đối tượng mà chính sách đó điều chỉnh, hướng đến mục tiêu quốc gia về ứng phó BĐKH hiệu quả.
1.2.2.3. Chủ động, linh hoạt trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu
Hiện nay, BĐKH luôn có những diễn tiến phức tạp và tác động khó lường đến tự nhiên, con người và sự phát triển KT-XH. Tại mỗi địa phương, tác động của BĐKH có những khác biệt, với những hậu quả ở mức độ khác nhau đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Cùng với đó, điều kiện KT-XH, dân cư, nguồn lực nội tại, nguồn lực phân bổ cho mỗi địa phương và các điều kiện khác là không tương đồng. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật cần sự vận dụng linh hoạt trong việc quản lý, sử dụng và phát huy nguồn lực một cách có hiệu quả để xây dựng những kế hoạch hành động, kịch bản, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn BĐKH tại địa phương. Đặc biệt, luôn đặt trạng thái chủ động lên hàng đầu với phương châm “phòng ngừa hơn chống đỡ”. Trên thực tế, sự chủ động của mỗi CQĐP trong ứng phó với BĐKH có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kết quả thực hiện ứng phó với BĐKH của cả quốc gia.
1.2.2.4. Kết nối với các chủ thể khác trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu
Công tác ứng phó với BĐKH cần được thực hiện ở mọi cấp độ từ cấp độ cá nhân đến cấp độ toàn cầu. Trong đó, CQĐP cũng đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối các nguồn lực trong nước và thu hút, huy động các nguồn lực liên kết trong cùng vùng miền, khu vực và quốc tế trong ứng phó với BĐKH; ngoài việc đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả các nguồn lực công, CQĐP cũng phát huy vai trò thu hút nguồn lực đến từ khu vực tư. Bên cạnh đó, tăng cường sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư để vận hành và thực hiện các chính sách, pháp luật, mô hình ứng phó với BĐKH tại địa phương đạt được hiệu quả cao nhất.
1.2.3. Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương Các địa phương sẽ nghiên cứu cơ chế, chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH, để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó, tổ chức thực hiện công tác ứng phó với BĐKH cụ thể, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện. Về cơ bản các hoạt động chung phổ biến nhằm
ứng phó với BĐKH của CQĐP có thể kể đến như:
1.2.3.1. Tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu
Tổ chức, hoàn thiện bộ máy, tăng cường vai trò, trách nhiệm của CQĐP, bổ sung nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bộ phận thực hiện công tác ứng phó với BĐKH nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác ứng phó với BĐKH.
Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn; tiếp thu, học hỏi các kiến thức, kỹ năng mới từ các tỉnh, khu vực và các quốc gia tiêu biểu cho ngũ cán bộ thực hiện công tác ứng phó với BĐKH, cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ, cán bộ quản lý và hoạch định chính sách thích ứng với BĐKH.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo tại địa phương, trong vùng để thực hiện chiến lược đào tạo cán bộ chuyên ngành BĐKH với chất lượng ngày càng cao, ban hành cơ chế thu hút nhân tài có năng lực thực sự về chuyên môn, tạo điều kiện để các nhà khoa học trẻ phát triển; xây dựng nội dung giáo trình lồng ghép với chương trình học những vấn đề thực tiễn của môi trường.
1.2.3.2. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra
Trên cơ sở các nghiên cứu về khí hậu, kịch bản chung về ứng phó với BĐKH, tiến hành đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu trong khu vực để xây dựng, cập nhật các kịch bản BĐKH, kế hoạch hành động cho địa phương. Công tác cảnh cáo, dự báo thiên tai là hoạt động cơ bản và tiên quyết hàng đầu nhằm ứng phó với BĐKH. Khi đưa ra được những dự báo, cảnh báo thiên tai nhanh chóng và chính xác, sẽ giúp cho việc chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, khu vực dễ bị tổn thương trước thiên tai trên địa bàn; xử lý tình huống xấu ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh;
chuẩn bị phương án tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong các vùng bị tác động mạnh của BĐKH. Từ đó, công tác ứng phó với BĐKH của địa phương đạt hiệu quả cao góp phần giảm thiểu được các tác động do BĐKH gây ra cho người dân cũng như đảm bảo tính ổn định đối với sự phát triển KT-XH của địa phương.
1.2.3.3. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Thiên tai cực đoan, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng, đang trở thành nguy cơ đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ, đời sống nhân dân, sự PTBV của đất nước. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong tư duy, nhận thức giúp cho công tác ứng phó với BĐKH, đảm bảo lợi ích tổng thể trước mắt và lâu dài trong các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, KT-XH và an ninh, quốc phòng. Phát triển KT- XH phải hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng các quy luật tự nhiên. Phát triển KT-XH phải phù hợp với khả năng cung cấp, tái tạo của tài nguyên thiên nhiên cũng như khả năng chịu tải của môi trường. Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với BĐKH nhằm tạo ra tính đồng bộ và thuận lợi trong việc triển khai các biện pháp ứng phó với BĐKH.
1.2.3.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào thực hiện ứng phó với BĐKH là việc khai thác và ứng dụng công nghệ mới trong các lĩnh vực dự báo bão, sóng biển, dự tính thuỷ triều, nước dâng do bão; áp dụng các công nghệ quan trắc, giảm thiểu ô nhiễm, phòng chống và cảnh báo thiên tai hay nghiên cứu và tìm ra các giống cây trồng có khả năng chống chịu cao với thời tiết khắc nghiệt, triển khai các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước và phân bổ lượng nước hợp lý,… nhằm nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai, quản lý, đánh giá, giám sát hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và BVMT.
Tổ chức nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, nhiên liệu, vật liệu mới trong giảm phát thải KNK và thích ứng với BĐKH, tăng cường sức cạnh tranh của các ngành
kinh tế, sản xuất trọng điểm của địa phương tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới không những giúp kịp thời, chủ động ứng phó với BĐKH, giảm tác động bất lợi đến đời sống và KT-XH mà còn là cơ hội thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế mới.
1.2.3.5. Các hoạt đồng nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khi hậu
Chính quyền các địa phương cần triển khai các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động tiêu cực của BĐKH, chuẩn bị phương án chủ động xử lý tình huống khi BĐKH tác động mạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân. Các biện pháp có thể kể đến như: diễn tập nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống dịch bệnh; chủ động phòng ngừa thiệt hại về người và tài sản như bố trí dân cư tránh những vùng thường xuyên bị tác động của bão, lũ lụt, vùng có nguy cơ sạt lở; Kiểm soát, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích phát triển năng lượng sạch, nâng cao tỉ lệ che phủ rừng và thực hiện các đề án phát triển tăng trưởng xanh của từng địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương có đổi mới và tích hơp với kịch bản nước biển dâng. Trong kế hoạch phát triển kinh tế, chú ý đến tạo sinh kế cho cộng đồng, nhất là các đối tượng dễ bị tác động như người nghèo, phụ nữ và trẻ em. Thực hiện các đề án phát triển tăng trưởng xanh của từng địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nguyên nhân của BĐKH xuất phát chủ yếu từ các hoạt động con người trong quá trình xây dựng, phát triển KT-XH, do đó để công tác ứng phó với BĐKH đạt được mục tiêu đề ra, không thể tách rời công tác ứng phó với BĐKH trong các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển từ cấp quốc gia cho đến địa phương.
Các địa phương tiến hành nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu quả các nguồn tài nguyên, gây phát thải KNK, các chất ô nhiễm, huỷ hoại cảnh quan, HST, làm gia tăng rủi ro thiên tai, đồng thời chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển xanh và bền vững.